Tên lửa Oreshnik tối tân nhất của Nga sử dụng thiết bị phương Tây?
Nhiều thiết bị sử dụng để chế tạo tên lửa đạn đạo siêu vượt âm Oreshnik của Nga được cho là có nguồn gốc từ phương Tây.
Cuộc tấ.n côn.g bằng tên lửa Oreshnik của Nga vào Dnipro, Ukraine, ngày 21/11/2024 (Ảnh: Reuters).
Theo Financial Times, hệ thống tên lửa đạn đạo siêu vượt âm tầm trung Oreshnik mà Moscow lần đầu tiên sử dụng để tấ.n côn.g một nhà máy quân sự của Ukraine ở thành phố Dnipro vào tháng trước được chế tạo bởi các công ty Nga nhưng vẫn phải dựa vào thiết bị sản xuất tiên tiến có nguồn gốc từ phương Tây.
Hai viện thiết kế vũ khí hàng đầu của Nga mà tình báo Ukraine cho là những đơn vị phát triển tên lửa Oreshnik đều đã từng quảng cáo tuyển dụng nhân công “có hiểu biết về hệ thống gia công kim loại” do các công ty của Đức và Nhật Bản sản xuất.
Cụ thể, dựa trên kết quả phân tích những thông tin tuyển dụng từ Viện Công nghệ Nhiệt Moscow (MITT) và Sozvezdie – nhà phát triển và sản xuất các thiết bị tác chiến điện tử hàng đầu của Nga, Financial Times cho rằng những cỗ máy chiến tranh của Moscow vẫn phụ thuộc rất lớn vào công nghệ nước ngoài.
Sự lệ thuộc này đặc biệt rõ rệt ở lĩnh vực điều khiển số bằng máy tính (CNC), một công nghệ cực kỳ quan trọng trong sản xuất tên lửa Oreshnik. Đó là bí kíp cho phép các nhà máy định hình vật liệu nhanh chóng với độ chính xác cao bằng cách sử dụng máy tính để điều khiển các công cụ.
Tổng thống Vladimir Putin tuyên bố, quyết định sử dụng Oreshnik được đưa ra nhằm đáp trả việc Mỹ và các quốc gia đồng minh cho phép Ukraine sử dụng tên lửa tầm xa do những nước này sản xuất tấ.n côn.g vào lãnh thổ Nga.
“Chúng tôi có một kho các sản phẩm như vậy, một kho các hệ thống đã sẵn sàng triển khai”, ông Putin đưa ra cảnh báo sau cuộc tấ.n côn.g vào nhà máy quân sự của Ukraine ở Dnipro, địa điểm trước đây là cơ sở chế tạo tên lửa tuyệt mật thời Liên Xô.
MITT, một trong những công ty mà tình báo Ukraine cho biết có liên quan đến Oreshnik, là tổ chức hàng đầu về phát triển tên lửa đạn đạo nhiên liệu rắn của Nga.
Video đang HOT
Trong các quảng cáo được đăng vào năm 2024, MITT viết rõ: “chúng tôi tuân thủ chặt chẽ các hệ thống của Fanuc, Siemens, Haidenhein”.
Fanuc là công ty Nhật Bản, trong khi 2 công ty còn lại là của Đức. Cả 3 công ty đều sản xuất các hệ thống điều khiển cho các máy CNC có độ chính xác cao.
Ba công ty phương Tây tương tự cũng được nêu tên trong các bản tin quảng cáo mà Sozvezdie đăng tải. Công ty này đã liệt kê một trong những chuyên môn của mình là phát triển các “hệ thống thông tin và điều khiển tự động” phục vụ mục đích quân sự.
Các bản tin tuyển dụng của Sozvezdie cũng yêu cầu ứng viên phải có “kiến thức về hệ thống CNC như của Fanuc, Siemens, Haidenhein”.
Một video do Titan Barrikady, công ty quốc phòng thứ ba tham gia sản xuất tên lửa Oreshnik, đăng tải vào đầu năm nay cho thấy rõ cảnh công nhân đứng trước một thiết bị điều khiển mang nhãn hiệu Fanuc.
Địa điểm xảy ra vụ tấ.n côn.g bằng tên lửa của Nga tại Dnipro, Ukraine, ngày 21/11/2024 (Ảnh: Reuters).
Từ lâu, Nga vẫn phải phụ thuộc vào các công cụ máy móc do nước ngoài sản xuất, mặc dù Moscow đã đẩy mạnh nỗ lực xây dựng các giải pháp thay thế trong nước.
Moscow đã thuê làm bên ngoài một lượng lớn máy móc gia công kim loại có độ chính xác cao từ Trung Quốc nhưng các bộ điều khiển để vận hành chúng vẫn phải do phương Tây cung cấp.
Năm 2024, tại một hội chợ thương mại lớn của Nga, 8 công ty Trung Quốc đã giới thiệu 12 mẫu thiết bị CNC. Theo phân tích của Hội đồng An ninh Kinh tế Ukraine (ESCU), 11 trong số các mẫu này được tích hợp bộ điều khiển do các công ty Nhật Bản hoặc Đức sản xuất.
Denys Hutyk, Giám đốc điều hành tại ESCU cho biết: “Việc phát triển tên lửa Oreshnik đã cho thấy mức độ phụ thuộc lớn của các tổ hợp công nghiệp quân sự Nga vào thiết bị phương Tây”.
Các quảng cáo việc làm thậm chí còn chứng minh rõ Stan – công ty tiên phong trong nỗ lực xây dựng ngành sản xuất CNC nội địa của Nga, đang sử dụng thiết bị Heidenhain.
Nick Pinkston, Giám đốc điều hành của Volition, một công ty phụ tùng công nghiệp và là chuyên gia về công cụ tự động đán.h giá: “Nếu bị hạn chế quyền tiếp cận các đơn vị điều khiển CNC phương Tây, quá trình sản xuất của Nga có thể sẽ chậm lại”.
Tuy nhiên, theo phân tích của Financial Times, bất chấp các biện pháp kiểm soát xuất khẩu đã góp phần làm chậm lại dòng chảy đặc thù này, ít nhất 3 triệu USD hàng hóa, gồm cả các thiết bị của Heidenhain, đã chảy vào Nga kể từ đầu năm 2024.
Trong đó, một số khách hàng sử dụng chúng đang tham gia sâu vào lĩnh vực sản xuất quân sự cho Moscow.
Ông Putin trực tiếp ra lệnh chế tạo tên lửa siêu vượt âm Oreshnik
Tổng thống Nga cho biết chính ông đã trực tiếp ra chỉ thị tiến hành sản xuất và thử nghiệm tên lửa siêu vượt âm Oreshnik.
Tổng thống Nga Vladimir Putin thừa nhận ông nắm khá sâu về tên lửa Oreshnik (Ảnh: RT).
Tổng thống Vladimir Putin cho biết việc phát triển thành công tên lửa đạn đạo tầm trung (MRBM) siêu vượt âm Oreshnik là một thành tựu mang tính bước ngoặt đối với cả nước Nga và ngành công nghiệp vũ trụ nói chung.
Theo hãng tin RT, nhà lãnh đạo Nga nói rằng đích thân ông đã ra lệnh triển khai tên lửa này phù hợp với những điều kiện thực tế.
Trong cuộc phỏng vấn với nhà báo Pavel Zarubin của kênh truyền hình Russia 1 TV ngày 22/12, ông Putin khẳng định việc lần đầu tiên tên lửa Oreshnik được sử dụng để tấ.n côn.g một cơ sở công nghiệp quân sự ở Ukraine không chỉ là điểm nhấn của năm mà còn là "một cột mốc lịch sử đối với ngành công nghiệp tên lửa và vũ trụ Nga".
"Chưa từng có điều gì như thế xảy ra trước đây. Đây là lần đầu tiên loại vũ khí dạng này mới xuất hiện", ông Putin nhấn mạnh.
Ông Putin thừa nhận ông nắm khá sâu về quá trình phát triển của tên lửa Oreshnik.
"Trong Bộ quốc phòng có nhiều ý kiến khác nhau về tên lửa nhưng cuối cùng tôi ủng hộ những người tin rằng Oreshnik phải được sản xuất. Do đó, tôi trực tiếp ra lệnh thực hiện và phân bổ các nguồn lực cần thiết. Tôi cũng đồng ý với quan điểm tên lửa phải được thử nghiệm trong điều kiện chiến đấu", ông Putin chia sẻ.
Từng được giữ bí mật tuyệt đối nhưng ngày 21/11 vừa qua Moscow đã quyết định triển khai tên lửa Oreshnik để tấ.n côn.g một nhà máy vũ khí của Ukraine tại Dnepr (hay Dnipro theo cách gọi của Ukraine).
Hành động được Điện Kremlin tuyên bố là để đáp trả các cuộc tấ.n côn.g của Ukraine vào sâu bên trong lãnh thổ Nga bằng vũ khí tầm xa do nước ngoài sản xuất.
Theo các quan chức Nga, tên lửa Oreshnik được thiết kế bay ở vận tốc Mach 10 (khoảng 12.200km/h), tức gấp 10 lần vận tốc âm thanh.
Tổng cục Tình báo Quân sự Ukraine (GUR) cho biết tên lửa Oreshnik chỉ mất 15 phút để bay từ bãi thử Kapustin Yar ở vùng Astrakhan đến Dnipro, vị trí cách đó khoảng 800 km, đạt tốc độ cuối vượt Mach 11.
Ông Putin tuyên bố Oreshnik gần như không thể đán.h chặn, kể cả bằng những hệ thống phòng không tiên tiến nhất của phương Tây hiện nay.
"Tôi xin nhấn mạnh rằng hiện nay không có bất kỳ biện pháp nào có thể đối phó với loại tên lửa này. Các hệ thống phòng không hiện đại trên thế giới và mạng lưới phòng thủ tên lửa được Mỹ triển khai ở châu Âu không thể đán.h chặn được vũ khí mới của Nga", ông Putin quả quyết, đồng thời cho biết Moscow sẽ tiếp tục thử nghiệm và sản xuất hàng loạt Oreshnik.
Trong cuộc họp báo thường niên ngày 19/12, Tổng thống Putin thậm chí còn lên tiếng thách phương Tây đấu tay đôi về công nghệ với Nga bằng việc đề nghị phương Tây và Ukraine tập hợp các hệ thống phòng không ở Kiev và tìm cách đán.h chặn tên lửa Oreshnik xem có thực hiện được không.
"Hãy để họ đề xuất một cuộc đấu tay đôi về công nghệ trong thế kỷ 21. Cho họ lựa chọn mục tiêu, chẳng hạn như ở Kiev, rồi tập trung toàn bộ lực lượng phòng không và phòng thủ tên lửa ở đó. Sau đó, chúng tôi sẽ tấ.n côn.g bằng tên lửa Oreshnik. Hãy xem điều gì sẽ xảy ra. Chúng tôi sẵn sàng cho một cuộc đấu như vậy", ông Putin phát biểu.
Bật mí kho tên lửa siêu thanh của Nga Hạ tuần tháng 11, Nga đã gâ.y số.c khi lần đầu tiên sử dụng tên lửa đạn đạo siêu thanh Oreshnik để tấ.n côn.g Ukraine. Gọi đây là loại tên lửa không thể bị đán.h chặn, Tổng thống Nga Vladimir Putin thậm chí còn tuyên bố bắt đầu sản xuất hàng loạt tên lửa Oreshnik và thúc đẩy nhanh hơn quá trình phát...