Tên lửa Nhật Bản phát nổ ngay sau khi cất cánh
Tên lửa tư nhân Kairos 2 của Nhật Bản đán.h dấu lần thất bại thứ 2 trong năm 2024, gây cú sốc lớn cho tham vọng chinh phục không gian của xứ sở mặt trời mọc.
Hình ảnh tên lửa Kairos 2 trước thời điểm phát nổ (Ảnh: STR/JIJI).
Ngày 18/12/2024, công ty khởi nghiệp Space One của Nhật Bản đã gặp thất bại trong nỗ lực trở thành công ty tư nhân đầu tiên của nước này đưa vệ tinh vào quỹ đạo.
Tên lửa Kairos 2, dài 18 mét, rời bệ phóng Space Port Kii ở Kushimoto, tỉnh Wakayama, Nhật Bản, vào khoảng 11 giờ sáng theo giờ địa phương.
Tuy nhiên, chỉ 3 phút sau khi cất cánh, ở độ cao khoảng 100 km, tên lửa bắt đầu mất kiểm soát, trước khi bốc cháy và phát nổ. Space One sau đó buộc phải hủy bỏ chuyến bay sau khi phát hiện các bất thường trong động cơ giai đoạn đầu và quỹ đạo của tên lửa.
Video đang HOT
Nguồn tin từ Space cho biết, không có nhân sự nào bị thương, cũng như cơ sở nào bị hư hại trong vụ nổ. Tuy nhiên, các mảnh vỡ của tên lửa đã nằm rải rác khắp địa điểm phóng.
Tên lửa Kairos 2 mang theo 5 vệ tinh do các công ty thương mại Nhật Bản, học sinh trung học và một công ty Đài Loan phát triển. Đây là lần phóng thứ hai của dòng tên lửa Kairos trong năm 2024, sau thất bại tương tự vào tháng 3 cùng năm, khi tên lửa phát nổ chỉ vài giây sau khi rời bệ phóng.
Space One, được thành lập vào năm 2018 với sự tham gia góp vốn của các tập đoàn lớn như Canon Electronics và Ngân hàng Phát triển Nhật Bản, đặt mục tiêu cung cấp dịch vụ phóng vệ tinh thương mại bằng các tên lửa nhỏ.
Vệt khói từ tên lửa Kairos của công ty khởi nghiệp Space One sau khi rời bệ phóng tại Space Port Kii ở Kushimoto, tỉnh Wakayama ngày 18/12 (Ảnh: STR/JIJI).
Sau sự cố này, công ty đã xin lỗi khách hàng và những người liên quan, đồng thời cam kết sẽ nhanh chóng xác định nguyên nhân vụ việc và tiếp tục các nỗ lực phóng tên lửa trong tương lai, nhằm đóng góp vào sự phát triển của ngành công nghiệp vũ trụ.
“Chúng tôi muốn xin lỗi khách hàng và tất cả những người tham gia vào sứ mệnh vì không thể hoàn thành nhiệm vụ. Chúng tôi cảm thấy vô cùng đáng tiếc vì không thể đáp ứng được kỳ vọng của tất cả những người đã ủng hộ”, công ty cho biết trong một thông báo.
Thất bại này là một đòn giáng mạnh vào tham vọng của Nhật Bản trong việc tham gia thị trường phóng vệ tinh thương mại đầy tiềm năng. Trước đó, vào tháng 7/2023, động cơ tên lửa Epsilon-S của Nhật Bản cũng đã phát nổ trong một vụ thử nghiệm.
Tuy nhiên, Nhật Bản đã đạt được một số thành công trong lĩnh vực vũ trụ, như việc phóng thành công tên lửa H3 thế hệ mới vào tháng 2/2024 và hạ cánh tàu thăm dò lên Mặt Trăng trong năm nay.
Nga hé lộ sức mạnh phiên bản hạt nhân của tên lửa Oreshnik giữa lúc chiến sự leo thang
Tên lửa đạn đạo tầm trung Oreshnik của Nga có khả năng mang theo đầu đạn hạt nhân sức công phá 900 kiloton, tương đương 60 quả bom hạt nhân Mỹ thả xuống Hiroshima.
Thông tấn RiaNovosti hôm nay (28/11) dẫn nguồn tin Nga xác nhận phiên bản hạt nhân của mẫu tên lửa đạn đạo tầm trung Oreshnik thuộc biên chế quân đội Nga có khả năng mang theo đầu đạn với tổng sức công phá lên đến 900 kiloton, tương đương 900.000 tấn thuố.c nổ TNT.
Khoảnh khắc một tên lửa của Nga được khai hỏa trong tập trận. Ảnh: GettyImages
Nguồn tin không nêu chi tiết thiết kế đầu đạn trên Oreshnik, nhưng cho biết tên lửa có thể mang theo khối đầu đạn nặng 1,5 tấn. Để so sánh, quả bom hạt nhân Little Boy Mỹ ném xuống thành phố Hiroshima (Nhật Bản) năm 1945 khiến hơn 140.000 người chế.t có sức công phá 15 kiloton.
Tên lửa Oreshnik đạt tầm bắ.n tối đa khoảng 5.500km và bay với tốc độ Mach 10, khoảng 12.400km/h. Nếu được phóng từ bãi thử Kapustin Yar trên lãnh thổ Nga, "thời gian nó bay đến trụ sở NATO ở Brussels (Bỉ) là 17 phút, căn cứ không quân Ramstein ở Đức là 15 phút và căn cứ phòng thủ tên lửa của Mỹ ở Redzikowo, Ba Lan là 11 phút", theo RiaNovosti.
Oreshnik có cả phiên bản hạt nhân và phi hạt nhân. Thông tin chi tiết về Oreshnik được truyền thông Nga đưa ra trong bối cảnh tình hình chiến sự Ukraine leo thang với việc Kiev tiếp tục sử dụng tên lửa tầm xa ATACMS do Mỹ sản xuất và tên lửa hành trình Storm Shadow của Anh vào sâu trong lãnh thổ Nga.
Trong hai vụ việc gần nhất vào các ngày 23/11 và 25/11, đòn tập kích ATACMS của Ukraine vào bang Kursk của Nga đã làm hư hại radar của tổ hợp phòng không S-400, khiến một số quân nhân Nga thương vong. Bộ Quốc phòng Nga tuyên bố đã kiểm soát tình hình tại những khu vực bị tập kích và "đang chuẩn bị các biện pháp trả đũa".
Trước đó, hôm 21/11, Nga phóng Oreshnik tấ.n côn.g Nhà máy chế tạo máy phương Nam (Yuzhmash), một trong những tổ hợp công nghiệp quốc phòng lớn nhất Ukraine đặt tại thành phố Dnipro, để đáp trả việc Ukraine lần đầu tiên bắ.n tên lửa tầm xa ATACMS vào lãnh thổ Nga. Quả đạn Oreshnik mang theo nhiều đầu đạn và đán.h trúng mục tiêu ở Dnipro với tốc độ cao.
Mảnh vỡ tên lửa Oreshnik mà Ukraine trưng bày ngày 24/11. Ảnh: France24
Tổng cục Tình báo Quốc phòng Ukraine (GUR) nhận định tên lửa Oreshnik trong vụ tập kích Dnipro mang 6 đầu đạn, mỗi đầu đạn lại chứa 6 quả đạn con. Thời gian bay của tên lửa từ lúc phóng ở khu vực Astrakhan của Nga đến Dnipro là 15 phút, với tốc độ ở pha cuối là trên Mach 11 (khoảng 13.600 km/h).
Báo RiaNovosti của Nga khi đó cũng tiết lộ, các đầu đạn từ Oreshnik sau khi đán.h xuống mặt đất ở Dnipro không gây ra các vụ nổ lớn. Tờ này đề cập khả năng đầu đạn được sử dụng trong vụ tập kích đầu tiên là loại đạn rỗng, không mang khối nổ, nhằm mục tiêu thử nghiệm và răn đe.
Nhật Bản, Mỹ sẽ lập kế hoạch tên lửa Hãng thông tấn Kyodo ngày 24.11 đưa tin Nhật Bản và Mỹ đang hướng tới biên soạn một kế hoạch quân sự chung để ứng phó với tình huống khẩn cấp tại Đài Loan, bao gồm việc phóng tên lửa. Kế hoạch chung giữa Nhật Bản và Mỹ dự kiến sẽ hoàn thiện vào tháng sau. Theo đó, Mỹ sẽ triển khai các...