Tên lửa đạn đạo chiến thuật ATACMS Mỹ cân nhắc cung cấp cho Ukraine uy lực ra sao?
Tổng thống Mỹ Joe Biden gần đây xác nhận rằng Washington chưa loại bỏ hoàn toàn khả năng cung cấp cho Ukraine mẫu tên lửa đạn đạo chiến thuật phóng từ hệ thống HIMARS (ATACMS).
Báo Nga Sputnik ngày 31/5 đăng bài viết nêu chi tiết về mẫu tên lửa đạn đạo ATACMS của Mỹ và đưa ra lý do giải thích vì sao Nga cảnh báo cung cấp vũ khí này cho Kiev sẽ khiến Washington bị kéo vào xung đột trực tiếp với Moscow.
“Điều đó đang được thảo luận”, ông Biden trả lời ngắn gọn khi các phóng viên đặt câu hỏi về việc liệu Mỹ có cung cấp cho Ukraine tên lửa đạn đạo chiến thuật ATACMS hay không. Ông Biden nói trong một cuộc phỏng vấn với giới truyền thông vào ngày 29/5.
ATACMS được thiết kế để phóng từ hệ thống HIMARS hoặc pháo phản lực M270 mà Mỹ và các đồng minh phương Tây cung cấp cho Ukraine từ mùa hè năm ngoái.
Truyền thông Mỹ phác họa tên lửa ATACMS là một trong những vũ khí thông thường uy lực nhất trong kho vũ khí của Mỹ. Được phát triển từ giữa những năm 1980 và chính thức đưa vào biên chế quân đội Mỹ từ năm 1991, tên lửa ATACMS cung cấp cho Mỹ giải pháp tấn công chính xác mục tiêu ở cự ly gần.
Tên lửa có tầm bắn 300km, đạt vận tốc lên tới 1 km/giây và rất khó để các hệ thống phòng không đánh chặn. Tên lửa cũng có thể mang theo nhiều đầu đạn khác nhau, nặng từ 160 – 560kg, bao gồm đầu đạn chùm.
Các phiên bản tên lửa ATACMS mới nhất được tích hợp hệ thống định vị GPS với độ chính xác rất cao.
Bên cạnh Chiến tranh Vùng vịnh năm 1991, tên lửa ATACMS được Mỹ sử dụng với tần suất cao trong cuộc chiến ở Afghanistan và Chiến tranh Iraq năm 2003.
Ngoài Mỹ, các đồng minh như Hy Lạp, Thổ Nhĩ Kỳ, Romania, Hàn Quốc, Bahrain, Qatar và UAE đã sở hữu tên lửa ATACMS. Đảo Đài Loan (Trunig Quốc), Lithuania, Estonia và Morocco cũng đã đặt mua hoặc đã gửi đề nghị tới Mỹ.
Tên lửa ATACMS có giá không hề rẻ, ước tính vào khoảng 1,5 triệu USD/quả. Mức giá cao là nguyên nhân Hà Lan và Phần Lan hủy mua tên lửa để lựa chọn giải pháp khác.
Trên thực tế, quân đội Mỹ đã không đặt mua thêm tên lửa đạn đạo ATACMS từ năm 2007 do chi phí cao. Lầu Năm Góc sau đó hợp đồng với hãng Lockheed Martin để nâng cấp số tên lửa còn lại trong kho dự trữ.
Hơn 3.700 đạn tên lửa ATACMS được Mỹ sản xuất cho đến năm 2007, trong đó Mỹ đã sử dụng khoảng 600 quả.
Mỹ phóng tên lửa đạn đạo ATACMS trong một cuộc tập trận.
Theo báo Nga, tên lửa đạn đạo Iskander có cơ chế hoạt động và năng lực tương tự như tên lửa ATACMS. Tuy nhiên, tên lửa Iskander có tầm bắn xa hơn (500km) và có thể mang theo đầu đạn hạt nhân chiến thuật.
Trước khi Mỹ cung cấp cho Ukraine hệ thống phòng không Patriot, tên lửa Iskander của Nga được coi là vũ khí “không thể đánh chặn”.
Điểm khác biệt của Iskander là mẫu tên lửa này cần xe phóng chuyên dụng, trong khi tên lửa ATACMS có thể phóng từ pháo phản lực HIMARS hoặc các hệ thống pháo phản lực khác.
Hãng Lockheed Martin hiện đang phát triển mẫu tên lửa đạn đạo chiến thuật mới thay thế ATACMS. Mẫu tên lửa mới có tầm bắn 500km và mỗi xe phóng mang theo tối đa 2 đạn tên lửa.
Nga từng nhiều lần khẳng định rằng, nếu Mỹ cung cấp tên lửa ATACMS cho Ukraine thì đây là dấu hiệu leo thang nguy hiểm. Ukraine có thể sử dụng mẫu tên lửa có sức công phá lớn này để tập kích mục tiêu trên bán đảo Crimea. Để đối phó với tên lửa ATACMS, Nga có thể sẽ phải thay đổi chiến lược phòng thủ, bổ sung thêm các hệ thống phòng không.
So với tên lửa hành trình Storm Shadow mà Anh cung cấp cho Ukraine, tên lửa ATACMS uy lực hơn nhiều nên Mocsow có lý do để quan ngại, theo Sputnik.
Nga sẽ triển khai tàu ngầm tên lửa tối tân cho Hạm đội Thái Bình Dương?
Tàu ngầm tên lửa đạn đạo chạy bằng năng lượng hạt nhân mới nhất của Nga sẽ chuyển đến căn cứ thường trực thuộc Hạm đội Thái Bình Dương của Nga vào tháng 8, theo Hãng tin TASS hôm nay 24.5.
"Tàu ngầm Generalissimo Suvorov sẽ thực hiện quá trình chuyển đổi liên hải quân từ Hạm đội Phương Bắc (ở Bắc Cực) sang Hạm đội Thái Bình Dương vào tháng 8", TASS trích dẫn một nguồn tin gần gũi với Bộ Quốc phòng Nga tiết lộ.
Nga đã và đang tăng cường phòng thủ ở các khu vực viễn đông rộng lớn giáp với châu Á-Thái Bình Dương, cáo buộc Mỹ mở rộng sự hiện diện ở đó.
Tàu ngầm Generalissimo Suvorov, được đưa vào hoạt động từ cuối năm 2022, mang tới 16 tên lửa đạn đạo liên lục địa Bulava và mỗi tên lửa có thể mang nhiều hơn một đầu đạn hạt nhân, theo Reuters.
Tên lửa đạn đạo liên lục địa Bulava của Nga trong một lần được phóng thử từ tàu ngầm. Ảnh Chụp màn hình TASS
Generalissimus Suvorov là tàu ngầm chạy bằng năng lượng hạt nhân thế hệ thứ tư của dự án Borey-A đã được nâng cấp. Tàu được cho là trang bị công nghệ hàng hải, vô tuyến, sonar, các hệ thống vũ khí tiên tiến, có tính linh hoạt cao và hoạt động yên lặng.
Trước đó, truyền thông Nga đã đưa tin tàu ngầm Generalissimo Suvorov sẽ góp phần tăng cường lực lượng tàu ngầm chạy bằng năng lượng hạt nhân của Hạm đội Thái Bình Dương của Nga tại căn cứ tàu ngầm Rybachiy trên bán đảo Kamchatka.
Tàu ngầm tên lửa hạt nhân Nga sẽ sớm hoạt động thường xuyên ngoài khơi Mỹ?
Dự kiến, trong năm nay, Nga cũng sẽ hoàn thành việc xây dựng cơ sở hạ tầng ven biển ở Thái Bình Dương để làm căn cứ cho các tàu ngầm hạt nhân mang siêu ngư lôi "không thể ngăn chặn" Poseidon, theo TASS.
Nga nâng cấp bom thông thường thành vũ khí có thể đe dọa phòng tuyến Ukraine Nga đang điều chỉnh những quả bom đơn giản bằng cách trang bị hệ thống dẫn đường, cách làm được cho đặt ra mối đe dọa đặc biệt nghiêm trọng cho Ukraine, có thể giáng đòn mạnh vào phòng tuyến nước này. Nga đang điều chỉnh những quả bom đơn giản bằng cách trang bị hệ thống dẫn đường, biến chúng thành vũ...











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Thủ tướng Ấn Độ đánh giá vai trò của S-400 trong Chiến dịch Sindoor

Ukraine hoàn tất thủ tục cho thỏa thuận khoáng sản với Mỹ

Mỹ, Saudi Arabia ký kết các thỏa thuận hợp tác trị giá hơn 300 tỷ USD

Tổng thống Macron tuyên bố về lệnh trừng phạt Nga và khả năng răn đe hạt nhân của Pháp

Tổng thống Putin nêu điều kiện để các công ty phương Tây trở lại Nga

Canada: Thủ tướng Mark Carney công bố Nội các mới

"Tổng thống nghèo nhất thế giới" qua đời ở tuổi 89

Ông Trump chìa "cành ô liu" với Iran

Dàn tỷ phú công nghệ theo chân ông Trump sang Trung Đông

Bí mật ẩn giấu dưới thềm băng Nam Cực

Nga tăng gấp đôi thời gian lưu trú cho thị thực điện tử

Moskva lên tiếng sau phán quyết Nga chịu trách nhiệm vụ máy bay MH17 bị bắn hạ
Có thể bạn quan tâm

Những lưu ý khi thiết kế hè nhà để tạo sinh khí tốt cho ngôi nhà
Sáng tạo
13:38:18 14/05/2025
Vụ án Diddy: BTS thành 'đề kiểm tra' thiên kiến văn hóa, lựa chọn bồi thẩm đoàn?
Sao âu mỹ
13:34:06 14/05/2025
Diệp Bảo Ngọc: 'ma nữ' đẹp nhất màn ảnh Việt, có cuộc sống độc thân chuẩn phú bà
Sao việt
13:05:41 14/05/2025
Dành tiền triệu cho skincare nhưng bỏ qua 3 bước này, da vẫn lão hóa nhanh chóng
Làm đẹp
13:03:19 14/05/2025
Lý Yên trở về Trung Quốc cùng bạn bè đi mua sắm, cô bé hở hàm ếch năm nào giờ đã là thiếu nữ 19
Sao châu á
13:01:06 14/05/2025
Cha tôi, người ở lại - Tập 39: Thảo thất tình, tình bạn với An rạn nứt
Phim việt
12:53:36 14/05/2025
Sáng mai, xét xử phúc thẩm 2 bị cáo Lưu Bình Nhưỡng và Lê Thanh Vân
Pháp luật
12:35:46 14/05/2025
Mặt Trời bùng phát mạnh mẽ đe dọa Trái Đất với chu kỳ mới
Lạ vui
12:33:41 14/05/2025
Toàn Trí Độc Giả: Jisoo vừa "hiện hình" đã bị mắng, Lee Min Ho thảm hơn, vì sao?
Phim châu á
11:48:42 14/05/2025
Căn nhà có 4 người đang ngủ bị cháy, hàng xóm hành động tức thì
Tin nổi bật
11:43:33 14/05/2025