Tên lửa chống tăng Mỹ vây kín xe tăng Nga
Với việc bán thêm cho Estonia số lượng lớn tên lửa FGM-148 Javelin, Mỹ đang thiết lập một vành đai vũ khí chống tăng hạng nặng vây tăng Nga.
Bộ Quốc phòng Mỹ vừa ra thông báo cho biết đã chuyển giao 128 tên lửa và hệ thống phóng cho khách hàng Estonia theo hợp đồng được ký kết hồi năm 2019.
“Số tên lửa là sự tăng cường hơn nữa sự hợp tác giữa các thành viên trong khối NATO mà Estonia là thành viên từ năm 2004″, Đại sứ quán Mỹ tại Tallinn ra tuyên bố cho biết.
Mỹ phóng tên lửa Javelin trong một cuộc tập trận.
Trước khi Mỹ hoàn thành chuyển giao Javelin theo hợp đồng thứ 2 với Estonia, nước này cũng đã chuyển giao xong Javelin cho Gruzia theo hợp đồng được 2 bên ký kết hồi năm 2017 với tổng trị giá gần 100 triệu USD.
Những hệ thống Javelin sẽ nâng cao rất nhiều khả năng tấn công của các đơn vị tăng thiết giáp của Gruzia. Điều đặc biệt là cùng với số tên lửa có trong hợp đồng mua bán vừa chuyển giao xong, nếu Gruzia cần, Mỹ có thể cung cấp với số lượng nhiều hơn nữa.
Việc Mỹ hoàn thành chuyển tên lửa chống tăng hiện đại hàng đầu thế giới cho Estonia và Gruzia đang tạo nên thế trận Javelin vây chặt Moscow từ Nam cho đến Tây nước Nga.
Bởi trước khi hoàn thành chuyển giao nói trên, Ukraine cũng đã nhận được lô tên lửa Javelin từ Mỹ. Với cách bán và triển khai Javelin của mình, Mỹ có thể khiến Nga lo lắng bởi trước đó, Javelin đã có mặt tại Na Uy, Lithuania – những quốc gia trên tuyến đầu chống Nga của phương Tây.
Video đang HOT
Cùng với đó, Mỹ còn thường xuyên mang tên lửa Javelin đến Baltic tập trận. Theo thống kê của truyền thông Nga, chỉ tính từ năm 2017 đến nay, đã có khoảng 10 cuộc tập trận có Mỹ và tên lửa chống tăng Javelin tham gia.
Theo Defense News, với lối đánh cực hiểm và sức mạnh của vũ khí này, ngay cả tăng Armata của Nga cũng không thể đỡ nổi một khi bị tên lửa này tấn công. Để hoàn thành nhiệm vụ, Javelin được thiết kế để tấn công tiêu diệt mọi xe tăng, xe bọc thép và kể cả công sự phòng ngự trên mặt đất của đối phương.
Đạn tên lửa nặng 11,8kg, dài 1,1m, đường kính thân 127mm đặt trong ống phóng để bảo vệ khỏi sự hư hỏng từ môi trường.
Tên lửa được lắp đầu đạn kiểu 2 đầu nổ chuyên trị giáp phản ứng nổ (ERA) trang bị trên xe tăng hiện đại (nghĩa là, đầu nổ thứ nhất sẽ kích hoạt khối giáp ERA bên ngoài để lộ ra lớp giáp chính xe tăng để đầu nổ 2 xuyên phá).
Tên lửa dùng cơ cấu phóng mềm, dùng liều phóng phụ đưa quả đạn ra khỏi ống phóng. Ở cự ly an toàn cho xạ thủ, động cơ chính tên lửa mới kích hoạt bay tới mục tiêu. Tên lửa sở hữu cách bổ nhào từ trên cao – nơi tồn tại điểm yếu phòng thủ của mọi loại tăng.
Tuấn Vũ
Mỹ bán Javelin cho Ba Lan với giá cắt cổ
Bộ Ngoại giao Mỹ vừa "bật đèn xanh" cho thương vụ tên lửa chống tăng Javelin với đồng minh Ba Lan.
Theo bản kế hoạch vừa được thông qua, Mỹ sẽ bán cho Ba Lan 189 quả tên lửa chống tăng Javelin cùng nhiều hệ thống phóng.
"Bộ Ngoại giao Mỹ phê chuẩn, Mỹ sẽ bán cho Ba Lan 189 quả tên lửa chống tăng Javelin và 79 bệ phóng với giá trị lên tới 100 triệu USD", Bộ Quốc phòng Mỹ cho biết trong một thống báo hôm 4/3.
Căn cứ vào mức giá được công bố cho thấy, mỗi quả tên lửa và hệ thống phóng có mức giá lên tới trên 370 nghìn USD - đây là mức giá đắt đỏ nhất từ trước đến nay trong các thương vụ Javelin Mỹ từng thực hiện.
Kể từ khi đắc cử Tổng thống Ba Lan, chính phủ theo đường lối bảo thủ của ông Andrzej Duda đã đẩy mạnh quan hệ với Mỹ nhằm gia tăng sự hiện diện quân sự Washington tại nước này.
Hồi tháng 1/2020, Ba Lan đã ký một hợp đồng mua 32 máy bay chiến đấu cơ thế hệ 5 F-35 của Mỹ với tổng giá trị hợp đồng lên tới 4,6 tỷ USD.
Ngoài ra, Chính phủ Ba Lan cũng đã mua 20 hệ thống tên lửa pháo HIMARS cũng như hệ thống phòng thủ chống tên lửa Patriot từ Mỹ như một phần trong nỗ lực hiện đại hóa quân sự của mình.
Đáp lại những hợp đồng mua sắm khí tài quân sự lớn của Ba Lan, chính quyền Tổng thống Trump đã cam kết tăng số binh lính Mỹ tại Ba Lan lên 4.500 quân để đề phòng "sự nguy hiểm đến từ Nga".
Cùng với việc mua vũ khí Mỹ, Quân đội Ba Lan cũng đang tăng đơn đặt hàng vũ khí và thiết bị được sản xuất bởi các doanh nghiệp thuộc Tập đoàn vũ khí Ba Lan (Gord).
Trong số các sản phẩm của Gord, đã được chứng minh rất hiệu quả trong quân đội, bao gồm súng cối tự hành Rak, pháo tự hành howitzer Krab, BBM Rosomak và nguyên mẫu xe chiến đấu bộ binh Borsuk, hiện đang được phát triển cũng được đề cập.
Trong tương lai, BMP này sẽ thay thế BMP-1 của Liên Xô đã lỗi thời trong lực lượng mặt đất. Quyết định về việc hiện đại hóa lực lượng quân đội Ba Lan được hầu hết các nhà lãnh đạo chấp nhận vì họ nhìn thấy một "mối đe dọa từ phía đông".
Một vị lãnh đạo quân đội Ba Lan cho rằng, ông nhìn thấy triển vọng phát triển lực lượng vũ trang Ba Lan và tăng cường an ninh của đất nước trong việc thực thi ba yếu tố: tăng quy mô của quân đội Ba Lan, trang bị vũ khí và thiết bị mới nhất, và tăng cường quan hệ giữa Ba Lan và Mỹ.
Trước khi quyết định bán Javelin cho Ba Lan, Mỹ cũng đã bán vũ khí này cho Gruzia, Na Uy, Lithuania, Estonia - những quốc gia trên tuyến đầu chống Nga của NATO và vũ khí này cũng đã được bán cho Ukraine.
Cùng với bán, Mỹ còn thường xuyên mang tên lửa Javelin đến Baltic tập trận. Tính từ năm 2017 đến nay, đã có gần 20 cuộc tập trận có Mỹ và tên lửa chống tăng Javelin tham gia.
Giới quân sự Mỹ tin rằng, với lối đánh cực hiểm và sức mạnh của Javelin, ngay cả tăng Armata của Nga cũng không thể đỡ nổi một khi bị tên lửa này tấn công. Để hoàn thành nhiệm vụ, Javelin được thiết kế để tấn công tiêu diệt mọi xe tăng, xe bọc thép và kể cả công sự phòng ngự trên mặt đất của đối phương.
Đạn tên lửa được lắp đầu đạn kiểu 2 đầu nổ chuyên trị giáp phản ứng nổ (ERA) trang bị trên xe tăng hiện đại (nghĩa là, đầu nổ thứ nhất sẽ kích hoạt khối giáp ERA bên ngoài để lộ ra lớp giáp chính xe tăng để đầu nổ 2 xuyên phá).
Tên lửa dùng cơ cấu phóng mềm, dùng liều phóng phụ đưa quả đạn ra khỏi ống phóng. Ở cự ly an toàn cho xạ thủ, động cơ chính tên lửa mới kích hoạt bay tới mục tiêu. Tên lửa sở hữu cách bổ nhào từ trên cao - nơi tồn tại điểm yếu phòng thủ của xe tăng.
Đan Nguyên
Theo baodatviet.vn
Lithuania: Chồng nhốt vợ trong phòng tắm, gọi cảnh sát vì nghi nhiễm Covid-19 Một người đàn ông Lithuania nhốt vợ trong phòng tắm vì lo ngại người vợ nhiễm virus Corona sau khi cô này gặp bạn là một phụ nữ Trung Quốc vừa đến Lithuania từ Italia. Theo Daily Mail, người đàn ông thậm chí còn báo cảnh sát. Nhà chức trách nhanh chóng có mặt tại căn hộ chung cư ở thành phố Vilnius....