Tên lửa bí ẩn khiến ông Trump bỏ hiệp ước vũ khí với Nga
Tổng thư ký NATO Jens Stoltenberg đang yêu cầu Nga công khai các chi tiết của hệ thống tên lửa tân tiến mà Mỹ và các đồng minh tuyên bố vi phạm một hiệp ước vũ khí hạt nhân quan trọng.
Tên lửa Novator 9M729 được cho là sử dụng hệ thống phóng tương tự 9K720 Iskander, trong bức ảnh được chụp ngày 20/81018. (Ảnh: Shutterstock)
Theo Washington Post, tại cuộc hội đàm giữa các đại sứ Nga và NATO ngày 30/10, ông Stoltenberg nói: “Chúng tôi lấy làm tiếc việc Nga không chú ý đến những lời kêu gọi của chúng tôi” hãy minh bạch hóa hệ thống tên lửa đó.
NATO cho biết, tên lửa hành trình Novator 9M729 vi phạm Hiệp ước Các lực lượng hạt nhân tầm trung (INF) năm 1987. Hiệp ước giữa Mỹ và Liên Xô này cấm các tên lửa đạn đạo và tên lửa hành trình phóng từ mặt đất có tầm bắn 500-5.500km.
Stoltenberg cho biết, việc Nga kín tiếng khi thảo luận về yêu cầu của NATO chứng tỏ hệ thống tên lửa này “tạo ra một mối đe dọa nghiêm trọng đối với năng lực chiến lược của khu vực châu Âu – Đại Tây Dương”.
Nga khẳng định tên lửa 9M729 không hề vi phạm INF. Tuy nhiên, phía Nga không thuyết phục được Mỹ tin điều này, và Tổng thống Donald Trump mới đây tuyên bố sẽ rút khỏi Hiệp ước.
Video đang HOT
“Mỹ duy trì và tôn trọng thỏa thuận nhưng đáng tiếc Nga không như vậy. Họ vi phạm hiệp ước và chế tạo vũ khí mới suốt nhiều năm qua, trong khi Washington không được phép làm vậy. Chúng tôi sẽ không để điều đó xảy ra”, Tổng thống Donald Trump tuyên bố hôm 20/10.
Tuy vậy, theo National Interest, phía Mỹ không công bố thông tin chi tiết và khả năng tác chiến của 9M729.
Ảnh: National Interest
Truyền thông Mỹ cho rằng, Nga đã thử 9M729 từ đầu năm 2008 tại Kapustin Yar, vùng Astrakhan. Đến năm 2014, Nga đã hoàn tất thử nghiệm cấp nhà nước loại tên lửa này cùng các phiên bản cải tiến. Một năm sau đó, 9M729 được phóng thử thành công với tầm bắn khoảng 500km.
Novator 9M729 được đánh giá có khả năng xuyên thủng mọi lá chắn tên lửa của Mỹ và đồng minh ở châu Âu. Tuy nhiên, đến nay, Nga vẫn chưa công bố bất kỳ chi tiết nào về loại tên lửa tối tân này.
Theo Thanh Hảo
Vietnamnet
Nga tính mở lại căn cứ quân sự tại Cuba sau khi Mỹ rút khỏi hiệp ước hạt nhân
Nga đang cân nhắc việc mở lại các căn cứ quân sự ở Cuba sau khi Mỹ tuyên bố kế hoạch đơn phương rút khỏi hiệp ước về các Lực lượng Hạt nhân Tầm trung (INF).
Cơ sở quân sự của Nga tại Cuba chụp năm 2000 (Ảnh: Reuters)
Hãng tin Interfax dẫn lời của người đứng đầu ủy ban quốc phòng Duma Quốc gia (Hạ viện Nga) Vladimir Shamanov cho biết Nga có thể đáp trả kế hoạch rút khỏi INF của chính quyền Tổng thống Mỹ Donald Trump bằng việc mở lại các căn cứ quân sự tại Cuba. Quan chức này cũng dự đoán một "cuộc khủng hoảng mới" nếu Mỹ và Nga không đạt được thỏa thuận.
Hiệp ước INF được ký kết năm 1987 giữa Nga và Mỹ nhằm cấm các bên phát triển và triển khai tên lửa hành trình, tên lửa đạn đạo phóng từ mặt đất với tầm bắn từ khoảng 500km đến 5.500km. Hiệp định được cho là nhằm ngăn chặn một cuộc chạy đua vũ trang thời kỳ Chiến tranh Lạnh.
Ông Shamanov cho rằng chính phủ Cuba sẽ đồng ý cho quân đội Nga triển khai lại các căn cứ. "Sau khi đã có những phân tích về tình hình thực tế, các đề xuất sẽ được đưa ra", ông Shamanov nói, không nêu chi tiết thêm về việc này.
Vấn đề này có thể được đưa vào chương trình nghị sự khi tân Tổng thống Cuba Miguel Diaz-Canel thăm chính thức Nga vào đầu tháng 11. Ông Diaz-Canel không phải là người quá ủng hộ hiện diện của quân đội nước ngoài trên đất Cuba, tuy nhiên La Habana hiện vẫn đối mặt với một số vấn đề chính trị, theo ông Shamanov. "Cuba có lợi ích riêng của họ và những lợi ích này đang bị tổn thương vì các lệnh trừng phạt của Mỹ", quan chức Nga nói.
Trước đó, trả lời phỏng vấn hãng tin RIA Novosti, ông Shamanov thúc giục Nga và Mỹ thương lương lại về hiệp ước hạt nhân và tìm một phương án dung hòa: "Nếu chúng ta không dừng lại và không bàn bạc, chúng ta có thể tạo ra tiền đề giống với kịch bản dẫn tới cuộc khủng hoảng Cuba".
Cuộc khủng hoảng Cuba là một trong những sự kiện suýt đẩy Nga và Mỹ tới bờ vực chiến tranh hạt nhân vào đầu những năm 1960. Trong thời kỳ đó, Moscow đưa tên lửa mang đầu đạn hạt nhân tới Cuba nhằm đáp trả việc Mỹ triển khai tên lửa tới Thổ Nhĩ Kỳ.
Trong suốt thời kỳ Chiến tranh Lạnh, Liên Xô vận hành một cơ sở tình báo tín hiệu ở Lourdes, Cuba. Mở cửa từ năm 1967, nơi này được cho là một trong những cơ sở tình báo lớn nhất của Liên Xô ở nước ngoài với 3.000 quân nhân vận hành. Sau sự sụp đổ của Liên Xô những năm 1990, căn cứ Lourdes đã giảm quy mô và dừng hẳn hoạt động vào năm 2001.
Việc Nga khôi phục lại hiện diện quân sự tại Cuba sẽ mang lại nhiều ý nghĩa, chuyên gia quân sự Viktor Murakhovsky nói với RT. Ông Murakhovsky cho biết việc vận hành lại căn cứ Lourdes không yêu cầu một khoản chi phí lớn, nhưng giúp Nga "thu thập được thông tin tình báo từ quốc gia nằm gần Cuba". Ông cũng cho rằng lần này nếu Nga quay trở lại Cuba, họ sẽ không mang tên lửa qua như thời Chiến tranh Lạnh.
Ông Konstantin Sivkov, một chuyên gia quân sự khác nói rằng quân đội Nga có thể sẽ không quay lại Cuba. Ông nói rằng vào những năm 1960, quân đội Liên Xô buộc phải đưa ra quyết định triển khai tên lửa tới Cuba vì họ không có đủ tên lửa đạn đạo liên lục địa. Hiện tại, Nga đã có.
Ngày 20/10, Tổng thống Donald Trump tuyên bố Mỹ sẽ rút khỏi Hiệp ước về các Lực lượng Hạt nhân Tầm trung (INF) với Nga vì cho rằng Moscow đã vi phạm thỏa thuận này. Nga đã bác bỏ tuyên bố của Mỹ, cáo buộc ngược lại Washington vi phạm INF.
Đức Hoàng
Theo Dantri/ RT
Nóng: Cả Nga và Mỹ đều đang chuẩn bị cho chiến tranh Nhà ngoại giao Andrei Belousov vào hôm qua (26.10) xác nhận rằng Nga đang chuẩn bị bảo vệ lãnh thổ của mình trước bất kỳ sự gây hấn nào trước Mỹ. Chính ông Mikhail Gorbachev đã phải lên tiếng cảnh báo việc Tổng thống Donald Trump rút Mỹ khỏi Hiệp ước INF. Ảnh: Sputnik. Bình luận về việc Mỹ đơn phương rút khỏi...