Teen và những bước “chuẩn bị” trước giờ kiểm tra
Thay vì ngồi học bài chăm chỉ thì có rất nhiều teen đối phó với việc kiểm tra bằng cách gian lận theo nhiều kiểu khác nhau, giáo viên khó mà phát hiện ra được.
Chia bài ra học
Ít ra một số teen này còn nghĩ đến việc học bài chứ không phải dùng tài liệu. Thay phiên học bài có nghĩa là nếu thầy cô cho về nhà học 4 bài thì hai người ngồi cùng bàn chia đôi bài ra học, nếu đề ra trúng câu người kia học thì người kia sẽ đọc cho người này chép và ngược lại. Kiểu học này thường được áp dụng trong các giờ như Sử, Địa.
Mặt lợi: Kiểu học này giúp teen tiết kiệm được nhiều thời gian ôn tập hơn và tránh việc “mất hình tượng” trong mắt bạn bè.
Mặt hại: Kiến thức thu nạp không đều, đôi lúc những phần quan trọng thì người khác học dẫn đến việc thi học kì chúng ta phải học lại lần nữa. Đồng thời kiểu học đối phó này chỉ hạn chế giữa những người cùng bàn. Có những lúc phải chờ bạn mình làm xong rồi mới đọc cho mình chép. Như thế rất mất thời gian, ảnh hưởng đến kết quả làm bài.
Ảnh chỉ mang tính chất minh họa
Sử dụng “phao”
Việc sử dụng tài liệu được teen biến hóa theo nhiều kiểu và ngày càng tinh quái hơn, giáo viên khó mà phát hiện ra được. Tài liệu có thể được teen chép vào giấy chữ nhỏ tí xíu và nhét vào hộp bút, túi quần… Khi thuận tiện thì teen đem ra, để gọn vào bàn tay mà chép.
Video đang HOT
Với những teen cấp ba, mặc áo dài thì nữ sinh chép tài liệu bằng cách khác, teen bỏ nguyên cuốn sách xuống chân rồi dùng tà áo phủ lên, thầy cô thường ít khi chú ý, còn nam sinh thì bỏ vở xuống đất rồi dùng chân lật lật… Cứ như thế, thầy cô đi lên đi xuống nhưng thường chỉ chú ý trong hộp bàn chứ ít khi nhìn xuống dưới đất. Những kiểu này được teen áp dụng nhiều.
Thời đại @ nên việc chuẩn bị tài liệu với teen vô dùng dễ dàng, teen không còn phải còng lưng ra chép mà chỉ cần ra quán photo rồi đem vào. Cứ như thế, sau mỗi lần kiểm tra là vô vàn tài liệu rơi vãi trên sân trường và lớp học.
Mặt hại: Việc sử dụng phao có mặt hại rất lớn là dẫn đến việc ỷ lại, lười học, tư duy kém phát triển, việc lạm dụng ngày một cao, những giờ kiểm tra tuy điểm cao nhưng đầu óc thì rỗng tếch không có kiến thức, mất kiến thức cơ bản, bị hổng kiến thức…Việc học cứ như thế mà đi xuống.
Học thuộc bài, chuẩn bị bài
Xem ra với các môn như Sử, Địa, Công dân… mấy môn học bài thì số lượng teen bỏ thời gian ra học thuộc bài làu làu có vẻ như rất ít. Nhất là với những teen ban A thì việc học bài càng ít, còn nếu ban C, D thì những teen này chú trọng hơn, không học đối phó như đa số những bạn khối A.
Mặt lợi: Tất nhiên cách học này luôn được ủng hộ nhiệt tình, việc học như thế này giúp teen nhớ kiến thức được lâu hơn, giúp teen vững được kiến thức cơ bản.
Theo PLXH
Những "quy luật học bài" khiến teen rớt điểm
Bài vở chồng chất, teen tự tìm cho mình những quy luật tưởng chừng khôn khéo để đối phó với thầy cô. Đôi khi nó khá hữu hiệu, nhưng có lúc ngay cả "thầy phán" cũng vẫn bị tủ đè. Nó chẳng khác gì con dao hai lưỡi...
Chia nhau mà học...
Tình trạng chung của teen khi đi học là... bài vở nhiều, không thể nhồi nhét hết được. Nếu học hết, nhưng không kiểm tra thì uổng công. Cứ tìm cách "luồn lách", lúc thi thầy cô giới hạn lại thì "tu bổ" kiến thức vẫn còn kịp. Nhiều teen tự cho rằng như vậy nên cần tìm ra cách học bài... đúng lúc?
Đối phó với những bài kiểm tra thường xuyên, một số teen thường chọn cách chia bài ra thành nhiều phần và mỗi người học một ít. Cách này thường được áp dụng với những nhóm bạn ngồi gần nhau hay ngồi chung bàn. Bài dài, bài ngắn gì cũng mỗi người một câu. Nếu rơi trúng câu của ai thì người đó sống chết phải đọc cho cả nhóm cùng chép.
Để tránh thầy cô lật tẩy chiêu này, các nhóm bạn thường cố tình chép khác nhau đi một chút. Hay chép gạch xóa để bài kiểm tra không giống nhau. Thế nhưng chiêu này chỉ áp dụng được với những thầy cô dễ tính hay những bài kiểm tra không quan trọng. Nếu rơi vào thầy cô "sát thủ", cả nhóm có thể "chết ứ ự" ngay. Bởi đâu dễ gì mà đọc và chép bài cho nhau dễ dàng trong giờ kiểm tra mà không bị phát hiện.
Chưa nói đến việc cố tình chép sai đôi khi thành sai thật. Việc chưa hiểu nội dung rất dễ... sai một ly đi một dặm. Mà không phải môn nào cũng đọc là chép đúng được. Như môn tiếng anh, hay những bài tự luận tiếng Anh chẳng hạn, nếu không học thuộc từ vựng thì dù có bạn chỉ bài, cũng đố mà ghi "trúng" toàn bộ được.
Hình chỉ mang tính minh họa. Nguồn: internet.
Hên xui một lần?
Là học sinh, ai chẳng ngán khâu trả bài miệng. Nhiều bạn ở nhà học rất thuộc, nhưng do bị gọi bất ngờ quá, lên đến bục giảng thì quên sạch sành sanh. Mà cột điểm miệng cũng vô cùng quan trọng, chẳng thế mà nhiều bạn khi bị điểm thấp đều cố xung phong trả bài miệng gỡ điểm.
Thông thường mỗi người sẽ được gọi lên một lần trong một học kì. Điều này kiến nhiều bạn phát sinh ra suy nghĩ: "Cứ học bài thuộc giai đoạn đầu năm học, rồi xung phong lên "rước" con điểm 9, con điểm 10 về là an tâm. Mà bài vở đầu năm lại tương đối đơn giản, dễ học, lại ghi điểm được trong mắt thầy cô giáo mới". Việc chủ động như vậy còn giúp... đỡ run khi bất ngờ bị gọi, sau khi có điểm rồi thì... khỏi cần lo (?).
Nhưng học theo kiểu đó mang tính chất "hên xui" vô cùng. Như cậu bạn Chí Thiên (trường THPT Lê Qúy Đôn) chia sẻ: "Đầu năm lúc nào tui cũng chăm chỉ học hành rồi xung phong lên trả bài. Thầy cô nhiều khi chưa kịp hỏi có ai xung phong là tay tui đã giơ lên. Có nhiều môn trót lọt, được thầy cô gọi, được điểm cao, lại ghi điểm trong mắt thầy cô là "học sinh chăm ngoan", sung sướng hết cỡ. Thế nhưng cũng có những môn thầy cô biết tẩy rồi, giơ mãi cũng chẳng được kêu".
Đó là chưa kể mỗi thầy cô có cách kiểm tra riêng. Không có gì chắc chắn được rằng hôm nay bạn đã trả bài rồi, ngày mai thầy cô không "vui vui" gọi lên kiểm tra lại. Mà tâm lí các bạn có điểm miệng rồi thì thường "dửng dưng", ít ai nghĩ mình sẽ "xui xui" bị gọi thêm lần nữa. Lúc ấy, chuyện lãnh thêm con điểm xấu vào sổ là... rất đỗi bình thường.
Học theo cảm tính
Khi bị quá tải bài vở thì nhiều bạn rất hay học bài theo cảm tính. Nghĩa là bài nào đoán sẽ bị kiểm tra thì mới học, bài nào "cảm giác" không ra thì... miễn luôn. Nhất là trong các bài kiểm tra lớn như một tiết và thi học kì, khi bài vở ôn quá nhiều thì không ít bạn "sàng lọc" theo suy đoán của các "thầy bói trong lớp" để học. Thậm chí trong các kì thi tốt nghiệp THPT, nhiều bạn vẫn cứ ôm khư khư "cái tủ" của mình để rồi... điểm lè tè hay rớt "bịch".
Việc học theo cảm tính này còn được áp dụng để đối phó với việc trả bài miệng. Nhiều bạn để ý quy luật trả bài miệng của giáo viên. Ví dụ như giáo viên thường gọi những bạn số chẵn trước, hay gọi từ cuối danh sách, hoặc chỉ trả những bài mà trên lớp "dặn đi dặn lại". Thế là theo cảm nhận không cần học hay "thôi liều mình", nhiều bạn cứ tự hứng lấy điểm kém rồi than thân trách phận: "Sao số mình xui vậy?".
Thay lời kết
Dù học theo quy luật tự chế nào, thì bạn cũng dễ dàng bị "lật ngửa" bởi chính những quy tắc do mình đặt ra. Càng không nên tin vào những "thầy phán" trong lớp. Học hùa theo bạn bè không phải là cách có lợi cho teen về lâu dài. Mỗi thầy cô một tính, và không ai đoán trước được thầy cô sẽ kiểm tra như thế nào, vào lúc nào. Nhiều thầy cô rất thoải mái trong khi học, nhưng lại rất kĩ càng khi kiểm tra và ngược lại. Chớ đoán mò để rồi tự rước cho mình những con điểm xấu nhé.
Theo PLXH
Bí quyết để học Sử Địa thật đơn giản Với mình hai môn Sử Địa tựa như hai gánh nặng. Nhưng với nỗ lực không biết mệt mỏi, cuối cùng, mình cũng đã tìm ra giải pháp. Thứ nhất, không coi nó là một áp lực mà coi đó là niềm vui đề thỏa mãn nhu cầu khám phá kho tri thưc rộng lớn trong mỗi chúng ta. Một khi ta tìm...