‘Teen ơi, làm bạn nhé’ – các bước để hướng nghiệp cho con
Theo TS Vũ Thu Hương, để định hướng cho trẻ, phụ huynh cần xác định giá trị của con, tìm trường tương ứng, nhận diện sức học, tìm hiểu nhu cầu nhân lực và lập sổ tay hướng nghiệp.
Cuốn Teen ơi, làm bạn nhé là những suy ngẫm của TS Vũ Thu Hương, nguyên giảng viên khoa Giáo dục Tiểu học, ĐH Sư phạm Hà Nội, trong quá trình nuôi dạy con.
Bằng kinh nghiệm của bà mẹ và là người tiếp xúc nhiều tâm lý trẻ em, tác giả đưa ra lời khuyên cho các bậc phụ huynh trong việc hướng nghiệp đối với trẻ vị thành niên.
Được sự đồng ý của TS Vũ Thu Hương, Zing xin trích đăng một phần cuốn sách.
Các cha mẹ yêu quý, khi con vào cấp 2, các cha mẹ đã nghĩ đến chuyện hướng nghiệp cho con chưa. Tôi dám cá tiền là các cha mẹ chưa nghĩ gì đến vụ đó vì nghĩ đơn giản là con còn quá bé.
Tuy nhiên, chúng ta đừng quên rằng rất nhiều nghề nghiệp muốn có thể theo đuổi sẽ phải dành cho con nhiều thời gian tập luyện lắm.
Ví dụ, nếu con bạn muốn theo nghề Kiến trúc, con sẽ cần có 3 năm cấp 3 đi học thêm vẽ để hi vọng chiến đấu được với hàng nghìn tài năng khác. Vì thế, nếu chúng ta không hướng nghiệp cho con từ cấp 2, liệu lên cấp 3 có còn kịp nữa?
Vậy việc hướng nghiệp cho con sẽ tiến hành thế nào. Làm cha mẹ bao nhiêu năm, chúng ta không lạ gì tính cả thèm chóng chán của lũ trẻ. Mỗi hôm một phát kiến, lũ trẻ mỗi hôm một ước mơ nghề nghiệp khác nhau.
Chẳng gì như con Péo ấy, ban đầu con thích làm nghề giáo giống mẹ, sau đó chuyển sang thích làm đầu bếp để được nấu và được ăn. Đến khi chị ấy vào cấp một thì lại thích đi làm bác sĩ vì cần chữa bệnh cho mẹ. Đến giờ con thích sinh vật lắm ấy. Có lẽ cần hướng nàng đi theo ngành Sinh học thôi.
Vậy thì chúng ta làm gì với lũ trẻ đây?
Theo TS Vũ Thu Hương, khi hướng nghiệp, cha mẹ cần nhận dạng sở thích, mối quan tâm, tính cách và năng lực của con. Ảnh minh họa: Tiến Tuấn.
Xác định giá trị của con
Video đang HOT
Tự nhận diện bản thân nhằm xác định được bạn thích gì? nghề nghiệp nào là phù hợp với bạn? bằng cách tự trả lời các câu hỏi theo các bước sau hoặc trả lời các câu hỏi “Xác định các nhóm sở thích nghề nghiệp nổi trội”.
Nhận dạng sở thích và sự quan tâm của con trẻ: Hãy hướng sự quan tâm của con đến những việc đang diễn ra xung quanh.
Rủ con xem báo đài để và yêu cầu con tự tìm hiểu, trả lời câu hỏi về những công việc mình yêu thích, những lĩnh vực nghề nghiệp nào con có thể làm hoặc thậm chí những ngành học nào con ưa thích và điều quan trọng phải giải đáp được vì sao con thích.
Nhận dạng tính cách, sở thích, khả năng của con: Việc này, cha mẹ và con phải cùng bàn bạc cho thật kỹ. Mỗi cá nhân đều có thể thành công hoặc phát huy lợi thế của mình nếu được làm trong môi trường phù hợp với tính cách và giá trị của mình.
Để nhận diện nhận dạng tính cách, sở thích, kỹ năng và giá trị của con, cha mẹ và con phải cùng nhau trả lời các câu hỏi: Con sẽ nổi trội nhất ở lĩnh vực nghề nghiệp nào; Con thích hoặc thành công nhất ở những hoạt động nào hoặc thế mạnh của con là gì?
Dựa vào kinh nghiệm của cha mẹ, cộng với các quảng cáo tuyển dụng, con có thể nhìn vào đó và đối chiếu lại bản thân xem mình thích gì và phù hợp với ngành nghề nào.
Tìm trường tương ứng
Sau khi tự nhận diện bản thân, xác định ngành nghề phù hợp với mình, bước tiếp theo bạn sẽ cùng con tìm trường có ngành học phù hợp nhất với sở thích nghề nghiệp của con.
Điều quan trọng nhất của giai đoạn này chính là quá trình tự tìm hiểu của học sinh nhằm thu thập thông tin về các trường ĐH, CĐ và thiết lập mục tiêu cá nhân.
Đây là giai đoạn rất quan trọng, bởi nếu đủ thông tin sẽ giúp cha mẹ và các con có cơ sở để xác định chính xác hơn những sở thích hay sự quan tâm của con mà ta đã trả lời ở phần 1.
Để bổ sung thông tin cho các con, các cha mẹ có thể tham khảo Hệ thống ngành kinh tế của Việt Nam (với 642 ngành kinh tế cấp 5), danh mục giáo dục đào tạo cấp IV – trình độ cao đẳng, đại học (với khoảng 500 ngành đào tạo trình độ đại học, cao đẳng và trên 130 ngành trung cấp chuyên nghiệp).
Nhận diện sức học
Đây là bước mà nhiều học sinh thường “nhắm mắt” bỏ qua, hoặc “đại khái” để tự hài lòng hoặc hy vọng vào sự may mắn.
Thực tế tuyển sinh đại học, cao đẳng đã chứng minh cơ hội trúng tuyển tùy thuộc vào sức học của mỗi học sinh. Nếu bỏ qua bước này, cơ hội theo nghề của con sẽ trở nên mong manh.
Để cha mẹ có thể nhận diện sức học của con, hãy yêu cầu làm thử bài theo mẫu, lưu giữ, đối chiếu với từng học kỳ so sánh kết quả và tự xác định khả năng.
Việc xác định năng lực sớm nhằm giúp các con có kế hoạch tự điều chỉnh việc học nhằm quyết tâm thực hiện được mơ ước của mình.
Nếu sức học quá chênh lệch với ước mơ, nên học ở một trường khác, bậc học phù hợp hơn để có nghề nghiệp mà mình yêu thích, và đủ sức thi đỗ theo các tiêu chí tuyển sinh của trường đó.
Phụ huynh cũng cần tìm hiểu nhu cầu nhân lực của thị trường lao động để giúp con chọn đúng ngành nghề. Ảnh minh họa: Quỳnh Trang.
Tìm hiểu nhu cầu nhân lực
“Trong vài năm tới ngành nào là thu hút nhân lực? Ngành nào lương cao? …” là những câu hỏi thường gặp trong các buổi tư vấn hướng nghiệp tuyển sinh.
Bình quân hàng năm có đến 80% học sinh có nguyện vọng học tiếp đại học, cao đẳng. Trong khi đó, cơ cấu nguồn nhân lực tính đến 2015 là 59% sơ cấp nghề, TCCN là 23%, cao đẳng 6,6%, đại học 10,8%, sau đại học 0,7%, đến 2020 lần lượt là 54,2% – 27,1% – 6,8% – 11,3% – 0,7%.
Như vậy, bình quân trong cả nước, học sinh chọn ngành học ở trình độ nghề, TTCN, cao đẳng nghề có nhiều cơ hội việc làm hơn.
Ngoài ra, mỗi ngành nghề khác nhau, địa phương khác nhau thì nhu cầu nhân lực theo cơ cấu đào tạo tất yếu khác nhau. Có địa phương định hướng tăng các ngành công nghiệp chế biến, dịch vụ, xuất khẩu, gia tăng ứng dụng khoa học kỹ thuật trong sản xuất và đời sống, nhưng học sinh của tỉnh không mặn mà khi chọn các ngành học này.
Nếu có dự tính sẽ làm việc ở địa phương nào thì học sinh nên tham khảo nhu cầu nhân lực của địa phương đó.
Lập sổ tay hướng nghiệp
Vào lớp 10, con đã có nghề nghiệp tương lai trong kế hoạch rồi. Bây giờ là lúc thực hiện ước mơ. Việc cần làm để luôn xác định đúng hướng đi là lập sổ tay hướng nghiệp.
Bước này chính là quá trình tự hướng nghiệp bản thân, kiểm soát, điều chỉnh hành vi nhằm vượt qua những khó khăn, cản trở để đạt mục tiêu cao nhất.
Việc nhận diện tính cách, kỹ năng, giá trị và sức học nhằm giúp học sinh vừa tự khám phá mặt mạnh, vừa xác định chính xác những hạn chế của bản thân để có những điều chỉnh phù hợp, chứ không làm triệt tiêu ước mơ của mình.
Nếu quyết tâm, nên bắt đầu sớm bài hướng dẫn này, có thể ngay từ học kỳ đầu tiên của lớp 10, và nên tự thực hiện theo từng học kỳ và bắt đầu bằng những mơ ước của mình về nghề nghiệp đến thực tế của bản thân.
Hướng nghiệp cho hàng ngàn học sinh miền núi
Ngày 29/6, Tỉnh Đoàn Bắc Giang và Huyện Đoàn Yên Lạc - Vĩnh Phúc phối hợp với Công ty TNHH Canon Việt Nam tổ chức chương trình hướng nghiệp và hỗ trợ trang bị thư viện 'Cùng Canon khởi hành tới tương lai' cho 2000 học sinh của 2 trường: THPT Hiệp Hòa số 3 - Bắc Giang và THPT Yên Lạc số 2 - Vĩnh Phúc.
Học sinh trường THPT Yên Lạc số 2 - Vĩnh Phúc tại buổi hướng nghiệp
Đây là 2 trong số 5 chương trình thuộc chuỗi dự án "Cùng Canon khởi hành tới tương lai" năm 2020 của Canon Việt Nam được tổ chức tại 5 trường THPT, bao gồm: Trường THPT Hiệp Hòa số 3 (Bắc Giang), Trường THPT Yên Lạc số 2 (Vĩnh Phúc), trường THPT Lê Văn Thịnh (Bắc Ninh), trường THPT Quế Lâm (Phú Thọ), trường THPT Văn Quan (Lạng Sơn).
Học sinh trường THPT Hiệp Hòa số 3 - Bắc Giang tham gia buổi hướng nghiệp
Trong khuôn khổ chương trình, Canon Việt Nam trao tặng hơn 2.000 cuốn sách tham khảo, sách phát triển kĩ năng sống, sách văn hóa-giáo dục,... và tủ sách, hệ thống phần mềm quản lý thư viện, máy in Canon phục vụ công tác giảng dạy với tổng trị giá hơn 170 triệu đồng. Đồng thời, tổ chức hướng nghiệp cho hơn 5.000 học sinh từ khối 10 đến khối 12 của 5 trường.
Hỗ trợ trang bị thư viện "Cùng Canon khởi hành tới tương lai" cho học sinh trường THPT Hiệp Hòa số 3 - Bắc Giang
Phát biểu tại buổi lễ, ông Kiko Kenji - Giám đốc sản xuất, Công ty TNHH Canon Việt Nam chia sẻ: Tại Nhật Bản, việc hướng nghiệp cho học sinh được đẩy mạnh ngay từ khi học cấp 2 để sau khi tốt nghiệp, học sinh có thể đưa ra lựa chọn học nghề kĩ thuật hay học tiếp lên THPT và ĐH. Đây cũng là xu hướng chung của các nước phát triển trên thế giới. "Tôi được biết gần đây, Việt Nam cũng đã xây dựng và áp dụng đề án Giáo dục hướng nghiệp và phân luồng học sinh để có thể bắt kịp xu hướng ấy. Chúng tôi mong rằng thông qua chương trình Hướng nghiệp ngày hôm nay, các em sẽ biết cách để định hướng bản thân phù hợp nhất với nghề nghiệp nào trong tương lai, xác định ước mơ của mình là gì, cũng như lập kế hoạch để hiện thực hóa ước mơ, nghề nghiệp trong tương lai", ông Kiko Kenji nói.
"Cùng Canon khởi hành tới tương lai" là dự án hoạt động xã hội được Canon Việt Nam triển khai thực hiện từ năm 2019 với mục đích định hướng nghề nghiệp tương lai cho học sinh và hỗ trợ trang thiết bị, cơ sở vật chất cho thư viện của trường THPT. Với hoạt động hướng nghiệp và trang bị thư viện sách hiện đại, Canon Việt Nam hi vọng sẽ góp phần giúp các em học sinh lựa chọn nghề nghiệp phù hợp với bản thân, điều kiện gia đình cũng như nhu cầu xã hội, đồng thời giúp các em tăng cơ hội tiếp cận và nâng cao kiến thức, tri thức, kỹ năng sống, học tập và nghề nghiệp. Từ đó, góp phần vào sự nghiệp phát triển đào tạo của Việt Nam cũng như sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
Có nên 'đua' vào ngành công nghệ, ôtô? Không hẹn mà gặp, mối quan tâm của học sinh ở hai đầu đất nước trong chương trình tư vấn tuyển sinh - hướng nghiệp diễn ra ngày 28-6 tại Cần Thơ và Hải Phòng đều gần như xoay quanh những ngành nghề công nghệ, kỹ thuật. Khoảng 15.000 lượt học sinh, phụ huynh tham dự ngày hội tư vấn tuyển sinh -...