Teen hào hứng với “sổ liên lạc tin nhắn”
Thay vì phải báo cáo với bố mẹ thường xuyên về tình hình học tập, cũng như các hoạt động ở trường, “ sổ liên lạc tin nhắn” sẽ thay các teen làm việc đó.
Đầu năm học mới, khi được cô chủ nhiệm thông báo sẽ triển khai “sổ liên lạc tin nhắn” để giúp phụ huynh nắm vững hơn tình hình học tập của con mình ở trường, Nguyễn Trung Hà có cảm giác là lạ. Học ở một trường phổ thông cơ sở có tiếng ở Hà Nội và kết quả học tập luôn ở Top đầu nhưng không phải lúc nào Hà cũng muốn báo cáo toàn bộ tình hình ở lớp cho bố mẹ.
“Sổ liên lạc tin nhắn” thuận tiện cho cả phụ huynh và học sinh
Lý do rất đơn giản là bài vở thì nhiều mà đôi khi bố mẹ lại vặn hỏi quá kỹ khiến Hà khó tập trung học bài. Chưa kể việc phải trả lời quá nhiều câu hỏi cũng khiến cậu không thích một tí nào: “Có những hôm đi học ở trường về đã mệt lắm rồi thế mà vẫn phải báo cáo đủ chuyện. Nói mà không rõ ràng, mạch lạc còn bị nghi là nói dối nữa. Giờ thì khỏe rồi. Bố mẹ sẽ được nhắn tin đầy đủ, cập nhật về tình hình học tập cũng như các hoạt động của mình ở trường”, Hà cho biết.
Video đang HOT
Trên thực tế, “sổ liên lạc tin nhắn” thực chất là dịch vụ có tên gọi SMS Parents được Công ty Viễn thông Viettel phối hợp với Bộ Giáo dục Đào tạo và gần 16.000 trường học trên cả nước triển khai, giúp gắn kết thêm mối liên hệ giữa nhà trường và phụ huynh.
Với SMS Parents, khi đăng ký, phụ huynh học sinh được nhận các thông tin, thông báo từ nhà trường về tất cả các vấn đề liên quan đến tình hình học tập, sinh hoạt của con em định kỳ theo ngày, tháng, học kỳ, năm học qua số điện thoại di động.
Thông tin cung cấp gồm 2 loại tin nhắn tự động theo định kỳ và tin nhắn chủ động với đầy đủ thông tin về kết quả học tập, rèn luyện như điểm thi, hạnh kiểm, học lực, thông báo đột xuất… Từ những thông tin này, gia đình có thể kịp thời phối hợp với nhà trường để khích lệ hoặc cải thiện chất lượng học tập, rèn luyện của con em mình.
Cũng giống như Hà, Trần Tuấn Hùng (học sinh lớp 12 một trường trung học tại Hải Phòng) cũng rất hào hứng với “sổ liên lạc tin nhắn”. Cậu cho biết, năm học cuối cấp, không chỉ lo ôn tập cho kỳ thi tốt nghiệp mà còn phải quyết tâm vào Đại học Hàng Hải. Việc học trước mắt đã thấy bề bộn rồi nên nếu ngày nào cũng phải dành hàng tiếng đồng hồ để báo cáo tình hình học tập với bố mẹ thì cũng khá mệt.
“Mình thích được bố mẹ quan tâm chuyện học hành, nhưng không phải cái gì cũng báo cáo như mấy em cấp 1. Lớn rồi, khi gặp khó khăn, mình muốn chủ động chia sẻ với bố mẹ hoặc được bố mẹ quan tâm đúng lúc chứ không thích lúc nào cũng bị hỏi như hỏi cung”.
Chị Phạm Thu Thủy, có con mới học lớp 8 (Hà Nội) chia sẻ: “Việc tra hỏi và kiểm soát gắt gao tình hình học tập của con là do các bậc phụ huynh thiếu thông tin. Còn khi đã nắm được thông tin, bố mẹ sẽ thông cảm và động viên con cái đúng lúc, hợp lý hơn. Do đó hình thức “sổ liên lạc tin nhắn” là rất cần thiết”.
Theo dân trí
Sĩ tử thi trượt: Đừng chết dại dột
Hàng năm, cứ sau mỗi kỳ thi đại học, lại xuất hiện những tin không mấy vui từ những cái chết lãng xẹt.
Bộ Giáo dục - Đào tạo vừa công bố điểm sàn của kỳ thi đại học năm nay thì cũng là lúc trên nửa triệu thí sinh thi trượt đại học bắt đầu hoang mang lo lắng về tương lai của mình. Những năm trước, khi biết mình trượt đại học, có bạn đã tìm đến cái chết.
Hàng năm, cứ sau mỗi kỳ thi đại học, chúng ta lại đón nhận những tin không mấy vui từ những cái chết lãng xẹt đó. Có bạn, do áp lực từ gia đình đã tìm đến cái chết nhưng cũng có bạn, do mặc cảm với bạn, cũng đã tự kết liễu đời mình. Thậm chí có những bạn học rất giỏi, nhưng vì một sơ sẩy nhỏ, điểm không đủ để đỗ nguyện vọng 1, cũng tìm đến cái chết.
Đây là những hành động vô cùng nông nổi và dại dột. Có lẽ chưa có nước nào mà học sinh phải tự tử hoặc bị tâm thần do thi trượt đại học (ĐH) như nước ta cả. Vì sao?
Trước hết là do áp lực từ phía gia đình, lý do này chiếm tỷ lệ cao nhất. Chúng ta đều biết, trong số gần 1 triệu thí sinh dự thi ĐH hằng năm ấy, có đến trên 80% là con em nông dân hoặc những tiểu thương hay gia đình viên chức nghèo.
Vì nghèo nên các bậc phụ huynh luôn đặt kỳ vọng vào sự học của con. Cũng bởi vì quá tin rằng học ĐH là con đường duy nhất để thay đổi phận nghèo nên một khi con thi trượt, lập tức cha mẹ thay đổi thái độ và cách hành xử với con.
Có những bậc cha mẹ, nhẹ thì "lạnh lùng" nặng nề hơn thì chì chiết, nhiếc mắng. "Đứa trẻ" vừa trải qua 12 năm "ù tai điếc óc" vì chuyện học, giờ lại bị cha mẹ "kỳ thị", vậy nên các bạn giải quyết "mâu thuẫn" ấy bằng cái chết chứ không còn con đường nào khác nếu như học sinh đó cạn nghĩ.
Thứ hai là, chúng ta không tạo điều kiện tốt nhất để mở "cửa thoát hiểm" cho số thí sinh thi trượt. Các trường dạy nghề mọc lên như nấm sau mưa nhưng chưa đủ để hấp dẫn số thí sinh chẳng may mắn này. Là bởi, ngay cả những bạn tốt nghiệp ĐH kia vẫn còn loay hoay để tìm việc huống hồ là tốt nghiệp trường nghề?
Mà học được nghề rồi, ra "làm nghề" rồi nhưng đồng lương không đủ sống thì học nghề để làm gì đây? Điều đó buộc các bạn phải quay lại với quan niệm cũ: Học ĐH mới là phao cứu sinh duy nhất để cứu đời mình!
Đến thời điểm này vẫn chưa có tin buồn nào về việc tự tử do trượt ĐH. Chúng ta hy vọng rằng chuyện buồn ấy sẽ không xuất hiện trong năm nay và những năm tiếp theo... Điều mà người lớn và xã hội nên nói với các bạn lúc này là, có trăm nẻo để vào đời chứ không cứ gì phải vào ĐH. Đừng chết dại dột vì lý do thi trượt.
Theo dân việt
Hàng nghìn giấy báo nhập học được đem ra... nhóm bếp? Việc nhiều trường gửi giấy báo nhận học cho thí sinh như hiện nay gây ra sự lãng phí lớn về tiền bạc. Trung bình mỗi em học sinh nhận được từ 8-10 giấy báo nhập học mà với con số hơn một triệu học sinh dự thi ĐH, CĐ và THCN thì giá tiền tem, phong bì thư đã lên tới vài...