Tê lưỡi cảnh báo nhiều bệnh nguy hiểm
Tôi 32 tuổi, một năm nay có hiện tượng tê lưỡi rồi dần tăng lên, lúc đầu vào buổi trưa, sau đó chiều và tối.
Hiện nay tôi thường xuyên bị tê, rát, bỏng, khô miệng và khát nước. Có khi tê ở trong cuống lưỡi, khi ở phần giữa hay phần đầu lưỡi, đặc biệt vào buổi tối khi đi làm về. Bác sĩ khám cho là bị loạn cảm họng, đã uống thuốc nhưng không có kết quả. Tôi bị bệnh gì, có nguy hiểm không và cách điều trị như thế nào? (Thủy).
Trả lời:
Tê lưỡi là một triệu chứng của một số bệnh như sau:
- Thiếu một số chất như vitamin PP, vitamin nhóm B… hoặc thiếu một số muối khoáng như Fe, Mg, Zn…
- Bệnh viêm dây thần kinh đơn độc hoặc trong hội chứng viêm đa dây thần kinh ngoại biên.
Video đang HOT
- Bệnh thoái hóa gai lưỡi trong các bệnh mạn tính như tiểu đường, đau dạ dày kinh niên, tai biến mạch máu não hoặc trong một người dùng thuốc lâu dài.
- Một số tình trạng viêm nhiễm tại chỗ như viêm nướu và bệnh lý răng miệng, viêm lưỡi, viêm họng, viêm tuyến nước bọt mang tai, dưới lưỡi hoặc dưới hàm…
- Một số bệnh lý thần kinh trung ương như thoái hóa não, u não, chấn thương… chủ yếu liên quan dây thần kinh lưỡi (số 12).
- Rối loạn tấm lý thần kinh (loạn cảm họng).
Để chẩn đoán cần phối hợp chuyên khoa Tai Mũi Họng, Răng Hàm Mặt và nội thần kinh. Khi có kết quả chẩn đoán vấn đề điều trị cũng không đơn giản. Thời gian điều trị tùy đáp ứng mỗi người.
Theo VnExpress
5 cách uống nước hoàn toàn sai
Hấp thu đủ chất lỏng có vẻ đơn giản khi chỉ cần uống nhiều nước hơn. Điều đó không sai nhưng có thể bạn đang có một vài cách uống nước sai lầm mà không hề nhận ra.
Sai lầm 1: Không uống nước trước khi vận động
Ngay cả khi bạn nhâm nhi một cái gì đó thường xuyên trong khi bạn đang ở phòng tập thể dục, bạn vẫn có thể bị đau đầu nếu bạn không uống nước trước khi vận động. Cách tốt nhất là nên uống nước khoảng nửa giờ trước khi bạn tập thể dục, các chuyên gia khuyến nghị.
Sai lầm 2: Chú trọng uống 8 cốc nước/ ngày
Viện Y học (Mỹ) thực sự đề nghị mỗi người 11,4 ly mỗi ngày, mặc dù nhu cầu nước sẽ khác nhau từ người này sang người khác. Số lượng chính xác của nước bạn cần phụ thuộc vào trọng lượng của bạn.
Bạn còn có thể lấy nước từ các loại thực phẩm như trái cây và rau (ví dụ: 1 quả táo có thể cung cấp gần như 1 cốc nước). Bạn cũng có thể không cần phải uống vô độ càng nhiều càng tốt nếu bạn đang ăn bữa ăn với các thức ăn nhiều nước và đồ ăn nhẹ.
Sai lầm 3: Tránh đồ uống như cà phê và trà
"Đó là một niềm tin phổ biến rằng, cà phê và trà sẽ khiến bạn háo nước vì lượng caffeine có trong chúng nhưng đó là sai lầm", Tiến sĩ - chuyên gia dinh dưỡng Lisa Cashman, tại thành phố New York, Mỹ cho hay.
"Caffein trong cà phê và trà có thể là một thuốc lợi tiểu hiệu quả. Vì vậy, thói quen hàng ngày với 1 ly cà phê vẫn còn tốt hơn so với không có gì", Tiến sĩ nói.
Sai lầm 4: Chỉ uống khi khát
Khi bạn cảm thấy khát nước, sau đó bạn mới uống nước. Hoặc khi bạn đang tập thể dục ra nhiều mồ hôi, bạn mới chịu uống nước. Tuy nhiên, đó không phải là những lần duy nhất bạn cần phải uống nước. Bạn cũng cần phải uống nước trong khi bạn đang ngồi ở bàn làm việc, chứ không chỉ ở phòng tập thể dục.
Các chuyên gia khuyên bạn nên uống nước thường xuyên cả ngày khi ngồi làm việc. Nếu không, bạn có thể tự đưa mình vào các nguy cơ như sỏi thận và viêm tiết niệu.
Sai lầm 5: Nhầm lẫn nhu cầu nước với nhu cầu thực phẩm
Uống trước khi ăn để hạn chế giác đói là thực sự tốt. Nhưng nhiều người nhầm lẫn giữa nhu cầu nước với nhu cầu thực phẩm. Các chuyên gia cho rằng nên ăn các bữa ăn và đồ ăn nhẹ như bình thường, đồng thời vẫn cần duy trì thói quen uống nhiều nước.
Ngoài ra, bạn nên để một chai nước trên đầu giường của bạn để có thể uống nó ngay khi vừa thức dậy vào buổi sáng.
Theo SKGD
9 triệu chứng cảnh báo bạn có thể bị bệnh tiểu đường Nếu bạn gặp các triệu chứng như dưới đây, hãy đi khám bác sĩ để được kiểm tra lượng đường trong máu vì rất có thể đó là những triệu chứng của bệnh tiểu đường. 1. Liên tục khát nước và muốn đi tiểu Khi mức độ đường trong máu tăng, thận cố gắng để lọc nó khỏi máu của bạn. Khi có...