Taxi không người lái của Baidu đã trở thành cảnh tượng phổ biến ở Bắc Kinh
Xe không người lái đang trở thành cảnh tượng phổ biến ở thủ đô của Trung Quốc, với những chiếc taxi do tập đoàn công nghệ Baidu vận hành hàng ngày, chở lượng khách gần bằng taxi bình thường.
Taxi tự lái Baidu đang thực hiện 29 chuyến chuyên chở khách mỗi ngày, gần bằng tần suất của taxi truyền thống
Phóng viên Nikkei Asia gần đây đã đi taxi Baidu quanh Khu Phát triển Kinh tế và Công nghệ Bắc Kinh, cách Bắc Kinh 20 km về phía đông nam. Sau khi địa điểm đón và điểm đến đã được nhập trên một ứng dụng điện thoại thông minh, một chiếc xe có logo màu vàng và đỏ hào nhoáng đã tới điểm đón rất nhanh mà không có ai ngồi sau tay lái.
” src=”javascript:false”>
Cửa xe được mở bằng cách nhập số điện thoại thông minh trên màn hình gần cửa sau. Có một nhân viên của Baidu đi cùng chuyến xe, phóng viên xác nhận điểm đến trên màn hình và chiếc xe im lặng rời đi. Bản đồ trên màn hình đã xác nhận tiến trình của khách đi xe trong thời gian thực.
Chiếc xe là một mô hình do Apollo Moon hợp tác phát triển với Tập đoàn BAIC ở Bắc Kinh. Các nhà phát triển khẳng định nó vận hành trơn tru hơn các phương tiện thông thường, đặc biệt là khi bắt đầu, dừng và rẽ. Nó cho phép rẽ ở các ngã tư một cách suôn sẻ, và không có trường hợp bẻ lái đột ngột hoặc phanh gấp khi xe đạp và xe máy bất ngờ xuất hiện.
Video đang HOT
Baidu ra mắt dịch vụ taxi tự lái thương mại tại Bắc Kinh vào tháng 11 năm 2021. Ban đầu, một nhân viên luôn phải ngồi ở ghế lái trong trường hợp khẩn cấp, và vào cuối tháng 4, người này bắt đầu chuyển sang phía hành khách. Khoảng 5 trong 6 xe vẫn có nhân viên Baidu ở sau tay lái.
Anh Wei Xiang, 26 tuổi, làm việc cho một công ty internet lớn đã gọi một chiếc taxi tự lái Baidu trong chuyến hành trình đến văn phòng. “Thật tiện lợi vì tôi có thể bắt taxi nhanh chóng,” Wei nói với Nikkei Asia.
Thường thì những người lái taxi truyền thống và các xe taxi công nghệ cố gắng tránh những khách hàng đi quãng đường ngắn như Wei vì giá tiền thu được quá thấp. Nhưng taxi điện tự hành lại không phân biệt khách hàng. Chúng chuyên chở bất kỳ khách hàng nào trong phạm vi khoảng 60 km vuông của khu vực dịch vụ.
Một chiếc taxi tự lái có thể thực hiện tới 29 chuyến mỗi ngày, trong khi taxi truyền thống thực hiện khoảng 30 chuyến và dịch vụ taxi công nghệ thực hiện từ 10 đến 20 chuyến.
Cho đến nay, hành khách không gặp khó khăn khi áp dụng hệ thống mới. Công nghệ này được hỗ trợ bởi dữ liệu được tích lũy thông qua hoạt động thực tế của các phương tiện giao thông công cộng.
Xe tự lái của Baidu đã có quá trình phát triển từ năm 2013 và chạy thử nghiệm được 3,66 triệu km quanh Bắc Kinh trong 4 năm tính đến năm 2021, tương đương hơn 91 chuyến đi vòng quanh xích đạo và vượt xa bất kỳ dự án nào của đối thủ. Số lượng người lái xe và người đi bộ tham gia thử nghiệm được cho là cao gấp 15 lần so với các cuộc thử nghiệm tương tự của hãng đối thủ ở California của Mỹ.
Ông Wang Yunpeng, Phó Chủ tịch kiêm Tổng giám đốc công nghệ lái xe tự hành tại Baidu cho biết: “Người lái xe AI (máy) không vi phạm luật lệ giao thông hoặc cảm thấy mệt mỏi khi vận hành trong môi trường giao thông phức tạp. Điều này có thể giảm tai nạn giao thông hơn 90%.”
Taxi tự lái cũng hứa hẹn một cơ hội kinh doanh đáng kể cho các nhà kinh doanh dịch vụ taxi công nghệ và taxi truyền thống.
Hiện tại, người lao động chiếm khoảng 60% tổng chi phí của các công ty taxi truyền thống Trung Quốc, theo truyền thông địa phương, trong khi tài xế xe công nghệ chiếm tới 80%. Giảm các chi phí này sẽ cho phép các nhà cung cấp giảm chi phí, cung cấp mức cước phí thấp cho khách hàng. Didi Chuxing, ứng dụng gọi xe công nghệ lớn nhất Trung Quốc, cũng đang phát triển dịch vụ taxi tự lái.
Tuy nhiên, taxi không người lái có những thách thức đáng kể cần vượt qua. Các phương tiện của Baidu rất đắt, mỗi chiếc có giá 480.000 nhân dân tệ (71.000 USD) và hạn chế sử dụng ở các thành phố lớn vốn có nhu cầu di chuyển cao. Nhưng công ty đã có thành tích giảm một nửa giá cước sau mỗi 18 tháng, có khả năng mở ra thị trường ở những khu vực ít dân cư hơn trong tương lai.
Trung Quốc cấp phép cho Baidu, Pony AI thu phí taxi tự lái
Baidu và Pony AI đã trở thành hai công ty đầu tiên được chính quyền Trung Quốc cấp giấy phép triển khai thương mại dịch vụ taxi không người lái sau thời gian thử nghiệm thành công.
Theo South China Morning Post, cơ quan lái xe tự động cấp cao của Bắc Kinh hôm 25.11 đã cho phép Baidu và Pony AI thu phí dịch vụ taxi tự lái (còn gọi là robotaxi) trong một khu vực được chỉ định của thủ đô rộng khoảng 60 km vuông.
"Với việc vận hành thử nghiệm thành công dịch vụ thương mại Apollo Go của Baidu, cả số lượng ô tô tự lái và khu vực hoạt động sẽ được mở rộng hơn nữa để đáp ứng nhu cầu hành khách địa phương, tạo nền tảng cho sự phát triển lớn hơn, nhanh chóng hơn của thương mại hóa ô tô tự lái", Baidu nói trong một tuyên bố.
Để đảm bảo an toàn, đặc biệt cho những hành khách cảm thấy lo lắng về việc một thuật toán có thể đưa họ đi từ A đến B, thì trên taxi sẽ luôn có một "nhân viên an ninh" ngồi sau tay lái, sẵn sàng can thiệp khi cần thiết.
Baidu và Pony AI đã được bật đèn xanh để bắt đầu thu phí hành khách sử dụng taxi tự lái ở Bắc Kinh
Baidu bắt đầu chạy thử nghiệm taxi không người lái vào tháng 9.2020. Gã khổng lồ internet đại lục vận hành một đội gồm 67 xe tự lái chạy giữa hơn 600 điểm đón và trả khách trong Khu Phát triển Kinh tế và Công nghệ Bắc Kinh, một phần của khu vực được phép. Dịch vụ này sẽ hoạt động từ 7 giờ sáng đến 10 giờ tối và hành khách có thể sử dụng ứng dụng Apollo Go để có một chuyến đi. Hiện cả hai công ty vẫn chưa tiết lộ mức phí mà họ sẽ tính với hành khách. Các nhà phân tích dự đoán giá cước sẽ tương tự như taxi truyền thống.
Pony AI là hãng công nghệ xe tự lái được thành lập vào cuối năm 2016 bởi James Peng và Lou Tiancheng, trước đây là hai nhà phát triển kiêm kỹ sư chính tại đơn vị tự lái của Baidu. Pony bắt đầu thử nghiệm robotaxi ở Bắc Kinh vào tháng 5.2021.
"Trung Quốc đang tiến thêm một bước trong việc khám phá tính năng lái xe tự động khi hàng chục công ty đang tham gia phát triển công nghệ quan trọng để đạt được tiến bộ vượt bậc trong tương lai của ngành này. Nhưng các nhà chức trách vẫn sẽ có lập trường thận trọng, bằng cách mở rộng dự án thí điểm từng bước", David Zhang, nhà nghiên cứu ngành công nghiệp ô tô tại Đại học Hoa Bắc, nói.
Tháng 8.2016, NuTonomy của Mỹ là công ty đầu tiên trên thế giới cung cấp robotaxi cho công chúng, với các chuyến đi từ đội xe gồm sáu chiếc Renault Zoes và Mitsubishi i-MiEV. Một năm sau, Cruise Automation, công ty khởi nghiệp được General Motors mua lại, tung ra phiên bản beta của dịch vụ robotaxi cho nhân viên ở San Francisco (Mỹ), sử dụng đội xe điện (EV) gồm 46 chiếc Chevrolet Bolt. Còn tại Trung Quốc, một số nhà sản xuất ô tô bao gồm Tesla và công ty khởi nghiệp EV thông minh Xpeng Motors đang cung cấp cho khách hàng hệ thống trợ lý lái xe, công nghệ sơ khai để hỗ trợ khả năng tự lái hoàn toàn.
Hầu hết công nghệ tự lái đều sử dụng cảm biến "phát hiện môi trường" có thể giúp xe quyết định có nên vượt qua một chiếc xe khác đang chạy chậm hay không, nhưng quá trình này vẫn cần sự can thiệp của con người. Chúng được phân loại là cấp độ 2 (L2) hoặc L2 , theo hệ thống phân loại được công bố bởi cơ quan tiêu chuẩn hóa SAE International. Mức độ tự động hóa hoàn toàn, không cần bất kỳ sự can thiệp nào của con người, là L5.
Baidu ra mắt Apollo, nền tảng xe tự lái mã nguồn mở lớn nhất thế giới, cách nay 4 năm. Thời điểm đó, công ty mời hàng chục nhà sản xuất ô tô, nhà cung cấp linh kiện và các hãng công nghệ phát triển phương tiện di chyển thế hệ tiếp theo. Không giống như những người ủng hộ mạnh mẽ khác cho xe tự lái, Baidu đã xoay trục cách tiếp cận từ các công nghệ chỉ dành cho xe sang cơ sở hạ tầng thông minh. Công ty đặt mục tiêu mở rộng hoạt động của Apollo Go đến 65 thành phố trên khắp Trung Quốc vào năm 2025, và 100 thành phố vào năm 2030.
Theo dự đoán của giới phân tích, Thượng Hải có thể sẽ là thành phố tiếp theo ở Trung Quốc cho phép các nhà cung cấp dịch vụ robotaxi khai thác nhu cầu sử dụng xe không người lái của hành khách.
Vì sao Trung Quốc tăng cường điều động chiến đấu cơ bay quanh Đài Loan? Trung Quốc đã tăng dần số lượng máy bay chiến đấu bay vào vùng nhận dạng phòng không (ADIZ) của Đài Loan và xa hơn đến eo biển Ba Sĩ, một phần trong nỗ lực nhằm mở rộng phạm vi hoạt động xung quanh hòn đảo này. Theo cơ quan phòng vệ Đài Loan, Quân Giải phóng Nhân dân (PLA) đã tiến hành...