Tàu thăm dò Trung Quốc xâm nhập hải phận Nhật Bản
Vào hồi 15h20 hôm qua, tàu thăm dò hải dương của Trung Quốc mang tên “Tân Hải 512″ đã đi vào vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) thuộc thành phố Ishigaki, tỉnh Okinawa của Nhật Bản. Vụ việc càng làm nóng thêm cuộc chiến tranh chấp lãnh hải giữa hai nước.
Trung Quốc thường xuyên cử tàu vào các vùng biển tranh chấp với Nhật Bản.
Lực lượng bảo vệ bờ biển Nhật Bản (JCG) cho biết tàu “Tân Hải 512″ đã đi đến vùng biển giữa đảo Kuba và quần đảo Senkaku (Bắc Kinh gọi là đảo Điếu Ngư).
“Tàu Tân Hải 512 đã neo 6 sợi dây giống như dây cáp và đi vào khu vực này”, JCG cho biết.
Ngay sau khi phát hiện vụ việc, JCG đã cử tàu tuần tra tiếp cận Tân Hải 512 và yêu cầu tàu Trung Quốc ngừng thăm dò. Đến 17h38 cùng ngày, tàu Tân Hải 512 mới rời khỏi khu vực trên.
Theo Sở chỉ huy JCG Vùng 11 đặt tại thành phố Naha, phía Trung Quốc không hề thông báo cho Bộ Ngoại giao Nhật Bản trước khi tiến hành hoạt động trên.
Video đang HOT
Sự việc trên diễn ra trong bối cảnh Nhật Bản đang huy động 34.000 binh sĩ và nhiều máy bay tham gia cuộc tập trận quy mô lớn kéo dài 18 ngày nhằm phô diễn sức mạnh với các nước láng giềng.
Theo kế hoạch, cuộc tập trận sẽ bắt đầu từ hôm nay tới ngày 18/11 cả trên biển, trên không và đất liền. Các nội dung diễn tập bao gồm đổ bộ bắn đạn thật, diễn tập phòng vệ trong trường hợp có đảo bị tấn công và có thể còn có cả việc triển khai các tên lửa tầm ngắn đất đối hạm trên đảo Ishigaki, vốn nằm cách quần đảo tranh chấp Senkaku/Điếu Ngư chưa đầy 100 hải lý.
Phía Nhật Bản cho biết cuộc tập trận nhằm đẩy mạnh khả năng phòng thủ trong bối cảnh các căng thẳng khu vực đang leo thang.
Theo Dantri
NASA sắp phóng tàu nghiên cứu khí quyển sao Hỏa
Cơ quan Hàng không và Vũ trụ Mỹ (NASA) vừa cho biết họ đang thực hiện đúng kế hoạch để phóng tàu thăm dò Maven đến sao Hỏa vào giữa tháng này, nhằm tìm hiểu nguyên nhân tại sao hành tinh đỏ đánh mất bầu khí quyển của nó.
Tàu Maven sẽ tìm hiểu nguyên nhân khiến cho sao Hỏa mất khí quyển - Ảnh: NASA
Theo AFP, con tàu vũ trụ không người lái dự kiến sẽ rời trái đất vào ngày 18.11 tới, lúc 13 giờ 38 phút (giờ địa phương, tức 0 giờ 39 phút rạng sáng 19.11 theo giờ VN).
Nếu mọi việc diễn ra suôn sẻ trong chuyến du hành kéo dài 10 tháng, tàu thăm dò sẽ đến sao Hỏa vào cuối tháng 9.2014, để bắt đầu sứ mệnh trên quỹ đạo hành tinh đỏ từ tháng 11, các nhà khoa học của NASA cho hay.
Tàu sẽ bay ở quỹ đạo có độ cao cách bề mặt sao Hỏa 6.115 km và trong suốt sứ mệnh, nó sẽ có năm lần hạ xuống độ cao 125 km.
Con tàu mang tên Maven, viết tắt của Sứ mệnh Khí quyển và Tiến hóa bất ổn của sao Hỏa được trang bị ba bộ công cụ giúp phát hiện những thay đổi của thượng tầng khí quyển hành tinh đỏ.
Theo AFP, tàu Maven không được giao nhiệm vụ săn tìm khí methane, dấu chỉ báo hiệu có sự tồn tại của các vi sinh vật hay các chất hữu cơ.
Vào ngày 5.11, Ấn Độ dự kiến sẽ thực hiện sứ mệnh thám hiểm sao Hỏa lần đầu tiên của mình. Tàu Mars Orbiter sẽ mang theo năm thiết bị khoa học do Ấn Độ chế tạo để nghiên cứu khí quyển sao Hỏa, nhằm tìm kiếm dấu vết của khí methane; chụp các bức ảnh màu của hành tinh đỏ và tìm xem liệu có nước trên đó hay không.
Trước đó, tàu thăm dò Curiosity cũng thuộc NASA đang có mặt trên sao Hỏa đã đưa ra kết luận, hầu như không có khí methane trên hành tinh này.
Trong khi sứ mệnh mới của tàu Maven sẽ cung cấp thêm hiểu biết về việc vì sao hành tinh đỏ lại có một sự thay đổi lớn về bầu khí quyển của nó như vậy.
Bầu khí quyển sao Hỏa hiện nay quá lạnh, quá mỏng để có thể hỗ trợ cho sự hiện diện của nước ở thể lỏng, chuyên gia về khí quyển học Bruce Jakosky thuộc Đại học Colorado (Mỹ) nói với AFP.
Maven sẽ nhấn trọng tâm vào lịch sử tiến hóa của khí quyển trên sao Hỏa và tìm hiểu liệu bầu khí quyển trên đó có từng hỗ trợ cho sự sống hay không, Bruce Jakosky cho hay.
Cũng theo ông này thì con tàu trị giá 671 triệu USD, nếu bay đến quỹ đạo sao Hỏa thành công thì nó có thể đủ nhiên liệu để kéo dài hoạt động đến gần một thập niên.
Được biết, Maven là một phần của chương trình đầy tham vọng, bao gồm nhiều tàu thăm dò, và xe tự hành được phóng tới sao Hỏa để thu thập dữ liệu, nhằm dọn đường cho sứ mệnh đưa người bay đến hành tinh này sẽ diễn ra vào những năm 2030, NASA cho biết.
Tàu Maven nặng 2.453 kg sẽ được tên lửa đẩy Atlas V 401 đưa lên không gian từ Căn cứ không quân Cape Canaveral ở Florida, Mỹ.
Theo TNO
Cận cảnh 3 hố bí ẩn trên Mặt trăng Các nhà khoa học vừa công bố một loạt hình ảnh về 3 hố va chạm bí ẩn trên bề mặt Mặt trăng. Các chuyên gia điều khiển chiếc camera gắn trên tàu thăm dò quanh quỹ đạo Mặt trăng Lunar Reconnaissance Orbiter (LRO) của Mỹ đặt biệt danh cho những hố va chạm dị thường trên là "3 người bạn". Họ tin...