Tàu thăm dò Osiris-Rex sắp chạm bề mặt hành tinh Bennu
Sau hành trình kéo dài 4 năm, tàu thăm dò Osiris-Rex của Cơ quan Hàng không và vũ trụ Mỹ (NASA) dự kiến chạm xuống bề mặt tiểu hành tinh Bennu vào ngày 20/10 tới để thu thập mẫu vật mang về Trái Đất. NASA đưa ra thông báo này ngày 24/9.
Hình minh họa này cho thấy tàu vũ trụ OSIRIS-REx của NASA đang lao xuống phía tiểu hành tinh Bennu để thu thập một mẫu bề mặt của tiểu hành tinh. Ảnh: NASA
Với kích thước tương đương một chiếc xe tải lớn, tàu Osiris-Rex cần đáp xuống một khu vực rộng bằng một vài bãi đỗ xe trên bề mặt hành tinh Bennu. NASA đã chọn khu vực có tên gọi là Nightingale, một vùng nhiều đá có đường kính 16 mét, để cánh tay robot của tàu chạm xuống bề mặt hành tinh chỉ trong 5 – 10 giây rồi thu thập mẫu đá và bụi.
Hành tinh Bennu cách Trái Đất xấp xỉ 207 triệu dặm (334 triệu km), nên thời gian truyền tín hiệu sẽ mất 18,5 phút. Điều này gây khó khăn cho việc chỉ huy trực tiếp các hoạt động bay, do đó, tàu Osiris-Rex sẽ cần thực hiện quy trình trên một cách tự động.
Theo kế hoạch, Osiris-Rex sẽ thu thập mẫu vật có trọng lượng ít nhất 57 gram trên hành tinh Bennu và đưa về Trái Đất vào ngày 24/9/2023. Đây là mẫu vật có trọng lượng lớn nhất mang từ không gian vũ trụ về Trái Đất kể từ chương trình Apollo. Các nhà khoa học hy vọng sứ mệnh này sẽ giúp làm sáng tỏ các hành tinh hình thành và sự sống bắt đầu như thế nào, cũng như tìm hiểu những tác động có thể của tiểu hành tinh đối với Trái Đất.
Ban đầu, công tác thu thập mẫu vật trên bề mặt hành tinh Bennu gặp trở ngại lớn do tàu Osiris-Rex không tìm được bề mặt nào đủ rộng và tương đối bằng phẳng để hạ cánh. Tàu này được thiết kế để đáp xuống một bề mặt phẳng có bán kính 25m, song những hình ảnh gửi về Trái Đất hồi tháng 12/2018 cho thấy bề mặt hành tinh có đường kính 490m này bị đá bao phủ, không có khoảng trống đủ rộng không có đất đá để tàu Osiris-Rex hạ cánh, do đó nhóm nghiên cứu phải tính tới phương án khác.
Về kỹ thuật, Bennu là một “tiểu hành tinh của các mảnh vỡ” do nó được hình thành từ vô số các mảnh vỡ ra từ thiên thể có kích thước lớn hơn và sau đó gắn kết lại với nhau dưới tác động của trọng lực. Theo thông tin được công bố, hành tinh này có 200 tảng đá có đường kính rộng hơn 10 mét và một số khối đá có đường kính lên tới 30 mét. Ngoài ra, hành tinh này cũng có vô số miệng núi lửa có đường kính từ 10 đến 150 mét.
Nhiệt 400 độ C của sao Thủy có thể giúp nó tự tạo ra băng
Bất chấp sức nóng ban ngày của Sao Thủy, vẫn có băng vĩnh cửu ở hai cực, theo dữ liệu và hình ảnh từ tàu thăm dò của NASA.
Thật khó để tin rằng có băng trên Sao Thủy, nơi nhiệt độ ban ngày lên tới 400 độ C. Bây giờ một nghiên cứu mới phát hiện ra rằng, nhiệt độ ban ngày trên hành tinh gần mặt trời nhất có thể giúp tạo ra một phần băng.
Cũng như Trái đất, các tiểu hành tinh đã cung cấp phần lớn nước cho Sao Thủy. Nhưng sức nóng ban ngày cực đoan có thể kết hợp với nhiệt độ - 200 độ C trong các miệng hố hai vùng cực không bao giờ nhìn thấy ánh sáng mặt trời có thể hoạt động như một phòng thí nghiệm hóa học tạo băng khổng lồ, các nhà nghiên cứu tại Viện Công nghệ Georgia cho biết.
Nguồn ảnh: ScienceDaily
Brant Jones, một nhà nghiên cứu tại Trường Hóa học và Hóa sinh của Georgia Tech, tác giả của nghiên cứu này nhận định: "Khoáng chất trong đất bề mặt của sao Thủy chứa những gì được gọi là nhóm hydroxyl (OH), được tạo ra chủ yếu bởi các proton".
Trong mô hình, nhiệt độ cực cao ban ngày giúp giải phóng các nhóm hydroxyl sau đó cung cấp năng lượng cho chúng đập vào nhau để tạo ra các phân tử nước và hydro thoát ra khỏi bề mặt và trôi dạt khắp hành tinh.
Một số phân tử nước bị phá vỡ bởi ánh sáng mặt trời hoặc bay lên trên bề mặt hành tinh, nhưng các phân tử khác hạ cánh gần cực của Sao Thủy trong miệng hố bóng tối vĩnh cửu khỏi ánh sáng mặt trời. Mặt khác Sao Thủy không có bầu khí quyển và do đó không có không khí dẫn nhiệt, vì vậy các phân tử kết tinh thành băng vĩnh cửu nằm trong bóng tối các miệng hố hai vùng cực.
Mời quý vị xem video: Bí ẩn ngôi sao kỳ lạ nhất vũ trụ. Nguồn video: Youtube
Kỹ sư NASA ngồi nhà điều khiển robot trên Hoả tinh thế nào? Khi phải ngồi nhà để cách ly xã hội, những nhà khoa học ở NASA vẫn có thể điều khiển các thiết bị cách Trái Đất hàng trăm triệu km. Một ngày giữa tháng 4, đội ngũ các kỹ sư tại NASA đã ngồi theo dõi một tàu không gian khi nó đang ở khoảng cách 140 triệu km so với Trái Đất....