Tàu sân bay Mỹ sắp kết thúc đợt triển khai dài kỷ lục
Tàu sân bay Nimitz khởi hành tháng 4/2020 và sắp trở về cảng nhà trong vài ngày tới, kết thúc đợt triển khai lâu nhất trong nửa thế kỷ qua.
Nhóm tác chiến tàu sân bay USS Nimitz ngày 26/2 cập cảng San Diego tại bang California để không đoàn tàu sân bay 17 cùng các thủy thủ có nhu cầu xuống đất liền tại đây, trước khi tiếp tục lên đường trở về cảng nhà tại Bremerton, Washington. Sau khi cập cảng nhà trong vài ngày tới để kết thúc đợt triển khai, chiến hạm Nimitz sẽ vào nhà máy đóng tàu hải quân Puget Sound để bảo dưỡng.
Đô đốc Mike Gilday, tham mưu trưởng hải quân Mỹ, hồi đầu tuần cho biết nhóm tác chiến Nimitz hoạt động trên biển trong khoảng 340 ngày liên tục, đợt triển khai lâu nhất của hải quân Mỹ kể từ thập niên 1960-1970. “Việc tập trung vào sứ mệnh giúp họ vượt qua thời gian thực hiện nhiệm vụ dài nhất trong nhiều thập kỷ qua”, đô đốc Gilday nói.
Nhóm tác chiến Nimitz lên đường hồi tháng 4/2020, với sự hộ tống của tuần dương hạm USS Princeton và khu trục hạm USS Sterett. Dù tàu sân bay sắp về cảng, USS John Paul Jones, khu trục hạm thuộc nhóm tác chiến Nimitz, vẫn được triển khai cách đó “nửa vòng Trái đất”, chỉ huy nhóm tác chiến James Kirk cho biết.
Video đang HOT
Tàu sân bay USS Nimitz rời Bahrain sau chuyến thăm cảng hồi tháng 10/2020. Ảnh: US Navy .
Các biện pháp ngăn ngừa Covid-19 và nhu cầu triển khai lực lượng tăng cường của quân đội Mỹ khiến nhóm tác chiến Nimitz phải liên tục lênh đênh trên biển trong gần một năm, thiếu tướng Kirk cho biết. “Toàn bộ nhóm tác chiến không ghi nhận ca nhiễm nCoV nào từ khi chúng tôi cách ly tới lúc quay trở lại”, ông nói.
Trong quá trình này, nhóm tác chiến Nimitz đã ghé thăm cảng tại đảo Guam, Oman cùng Bahrain để tiếp tế và sửa chữa, cho phép thủy thủ nghỉ ngơi một thời gian.
Hải quân Mỹ hồi đầu năm dự định đưa nhóm tác chiến tàu sân bay Nimitz từ Trung Đông về nước, song quyền bộ trưởng quốc phòng khi đó là Christopher Miller yêu cầu các chiến hạm tiếp tục hoạt động trong vùng biển do Bộ Tư lệnh Trung tâm của Mỹ phụ trách.
Quyết định này nhằm đối phó với “các mối đe dọa nhằm vào tổng thống Trump và các quan chức chính phủ Mỹ khác đến từ lãnh đạo Iran”, Miller cho biết. Tướng Kirk nói quyết định tiếp tục triển khai này là điều “rất khó khăn” với các sĩ quan chỉ huy lẫn thủy thủ đoàn nhóm tác chiến Nimitz.
Đô đốc Gilday cùng Bộ trưởng Quốc phòng Lloyd Austin đã tới thăm tàu sân bay Nimitz hồi đầu tuần này. Bộ trưởng Austin cho biết không muốn đợt triển khai dài ngày như vậy trở thành “tiêu chuẩn”, đồng thời khen ngợi thủy thủ đoàn vì “chăm sóc lẫn nhau giữa đại dịch”.
Tàu sân bay Mỹ đến gần Biển Đông
Nhóm tàu sân bay USS Nimitz của Mỹ di chuyển đến eo biển Malacca trên hành trình trở về cảng nhà tại bang Washington.
"Nhóm tác chiến tàu sân bay Mỹ đang ở rìa Biển Đông và chuẩn bị đi qua eo biển Malacca", quan chức hải quân Mỹ giấu tên tiết lộ hôm 4/2, nhưng không cho biết lộ trình cụ thể của các chiến hạm.
Hải quân Mỹ hôm 3/2 cho biết nhóm tác chiến tàu sân bay USS Nimitz hôm 3/2 đã rời vùng hoạt động của Bộ tư lệnh Trung tâm và di chuyển đến khu vực do Bộ tư lệnh Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương phụ trách. Lầu Năm Góc cho biết các chiến hạm đang hiện diện trong khu vực thuộc trách nhiệm của Hạm đội 7, sẵn sàng được huy động làm nhiệm vụ, huấn luyện hoặc diễn tập nhân đạo.
USS Nimitz di chuyển trên Ấn Độ Dương hôm 1/2. Ảnh: US Navy .
Việc rút nhóm tàu Nimitz đồng nghĩa với Mỹ không còn tàu sân bay nào hoạt động tại Trung Đông. Phát ngôn viên Lầu Năm Góc không cho biết liệu Mỹ có điều thêm tàu sân bay thế chỗ USS Nimitz trong tương lai gần hay không, thêm rằng Washington chỉ có số lượng tàu sân bay hạn chế và luôn theo dõi các mối đe dọa.
Hải quân Mỹ sau đó điều động Nhóm tác chiến đổ bộ Makin Island thế chỗ nhóm tàu sân bay Nimitz tại khu vực phía bắc biển Arab, gần eo biển Hormuz. Lực lượng này gồm tàu đổ bộ tấn công USS Makin Island, tàu vận tải đổ bộ USS San Diego và USS Somerset, cùng 2.500 lính thủy đánh bộ và phi đoàn trên hạm gồm nhiều tiêm kích tàng hình F-35B.
Căng thẳng trong quan hệ Mỹ - Iran leo thang đến mức nghiêm trọng sau khi cựu tổng thống Donald Trump tuyên bố rút khỏi thỏa thuận hạt nhân với quốc gia Trung Đông năm 2018. Mỹ sau đó tái áp đặt các lệnh trừng phạt gây ra ảnh hưởng nặng nề đối với nền kinh tế Iran, khiến Tehran đáp trả bằng cách phá vỡ các cam kết hạn chế chương trình hạt nhân theo thỏa thuận năm 2015.
Nhóm tàu sân bay USS Nimitz tuần tra các vùng biển tại Trung Đông từ cuối tháng 11/2020 để răn đe Iran. Các chiến hạm này dự kiến rút về Mỹ cuối tháng 12/2020, nhưng Trump sau đó yêu cầu chúng tiếp tục cắm chốt tại khu vực để răn đe Tehran.
Hai tàu sân bay Mỹ 'nắn gân' Trung Quốc ở Biển Đông Việc Mỹ điều hai tàu sân bay diễn tập trên Biển Đông được coi là động thái quân sự cần thiết để ngăn Trung Quốc đòi yêu sách lãnh thổ phi lý. Trung Quốc tuần qua phản ứng dữ dội với cuộc diễn tập chung của hai tàu sân bay USS Ronald Reagan và USS Nimitz trên Biển Đông, gọi đây là "hành...