Tàu ngầm Mỹ liên tiếp va chạm: Phải chăng các tàu bị… “mù”?
Tính từ tháng 5/2012 đến nay, tàu ngầm Mỹ đã 6 lần va chạm với các tàu khác. Đây là một con số cao bất thường đối với những tàu ngầm được Mỹ coi là hiện đại nhất trên thế giới. Vậy điều gì đang xảy ra với những “kình ngư dưới đáy biển” của Mỹ? Phải chăng chúng đã bị “mù”?
Theo tin của “Navy Times”, vừa qua hạm đội 5 của hải quân Mỹ thông báo, tàu ngầm tấn công USS Jacksonville thuộc lớp Los Angeles của Mỹ đã va chạm với một tàu nổi ở khu vực vịnh Ba Tư, tàu ngầm chỉ bị hư hỏng kính tiềm vọng, không có thiệt hại gì về con người. Tuy chưa xác định rõ chiếc tàu kia nhưng hải quân Mỹ xác định đó là một tàu dân sự, vì trong thời điểm đó không có tàu chiến nào hoạt động ở khu vực này.
Vào khoảng 5h sáng ngày 10/01, tàu ngầm Jacksonville đang di chuyển ở tầng nước nông thì xảy ra va chạm với 1 tàu dân sự nhỏ. Người phát ngôn của hạm đội 5 Mỹ thông báo “tàu chỉ bị hư hỏng kính tiềm vọng, lò phản ứng hạt nhân vẫn an toàn, hệ thống động lực cũng không bị hư hại, tàu cũng không có hiện tượng rạn nứt hay rò rỉ nước”. Vì vậy, tàu mặt nước đã va chạm với Jacksonville có thể là một con tàu nhỏ, nếu không thiệt hại đã có thể lớn hơn.
Tàu ngầm hạt nhân USS Jacksonville thuộc lớp Los Angeles
Sau khi trở về cảng mẹ trong khu vực vịnh Ba Tư, hạm đội 5 đã tiến hành đánh giá thiệt hại của tàu ngầm này. Căn cứ vào báo cáo sơ bộ, vụ va chạm đã làm kính tiềm vọng bị uốn cong, hiện tàu chỉ có thể giữ kính tiềm vọng ở trạng thái nâng lên chứ không thu vào được. Sự việc vẫn đang tiếp tục được làm rõ, các nhân viên điều tra của hải quân Mỹ đang sử dụng hệ thống giám sát quỹ đạo tàu thuyền để xác định con tàu đã va chạm với tàu ngầm Jacksonville.
Mới đây, vào tháng 12/2012, Tạp chí “Popular Mechanics” của Mỹ đã có bài viết, trong đó lớn tiếng chê bai các tàu ngầm hạt nhân tên lửa đạn đạo lớp 094 của Trung Quốc và khẳng định các tàu ngầm tiên tiến nhất thế giới của Mỹ dễ dàng “làm gỏi” các con tàu “phát ra tiếng kêu ầm ĩ” này. Có thể nhận định của tạp chí này về tàu ngầm lớp 094 là đúng vì các chuyên gia quân sự Nga cũng có những nhận định tương tự nhưng phải chăng người Mỹ đã quá tự kiêu về các tàu ngầm của mình?
Thông thường, khi tàu ngầm di chuyển dưới đáy biển thì chúng sử dụng hệ thống định vị vệ tinh và bản đồ số để xác định vị trí và phương hướng, các thiết bị quan sát và nhận biết là sonar và kính tiềm vọng của tàu. Ngoài ra, các tàu ngầm còn được hỗ trợ bởi hàng loạt các hệ thống thiết bị trinh sát, phát hiện khác.
Tàu khu trục Aegis USS San Jacinto đã va chạm với tàu ngầm USS Montpelier
cũng thuộc lớp Los Angles (ngày 14/10/2012)
Trong thời kỳ chiến tranh lạnh, hải quân Mỹ đã từng triển khai rộng khắp một mạng lưới các thiết bị cảm biến dưới nước thuộc “hệ thống giám sát âm thanh” chuyên theo dõi các tàu ngầm Liên Xô. Hiện nay, tuy số lượng các thiết bị cảm biến đã giảm xuống nhưng chúng đang được nâng lên về chất khi Bộ Quốc phòng Mỹ phát triển công nghệ theo dõi, giám sát mới, có khả năng nhận biết và theo dõi tất cả các tàu nổi và tàu ngầm.
Video đang HOT
Các hệ thống sonar hiện đại có thể phát hiện được tất cả những dao động sóng âm do cả tàu nổi và tàu ngầm gây ra khi chúng rẽ nước di chuyển hoặc chân vịt chuyển động… Tuy chủ yếu sử dụng để theo dõi các tàu ngầm nhưng khi Jacksonville nổi lên gần mặt nước, tiếng động cơ, sự cuộn xoáy của chân vịt, độ xé nước của con tàu dân sự không có các biện pháp giảm âm chắc chắn sẽ lớn hơn rất nhiều so với tàu ngầm, thế mà với cả kính tiềm vọng hồng ngoại quan sát đêm nó vẫn không hề phát hiện được con tàu dân sự, sau khi va chạm xong cũng không biết tàu này đi về hướng nào thì thật là không thể hiểu nổi.
Những con số thống kê không gây ra tiếng vang như trên mặt báo nhưng nó đã chỉ ra sự thật trần trụi về sự yếu kém của lực lượng tàu ngầm Mỹ. Tính cả vụ của Jacksonville thì từ tháng 5/2012 đến nay, tàu ngầm Mỹ đã 6 lần va chạm với các tàu mặt nước, bình quân cứ hơn 1 tháng lại xảy ra một vụ (vụ gần đây nhất là tàu ngầm USS Montpelier cũng thuộc lớp Los Angles va chạm với tàu khu trục Aegis USS San Jacinto ở bờ biển phía đông nước Mỹ ngày 14/10/2012). Đây là con số cao bất thường đối với những tàu ngầm được Mỹ coi là hiện đại nhất trên thế giới và nó cũng đứng đầu thế giới về các sự cố kiểu này.
Tàu ngầm hạt nhân lớp Akula của Nga đã nhiều lần áp sát bờ biển nước Mỹ
Trong kế hoạch phát triển các hệ thống tác chiến dưới nước của Cục quản lý các dự án nghiên cứu cao cấp thuộc Bộ Quốc phòng Mỹ có một dự án phát triển vệ tinh giám sát hải dương phiên bản mới, các thiết bị nghe trộm dạng Robot sẽ được triển khai tại tất cả các vùng nước nông và nước sâu trên đại dương, có khả năng phát hiện và theo dõi toàn bộ các loại tàu ngầm và tàu nổi, là hệ thống “mắt thần” giúp các tàu ngầm Mỹ xưng hùng, xưng bá trên các đại dương.
Thế nhưng, qua vụ việc này không biết người Mỹ đã nhận ra là mình quá may mắn hay không? Họ mới chỉ va chạm với các tàu dân sự chứ nếu đó là những tàu ngầm hoặc tàu săn ngầm mặt nước của đối phương thì chắc chắn tàu ngầm Mỹ không chỉ hỏng mỗi kính tiềm vọng. Năm 2009 và 2012, không dưới 2 lần tàu ngầm Akula của Nga đã áp sát bờ biển nước Mỹ mà các lực lượng trinh sát chống ngầm trên không, trên mặt biển và tàu ngầm Mỹ không hề phát hiện ra. Điều này chứng tỏ chính tàu ngầm Nga mới là lực lượng đáng gờm nhất dưới đáy biển, còn tàu ngầm Mỹ, phải chăng chúng đã bị “mù”?
Theo ANTD
Một ngày khám phá thế giới Arab
Những hình ảnh đẹp của Các tiểu vương quốc Arab thống nhất hiện ra qua ống kính của một khách du lịch người Việt.
Trong chuyến thăm ngắn ngủi Các tiểu vương quốc Arab thống nhất, chúng tôi có dịp đến Dubai, thành phố hiện đại với những tòa nhà chọc trời, nhìn từ biển.
Đường phố ở đây rộng 7 đến 8 làn đường, lại khiến chúng tôi thêm ấn tượng vì sạch bong, phẳng lì.
Quang cảnh nhà thờ Hồi giáo yên bình như tranh.
Khi vào thăm nhà thờ Hồi giáo, phụ nữ bắt buộc phải quàng khăn và không được mặc hở (ở đây có dịch vụ cho mượn miễn phí áo choàng đen).
Tháp Burj Khalifa, tòa nhà cao nhất thế giới với chiều cao 828 m, như đang vươn tới mặt trăng trong đêm.
Dubai cũng là điểm du lịch nổi tiếng với các du thuyền hạng sang.
Du thuyền 5 sao này cao 16 tầng, chứa gần 3.000 du khách. Khi nhiệt độ ở Đức, nơi tôi sống là -3 độ C thì ở Dubai là 30 độ C.
Áo dài Việt Nam giữa kiến trúc độc đáo của đất nước Arab.
Bên trong một cửa hàng vàng, "đặc sản" ở Dubai.
Hoàng hôn xuống trên vịnh Ba Tư.
Cưỡi lạc đà trên những đồi cát mênh mông là thú vui rất được khách du lịch ưa thích.
Tuy nhiên, cũng như nhiều thành phố hiện đại khác trên thế giới, không thiếu những xóm nghèo của dân lao động.
Nhiều khách du lịch thích thú vây quanh ngắm một bé gái một tuổi trùm khăn truyền thống của người Hồi.
Theo VNE
Iran tập trận ở eo biển Hormuz - Mỹ "ngồi trên đống lửa" Bắt đầu từ ngày 28/12/2012, hải quân Iran đã tiến hành cuộc diễn tập "Velayat 91" tại khu vực eo biển Hormuz, cuộc diễn tập này làm Mỹ và các nước phương Tây rất lo lắng về những bất trắc có thể xảy ra. "Cuộc diễn tập quân sự đáng ngờ" trong mắt Mỹ và phương Tây Ngày 29/12/2012, người phát ngôn của...