Tàu ngầm Mỹ đâm núi ngầm ở Biển Đông
Hải quân Mỹ kết luận tàu ngầm USS Connecticut va chạm với núi ngầm không có trên hải đồ khi làm nhiệm vụ ở Biển Đông đầu tháng trước.
“Các nhà điều tra kết luận USS Connecticut đã đâm vào một ngọn núi ngầm chưa được khám phá và đưa vào hải đồ khi hoạt động ở vùng biển quốc tế tại Biển Đông. Tư lệnh Hạm đội 7 sẽ quyết định những hành động tiếp theo, trong đó có quy trách nhiệm, nếu cần thiết”, phát ngôn viên Hạm đội 7 hải quân Mỹ Hayley Sims cho biết hôm qua.
Tàu ngầm USS Connecticut tại đảo Guam hôm 30/10. Ảnh: US Navy.
Cuộc điều tra kết thúc hồi tuần trước và kết quả đã được chuyển lên phó đô đốc Karl Thomas, tư lệnh Hạm đội 7. Tuy nhiên, hải quân Mỹ vẫn không công bố mức độ hư hỏng cụ thể và phương án hồi phục hoạt động tàu ngầm USS Connecticut sau vụ va chạm ở Biển Đông hôm 2/10, chỉ thông báo nó đang được sửa chữa sơ bộ tại Guam.
Hải quân Mỹ trước đó cho biết lò phản ứng hạt nhân và không gian bên trong tàu ngầm Connecticut “làm đủ công năng và không bị ảnh hưởng”. Hai quan chức quốc phòng Mỹ tuần trước tiết lộ USS Connecticut đã bị hỏng bể dằn phía trước mũi.
Video đang HOT
Ảnh vệ tinh do hãng Planet Labs chụp ngày 20/10 cho thấy một tàu ngầm có thể là USS Connecticut neo đậu tại cảng Guam. Giới chuyên gia ban đầu cho rằng phía trên mũi tàu và vòm thủy âm không có dấu hiệu hư hại, nhưng một cựu sĩ quan tàu ngầm Mỹ nhận định mũi tàu đã được tháo bỏ và hệ thống định vị thủy âm (sonar) của USS Connecticut đang ngâm dưới nước biển.
Vụ va chạm có thể gây thiệt hại kinh tế rất lớn và ảnh hưởng tới năng lực tác chiến của hải quân Mỹ, do USS Connecticut là một trong ba chiếc thuộc lớp Seawolf, loại tàu ngầm tấn công đắt nhất thế giới với chi phí ước tính tới 8,5 tỷ USD/chiếc.
USS Connecticut về cảng nhà sau một cuộc diễn tập năm 2011. Ảnh: US Navy.
Quyền Thứ trưởng Hải quân Mỹ Jay Stefany cảnh báo sửa chữa USS Connecticut ở nhà máy thuộc sở hữu chính phủ sẽ dẫn tới tình trạng rối loạn, gián đoạn toàn bộ công việc, do các cơ sở này đang quá tải với sửa chữa tàu ngầm hạt nhân mang tên lửa đạn đạo và tàu sân bay. Trong khi đó, Guam không có cơ sở hạ tầng và nhân lực để sửa chữa tàu ngầm.
Aaron Amick, cựu chuyên viên sonar với 20 năm kinh nghiệm trong lực lượng tàu ngầm Mỹ, khẳng định Washington sở hữu những hải đồ chính xác nhất thế giới dưới dạng kỹ thuật số có khả năng cập nhật thường xuyên. “Tuy nhiên, trong thực tế không phải lúc nào chúng cũng phản ánh đúng khu vực xung quanh tàu ngầm. Hải đồ kỹ thuật số vẫn còn không ít điểm mù, nơi có thể ẩn giấu những ngọn núi có khả năng gây va chạm cho tàu ngầm”, ông thừa nhận.
Hình ảnh đầu tiên về tàu ngầm Mỹ sau vụ va chạm bí ẩn ở Biển Đông
Hình ảnh vệ tinh mà trang The War Zone công bố cho thấy tàu ngầm Mỹ USS Connecticut đang đậu ở bến tàu tại đảo Guam.
Đây là hình ảnh công khai đầu tiên của tàu ngầm hạt nhân này từ khi đâm phải vật thể bí ẩn ở Biển Đông.
Ảnh vệ tinh chụp tàu ngầm USS Connecticut tại Guam. Ảnh: The War Zone
Theo The Drive, hình ảnh vệ tinh này có độ phân giải cao, được chụp ngày 20/10. Ảnh cho thấy có hai tàu ngầm ở cảng tại đảo Guam. Một tàu được buộc vào bến cảng phía tây gần tàu liên lạc USS Emory S. Land. Tàu này dường như đang được bảo dưỡng. Tờ The Drive khẳng định tàu còn lại trong ảnh vệ tinh chắc chắn là USS Connecticut sau khi đã xác nhận với Hạm đội Thái Bình Dương của Hải quân Mỹ rằng tàu ngầm này vẫn ở Guam. USS Connecticut được cho là tàu neo đậu ở cảng phía đông.
Điều thú vị nhất về tấm ảnh này là dường như tàu ngầm không bị hư hỏng lớn và cũng không có thiết bị hỗ trợ quanh khu vực có thể bị hư hỏng.
Bức ảnh cũng cho thấy phần trên tàu ngầm không bị hư hỏng gì, khiến tờ The Drive dự đoán rằng va chạm xảy ra ở phần chìm dưới nước hoặc ở đáy tàu.
Về tình trạng của tàu sau sự cố ở Biển Đông, phát ngôn viên của Lực lượng Tàu ngầm thuộc Hạm đội Thái Bình Dương Mỹ cho biết: "Bộ tư lệnh hệ thống biển hải quân (NAVSEA) đang phụ trách đánh giá thiệt hại của tàu ngầm. NAVSEA sẽ điều một nhóm chịu trách nhiệm điều phối đánh giá thiệt hại và khuyến nghị sửa chữa".
Trước đó, ngày 2/10, tàu ngầm hạt nhân tấn công nhanh lớp Seawolf này của Hải quân Mỹ đã va vào một vật thể ở Biển Đông. Sau khi xác định tàu ngầm vẫn ổn định và lò hạt nhân an toàn, tàu USS Connecticut đã trở về đảo Guam.
Hải quân Mỹ chưa tiết lộ chuyện gì đã xảy ra với tàu ngầm này khiến 11 thủy thủ bị thương, cũng không nói rõ vị trí xảy ra sự cố.
Trung Quốc cho rằng Mỹ bưng bít vụ việc và đã yêu cầu Mỹ phải trả lời về các tình huống xung quanh sự cố này. Bộ Ngoại giao Trung Quốc đã bày tỏ quan ngại trên trong một tuyên bố phát ngày 8/10. Tại một cuộc họp báo, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Triệu Lập Kiên nhấn mạnh rằng Mỹ và các nước khác liên quan cần cung cấp thông tin cụ thể liên quan, gồm vị trí chính xác xảy ra sự cố, mục đích di chuyển của tàu ngầm và thông tin về vật thể mà tàu ngầm Mỹ va phải.
Lầu Năm Góc phủ nhận các cáo buộc của Trung Quốc rằng Mỹ che giấu thông tin vụ tàu ngầm hạt nhân đâm phải "vật thể lạ" ở Biển Đông. Phát biểu tại buổi họp báo ngày 12/10, phát ngôn viên Lầu Năm Góc John Kirby cho rằng cáo buộc của Trung Quốc là vô lý, bởi không ai che giấu thông tin khi chính người đó đã ra thông cáo báo chí về vụ việc.
Tiết lộ mức độ thiệt hại của tàu ngầm Mỹ sau va chạm ở biển Đông Một bức ảnh vệ tinh gần đây cho thấy tàu ngầm hạt nhân USS Connecticut có thể bị hư hại trong một vụ va chạm trực diện với 1 vật thể chưa xác định tại biển Đông. Vụ tai nạn xảy ra 4 tuần trước, có thể đã diễn ra tại vùng biển gần quần đảo Hoàng Sa (thuộc chủ quyền Việt Nam)....