Tàu Mỹ phải tránh tàu Trung Quốc ở biển Đông
Ngày 17.12, tờ Hoàn Cầu Thời báo (Trung Quốc) cho rằng tàu chiến Mỹ đã có hành vi đe dọa tàu sân bay của Trung Quốc tại biển Đông hôm 5.12 vừa qua và đe dọa, hải quân Trung Quốc sẽ hành động nếu tàu Mỹ lặp lại hành vi tương tự.
“Nếu hải quân và không quân Mỹ xâm phạm cửa ngõ của Trung Quốc, “sự đối đầu” tất yếu sẽ xảy ra. Khi sức mạnh của Trung Quốc tăng lên, Mỹ cần học cách giao tiếp và tôn trọng Trung Quốc nếu họ không muốn có đụng độ trên biển hay trên không” – Báo Hoàn Cầu Thời báo ghi rõ. Tờ báo này còn trích lời Giáo sư Tô Hạo từ Đại học Ngoại giao Trung Quốc rằng, hành động của quân đội Trung Quốc là cần thiết để bảo vệ quyền hàng hải của Bắc Kinh.
“Trung Quốc sẽ hành động chỉ khi tàu Mỹ từ chối tuân thủ cảnh báo” – ông Tô Hạo phát biểu trên tờ Hoàn Cầu Thời báo. Trước đó, Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hoa Xuân Oánh nhận định về vụ việc này: “Tôi có thể nói rằng về nguyên tắc, Trung Quốc tôn trọng quyền tự do hàng hải và hàng không theo luật quốc tế”.
Trong khi đó, giới chức Bộ Quốc phòng Mỹ lại cho hay vụ suýt đụng nhau giữa tàu chiến của Mỹ và Trung Quốc tại vùng biển ông đã được giải quyết bằng cách thức chuyên nghiệp và đúng thông lệ. “Tôi không nghĩ rằng vụ suýt đụng tàu này nghiêm trọng đến mức một vụ khủng hoảng ở bất cứ mức độ nào. Tôi cho rằng chuyện chiến hạm hoạt động trên biển đi vào hải trình của những chiến hạm khác cũng đang hoạt động trên biển là chuyện bình thường. Tôi có thể nói rằng chúng tôi không thay đổi bất cứ hoạt động nào kể từ khi vụ việc này xảy ra. Chúng tôi tin là vụ việc này – nói một cách tổng quát – được giải quyết một cách chuyên nghiệp” – người Phát ngôn Bộ Quốc phòng Mỹ Steve Warren nói trước báo giới quốc tế.
Theo thông tin từ các quan chức quốc phòng và hải quân Mỹ, ngày 5.12, một chiếc tàu của Trung Quốc – được cho là hàng không mẫu hạm Liêu Ninh – đã cắt ngang đường đi của chiếc tàu USS Cowpens – một tuần dương hạm của Mỹ có phi đạn điều khiển đang trên đương rơi nơi tham gia cưu trơ khu vưc bi bao Haiyan tan pha ơ Philippines trơ vê và dừng cách tàu USS Cowpens chỉ chừng 500 mét. Tuần dương hạm USS Cowpens của Mỹ được cho là đã phải chỉnh lái để tránh hàng không mẫu hạm Liêu Ninh. Theo lời của giới chức Mỹ, khi đó chiếc tuần dương hạm của Mỹ đang hoạt động trong hải phận quốc tế và hai bên (tàu Mỹ và tàu Trung Quốc) đã liên lạc hữu hiệu với nhau để tránh tai nạn xảy ra.
Tuy nhiên, tờ Hoàn Cầu Thời báo lại dẫn lời một chuyên gia quân sự ẩn danh của Trung Quốc nói rằng tàu Mỹ đã “bám đuôi và quấy nhiễu” hàng không mẫu hạm Liêu Ninh, vốn khi đó đang luyện tập trong khu vực. Tàu Cowpens cũng bị cáo buộc đi vào phạm vi 45km của “vùng phòng thủ trong của tàu Trung Quốc”.
Video đang HOT
Vụ tàu Mỹ và tàu Trung Quôc suýt đụng nhau trên biển Đông trên là sự cố hàng hải đáng kể nhất giữa Mỹ và Trung Quốc kể từ năm 2009, khi 5 tàu chiến Trung Quốc bao quanh và được cho rằng đã gây quấy nhiễu tàu khảo sát của hải quân Mỹ.
Theo ANTĐ
Hải quân Nga bắt đầu trỗi dậy với tuần dương hạm hàng vạn tấn
Hiện nay, hải quân Nga đang triển khai 3 kế hoạch lớn bao gồm: mua sắm 4 tàu đổ bộ tấn công "Mistral" có lượng giãn nước 45.000 tấn, đóng mới 6 tuần dương hạm hạng nặng 12.000 tấn và 1 tàu sân bay cỡ lớn 80.000 tấn. Phải chăng thời kỳ trỗi dậy của hải quân Nga đã đến?
Tuần dương hạm lớn nhất 24 năm qua
Mạng thông tin tổng hợp công nghiệp quốc phòng Nga vừa trích dẫn thông tin của hãng thông tấn "Izvestia" cho biết, Bộ tư lệnh hải quân Nga đã phê duyệt kế hoạch phát triển tàu khu trục hạng nặng tác chiến viễn dương (hay còn gọi là tuần dương hạm hạng nặng). Chiến hạm lớn nhất mà Nga đóng trong 24 năm qua do Cục thiết kế "Phương Bắc" chịu trách nhiệm thiết kế, dự kiến các tài liệu kỹ thuật, thiết kế chi tiết và hệ thống vũ khí sẽ hoàn tất trong vòng 2 - 3 năm nữa.
Những số liệu ban đầu cho biết, tuần dương hạm hạng nặng tương lai sẽ có lượng giãn nước khoảng 12.000 tấn, tương tự như tuần dương hạm tên lửa lớp 1164 "Slava" (hay còn gọi là "Atlas" - ) nhưng trang bị tối tân hơn nhiều. Nó thuộc dạng tuần dương hạm đa năng, được trang bị tên lửa hành trình, tên lửa và ngư lôi chống ngầm, hệ thống phòng không/phòng thủ tên lửa/phòng thủ không gian. Ngoài chức năng tác chiến viễn dương, nó cũng có thể chi viện cho lực lượng bảo vệ bờ biển của lục quân Nga.
Tuần dương hạm tên lửa lớp 1164 "Slava" có lượng giãn nước 12000 tấn
Dự kiến, tuần dương hạm này sẽ được trang bị các loại tên lửa chống hạm, tên lửa hành trình tấn công mặt đất, hệ thống phòng không/phòng thủ tên lửa hiện đại C-500 (biến thể trên hạm của hệ thống phòng không/phòng thủ tên lửa mặt đất lừng danh S-500 của Nga). Ngoài ra, nó còn được trang bị hệ thống sonar công suất cao và hệ thống phóng ngư lôi đa dụng, vừa có khả năng phóng ngư lôi chống ngầm, vừa có khả năng phóng tên lửa hành trình, tên lửa chống hạm...
Tuần dương hạm hạng nặng này được chế tạo với nhiệm vụ chủ yếu trước mắt là bảo vệ các tàu đổ bộ tấn công cỡ lớn lớp "Mistral" mà Nga đặt mua của Pháp, giai đoạn sau nó sẽ trở thành tàu hộ tống chủ lực, đảm nhận nhiệm vụ chống ngầm, chống hạm và phòng không trong biên đội tàu sân bay tương lai của Nga.
Tháng 6/2012, Tổng giám đốc đương nhiệm của Tập đoàn đóng tàu "Liên Hợp" là ông Roman Castro đã từng tuyên bố, bước sang năm 2016 Nga sẽ triển khai đóng chiếc tuần dương hạm hạng nặng đầu tiên được trang bị hệ thống phòng thủ tên lửa/phòng thủ không gian. Loạt tuần đương hạm này bao gồm 6 chiếc do nhà máy đóng tàu "Phương Bắc" và nhà máy đóng tàu "Baltic" liên hợp sản xuất. Hiện công tác thiết kế đã được triển khai, trong danh mục thiết kế cơ bản cho biết, tàu sẽ được trang bị động cơ năng lượng hạt nhân.
Tuần dương hạm kiểu mới sẽ sử dụng động cơ hạt nhân và hệ thống vũ khí cực kỳ hiện đại
Phải chăng thời kỳ trỗi dậy của hải quân Nga đã đến?
Trước đây hải quân Liên Xô đã từng có những tuần dương hạm siêu nặng tới hơn 4 vạn tấn mà điển hình là tàu Đô đốc "Gorshkov". Nó cũng là chiếc thứ 4 trong loạt 4 tuần dương hạm siêu nặng Nga phát triển từ năm 1975 - 1989. Sự ra đời của "Gorshkov" vào năm 1989 cũng chính là điểm khởi đầu mốc 24 năm hải quân Nga không đóng được chiến hạm nào trên vạn tấn.
"Gorshkov" có lượng giãn nước khoảng 4,5 vạn tấn, được trang bị hàng trăm quả tên lửa phòng không và tên lửa đối hạm, chuyên chở máy bay trực thăng và máy bay chiến đấu phản lực cất cánh thẳng đứng. Sự kết hợp tính năng của một tuần dương hạm và một tàu đổ bộ tấn công chở máy bay phản lực đã khiến "Gorshkov" vượt qua các tàu đổ bộ tấn công Mỹ trong thời điểm đó, thậm chí là ngay cả bây giờ cũng không có tuần dương hạm nào trên thế giới có khả năng tấn công tên lửa mạnh như nó.
Hiện nay, "Gorshkov" đã được bán cho Ấn Độ, thật đáng tiếc là người Ấn Độ đã cải tạo con tàu này thành một hàng không mẫu hạm đúng nghĩa của nó. Tàu sân bay "INS Vikramaditya" mang theo 16 chiếc Mig-29K và 12 máy bay trực thăng, việc loại bỏ toàn bộ máy bay phản lực cất cánh thẳng đứng và đặc biệt là hàng loạt hệ thống tên lửa đã làm con tàu trở nên bình thường, không sánh được với các tàu đổ bộ tấn công của Mỹ chứ đừng nói là tàu sân bay.
"Gorshkov" nay đã trở thành tàu sân bay "INS Vikramaditya" của Ấn Độ
Trước đây và ngay cả bây giờ, Moscow vẫn chưa đủ lực để đua tranh với Washington, họ chỉ còn một chiếc tàu sân bay duy nhất là "Kuznetsov", mà khả năng hoạt động cũng rất hạn chế. Cũng do điều kiện ngân sách quốc phòng hạn hẹp, Nga không còn giữ được tàu đổ bộ tấn công nào trên 1 vạn tấn, họ cũng chỉ đóng mới một số rất ít các tàu khu trục bán nặng tối đa là 8000 nghìn tấn, còn lại thường là các tàu từ 2000 - 4000 tấn thậm chí dưới 1000 tấn.
Nhưng điều đó không đồng nghĩa với việc Nga bằng lòng với hiện trạng này, trong con đường phát triển hải quân của Nga, dường như người ta thấy có một chút nhẫn nại. Nga đang từng bước cải thiện cán cân quân sự với Mỹ và NATO bằng một phương thức hết sức khôn ngoan và linh hoạt: đầu tư phát triển hải quân có kế hoạch, tập trung đi tắt đón đầu vào các lĩnh vực trọng điểm như tàu ngầm hạt nhân chiến lược, tàu đổ bộ tấn công cỡ lớn và các tên lửa đạn đạo chiến lược phóng từ tàu ngầm và tàu nổi.
Song song với nó, trong "kế hoạch phát triển vũ khí, trang bị Quốc gia giai đoạn 2011 - 2020", đóng mới hàng không mẫu hạm là một trọng điểm của hải quân Nga. Theo tiết lộ của cựu Tư lệnh hải quân Nga Vladimir Vysotsky, tàu sân bay mới sẽ đáp ứng đầy đủ các nhu cầu tác chiến trên biển, không còn mang ý nghĩa đơn thuần là hàng không mẫu hạm kiểu cổ điển nữa. Với nền tảng công nghệ sẵn có, không khó để Nga hoàn thành kế hoạch của mình, dự kiến đến năm 2025 nó sẽ được đưa vào phục vụ trong lực lượng hải quân Nga.
Biên đội tàu sân bay duy nhất của Nga là "Kuznetsov"
Hiện nay, theo đà tăng trưởng của nền kinh tế và vị thế vững chắc thứ 2 trong Top 10 nước xuất khẩu vũ khí thế giới, dường như hải quân Nga đang từng bước khôi phục lại uy danh của hải quân Xô Viết. Nga đồng loạt triển khai 3 kế hoạch lớn bao gồm: mua và tự đóng 4 tàu đổ bộ tấn công "Mistral" của Pháp có lượng giãn nước 45.000 tấn, đóng mới 6 tuần dương hạm hạng nặng 12.000 tấn và 1 tàu sân bay cỡ lớn 80.000 tấn. Phải chăng thời kỳ trỗi dậy của hải quân Nga sắp bắt đầu?
Theo ANTD
Ấn Độ đưa ra "hạn chót" bàn giao tàu sân bay INS Vikramaditya Trước đây, các quan chức quốc phòng Ấn Độ đã dự định phạt Nga số tiền 115 triệu USD vì vi phạm thời hạn hoàn thành hợp đồng. Mới đây, Bộ trưởng Quốc phòng Ấn Độ Antony đã cho biết: "Thời gian đưa vào sử dụng tàu sân bay INS Vikramaditya đã bị lùi lại tới 5 năm. Bộ Quốc phòng Ấn Độ...