Tàu lặn Titan từng bị sét đánh hư hỏng nghiêm trọng 5 năm trước
Dẫn lời ông Stockton Rush, nhà đồng sáng lập kiêm Giám đốc điều hành (CEO) quá cố của Công ty OceanGate, một nguồn tin cho biết tàu lặn Titan từng bị hư hỏng nghiêm trọng sau khi bị sét đánh ở Bahamas vào năm 2018.
Tàu lặn Titan. Ảnh: AFP/TTXVN
Theo đài Sputnik (Nga), tiết lộ gây sốc trên đã được đăng tải trên YouTube hồi tháng 8/2020. Tuy nhiên, thông tin này sau đó đã bị xóa.
Cụ thể, CEO quá cố của OceanGate cho hay tàu lặn Titan đã “bị sét đánh gián tiếp” ở Bahamas trong một lần tham gia thử nghiệm lặn xuống biển sâu ở gần thị trấn Marsh Harbour, thuộc Quần đảo Abaco, Bahamas vào cuối tháng 4/2018.
“May mắn, đó không phải là một cú sét đánh trực tiếp. Bởi nếu sét đánh thẳng vào sợi carbon bên ngoài tàu sẽ có thể khiến tất cả chúng tôi gặp nguy hiểm”, nguồn tin dẫn lời ông Rush kể lại trong cuộc phỏng vấn tháng 8/2020.
Trong cuộc phỏng vấn, ông Rush đã bày tỏ thất vọng về việc sét đánh đã khiến cuộc thử nghiệm khi đó bị hủy bỏ.
Video đang HOT
“Rất may, các nhóm chuyên gia và nhân viên của OceanGate đã nhanh chóng khắc phục sự cố bằng việc thay thế các trang thiết bị bị ảnh hưởng do sét, với những linh kiện điện tử có sẵn khi đó. Nên chỉ trong vài ngày, chúng tôi đã thay thế toàn bộ các bộ phận bị hư hại”, ông Rush nói thêm.
Theo thông cáo được công ty OceanGate đưa ra tháng 5/2018, cú sét đánh ở Bahamas đã khiến 70% hệ thống bên trong tàu lặn Titan bị ảnh hưởng. Đồng thời điều kiện thời tiết bất thường khi đó cũng khiến đội chuyên gia không thể thực hiện cuộc thử nghiệm lặn đầu tiên, ở thời điểm 45 ngày trước khi chuyến thám hiểm tàu Titanic diễn ra.
Hồi tháng 6, tàu lặn Titan của OceanGate đã mất tích trong chuyến thám hiểm xác tàu Titanic ở khu vực cách Cape Cod, Bắc Đại Tây Dương khoảng 1.450 km về phía đông, ở độ sâu khoảng 3.800 mét. Năm người trên tàu lặn gồm ông Rush, doanh nhân người Anh Hamish Harding, chuyên gia hàng hải người Pháp Paul-Henri Nargeolet, và Phó chủ tịch tập đoàn Engro của Pakistan, Shahzada Dawood cùng con trai 19 tuổi Suleman.
Lực lượng Tuần duyên Mỹ xác nhận mảnh vỡ được tìm thấy dưới đáy đại dương gần khu vực xác tàu Titanic là của chiếc tàu lặn mất tích. Tất cả 5 người trên tàu Titan đều đã thiệt mạng.
Đại tá Hải quân Mỹ mô tả điều kiện bên trong tàu lặn mất tích khi ở độ sâu 4.000 mét
Đại tá David Marquet, cựu chỉ huy tàu ngầm Hải quân Mỹ, đã mô tả những gì ông tưởng tượng về điều kiện bên trong tàu lặn Titan khi ở độ sâu 4.000 mét.
Tàu lặn Titan chở 5 người đã mất tích trong chuyến thám hiểm xác tàu Titanic hôm 18/6. Ảnh: Shutterstock
Theo kênh CNN, ông Marquet nhận định 5 người bên trong tàu lặn đang khát và đói, nhưng điều đó "có thể sẽ không khiến họ mất mạng". Song nếu còn sống, họ có thể sẽ rất khó chịu bên trong không gian chật hẹp của con tàu.
"Họ đang lạnh cóng. Toàn bộ vùng nước xung quanh con tàu đều ở mức đóng băng, hoặc thấp hơn. Khi 5 người thở ra, hơi nước sẽ ngưng tụ, tạo ra lớp sương giá bên trong các bộ phận của tàu lặn. Họ phải xích lại gần nhau để giữ nhiệt độ cơ thể. Nhưng điều nguy hiểm nhất là họ đang cạn dần ôxy, trong khi vẫn tiếp tục thở ra khí carbonic", ông nói.
Ông Marquet giải thích rằng tàu lặn Titan có khả năng hạn chế trong việc hấp thụ khí carbonic thở ra. Nếu nồng độ carbonic trong tàu ở mức cao, con người có thể gặp phải các tình trạng như đau đầu, mất tỉnh táo và buồn nôn.
"Ôxy, khí carbonic và nhiệt độ lạnh giá là những thách thức lớn nhất mà họ phải đối mặt, duy trì sức chịu đựng càng lâu càng tốt để lực lượng cứu hộ có đủ thời gian", ông Marquet nhấn mạnh.
Tàu lặn Titan mất tích ngày 18/6 khi đang chở 5 người thực hiện chuyến tham quan xác tàu Titanic dưới đáy Đại Tây Dương, ở độ sâu gần 4.000 m, cách Newfoundland của Canada khoảng 600 km . Cuộc tìm kiếm chiếc tàu lặn bị mất tích khi thám hiểm xác tàu Titanic đã bước sang ngày thứ 4, trong bối cảnh giới chức lo ngại nguồn ôxy cho 5 hành khách đang cạn kiệt.
Tàu lặn Titan. Ảnh: OceanGate Expeditions/PA
Hôm 21/6, Chuẩn đô đốc John Mauger của Lực lượng Tuần duyên Mỹ cho biết lượng dưỡng khí còn lại trong tàu lặn Titan đủ cho khoảng 20 giờ, dựa trên ước tính ban đầu là 96 giờ từ khi con tàu mất liên lạc.
"Một trong những yếu tố gây khó khăn cho việc dự đoán chính xác lượng dưỡng khí còn lại là chúng tôi không biết tốc độ tiêu thụ ôxy của mỗi người trên tàu", ông Mauger nói.
Theo ông David Concannon, cố vấn của OceanGate, con tàu có nguồn cung ôxy đủ dùng trong 96 giờ, tính từ khoảng 6 giờ sáng 18/6 (theo giờ địa phương). Theo lý thuyết, lượng ôxy này sẽ đủ duy trì đến sáng 22/6. Tuy nhiên, thời gian này còn phụ thuộc vào nhịp thở của những người bên trong tàu, đặc biệt nếu hành khách trên tàu có ít kinh nghiệm lặn sẽ thở dốc vì hoảng sợ.
Lực lượng Tuần duyên Mỹ cho biết các phương tiện hoạt động dưới biển sâu (ROV) điều khiển từ xa từ Canada, Anh và Pháp đã được triển khai đến hiện trường , quần thảo một vùng rộng lớn của khu vực Bắc Đại Tây Dương để tìm kiếm con tàu.
Ngày 21/6, quan chức Tuần duyên Mỹ Jamie Frederick cho biết đội tìm kiếm tàu lặn Titan mất tích đã ghi nhận thêm nhiều tiếng động dưới biển, song chưa thể xác định được âm thanh đó là gì. Ông nói rằng không rõ những tiếng động phát ra dưới đáy biển có phải từ tàu lặn Titan hay không và các chuyên gia hải quân đang phân tích dữ liệu để xác định.
Theo ông. phạm vi tìm kiếm đã mở rộng gấp hai lần diện tích Connecticut, bang có lãnh thổ rộng hơn 13.000 km2.
Chuyên gia Viện Hải dương học Woods Hole (Mỹ) Carl Hartsfield, nhận định đại dương là "nơi rất phức tạp" và rất khó để xác định những âm thanh mà đội cứu hộ tàu Titan nghe được là gì.
Đã vớt được các mảnh vỡ tàu lặn Titan, có thể có cả thi thể người Ngày 28/6 (giờ địa phương), lực lượng bảo vệ bờ biển Mỹ cho biết có khả năng có thi thể người nằm trong số các mảnh vỡ và bằng chứng được vớt lên từ đáy biển, tại nơi tìm thấy xác chiếc tàu lặn Titan bị nổ. Mảnh vỡ của tàu Titan. Ảnh: AP Theo kênh CNN, thông tin trên được lực lượng...