Tàu khu trục Zumwalt khiến chiến hạm Trung Quốc lạc hậu
Dù Type 055 là đỉnh cao công nghệ đóng tàu của Trung Quốc nhưng lớp tàu này vẫn kém xa khu trục hạm lớp Zumwalt của Hải quân Mỹ về mọi mặt.
Theo trang Popular Science của Mỹ, Trung Quốc có thể bước vào giai đoạn chế tạo Type 055 từ đầu năm 2016 khi nước này đã phát triển đến giai đoạn mô hình thực địa trên mặt đất kích thước thật (1:1).
Qua thông tin trên mạng cho thấy, Trung Quốc đã áp dụng phương pháp mô phỏng kiểu modul, công nghệ chế tạo tiên tiến mà Mỹ đã sử dụng từ khá lâu.
Qua phân tích số liệu của các mô hình cho thấy, khu trục hạm Type 055 sẽ là tàu mặt nước lớn nhất từ trước đến nay của hải quân Trung Quốc, chắc chắn sẽ vượt qua khu trục hạm lớp Arleigh Burke của Mỹ. Nó có chiều dài khoảng 160-180m, rộng khoảng 21-23m, lượng giãn nước từ 12.000 – 14.000 tấn.
Type 055 có một sàn nâng-hạ tự động trực thăng và được thiết kế từ 112-128 ống phóng tên lửa thẳng đứng, vượt trội các khu trục hạm lớp Arleigh Burke Flight I (90 ống phóng) và Flight IIA (96 ống phóng), không hề thua kém so với tuần dương hạm lớp Ticonderoga của Mỹ (122).
Hệ thống phóng thẳng đứng trên khu trục hạm này có thể phóng nhiều loại tên lửa quốc nội mạnh nhất của Trung Quốc là tên lửa hàng trình chống hạm “Ưng Kích-18″ (YJ-18), tên lửa phòng không hạm “Hải Hồng Kỳ-9″ (HHQ-9) và tên lửa hành trình tấn công mặt đất “Trường Kiếm 10″ (CJ-10).
Theo phân tích của trang mạng Popular Science, tuy chưa khẳng định chắc chắn nhưng nhiều phần là khu trục hạm Type 055 sẽ được trang bị radar thế hệ mới của Trung Quốc là 346X, đã được lắp đặt và thử nghiệm trên khu trục hạm lớp “Lữ Dương III”, Type 052D.
346X có tính năng ngang bằng với radar thế hệ cũ AN/SPY-1 trên khu trục hạm Aegis lớp Arleigh Burke Flight I của Mỹ. Từ điều này có thể nhận thấy, Type 055 còn kém rất xa khu trục hạm DDG-1000, lớp Zumwalt với radar AN/SPY-3.
Từ các bức ảnh trên mạng có thể cho thấy, khu trục hạm Type 055 của Trung Quốc được thiết kế tàng hình theo kiểu của khu trục hạm Mỹ. Tháp cột buồm tuy kích thước cũng khá lớn nhưng có ngoại hình khác Leader của Nga và tương đối giống Zumwalt của Mỹ.
Tuy nhiên, qua lắp ghép thử các modul mô hình có thể nhận thấy, Trung Quốc cũng không có đột phá gì về thiết kế chiến hạm. Type 055 chỉ đơn thuần giống như là Type 052D được đóng với kích thước lớn hơn và một cột buồm dạng tháp mới, điều mà hải quân Anh đã làm từ vài chục năm trước.
Việc áp dụng phương pháp đóng tàu kiểu mô hình hóa các modul trên mặt đất tuy có thể cho phép các kỹ sư có thể dễ dàng điều chỉnh những khiếm khuyết trong thiết kế so với việc đóng một con tàu thực rồi điều chỉnh những khiếm khuyết khi đóng những con tàu tiếp theo.
Tuy nhiên, phương pháp này cũng không phải vạn năng, bởi có những khiếm khuyết chỉ lộ ra sau khi đấu ráp tổng thành con tàu thực hoặc khi con tàu bắt đầu thực nghiệm trên biển. Bởi vậy, con đường để hoàn thiện thiết kế khu trục hạm tương lai của Trung Quốc cũng không hề dễ dàng. Trong ảnh: Khu trục hạm DDG-1000 lớp Zumwalt chạy thử nghiệm.
1/11
Video đang HOT
Theo_Báo Đất Việt
Singapore nhìn vũ khí Đông Nam Á bằng một mắt?
Singapore mua hàng loạt vũ khí tối tân của nhiều nước, chi mạnh tay cho quốc phòng để thực hiện chiến lược 'con nhím'.
Lo vì Trung Quốc
Tiến sĩ Wu Shang-su, chuyên gia nghiên cứu quốc tế của Đại học công nghệ Nanyang Singapore (NTU), mới đây có bài viết trên trang tin ISN (Thụy Sĩ) đánh giá về vũ khí của các nước Đông Nam Á.
Với tựa đề "Vũ khí lạc hậu ảnh hưởng đến khả năng tác chiến ở Đông Nam Á", tác giả cho rằng các nước trong khu vực không có khả năng đối phó mạnh mẽ với một Trung Quốc đang vươn lên do sở hữu các loại vũ khí lạc hậu.
Theo tác giả, nhờ đầu tư mạnh tay và quy mô cho các lực lượng vũ trang tương đối nhỏ nên Singapore và Brunei có thể tiếp tục quản lý tốt vòng đời của trang thiết bị quân sự của mình.
Xe tăng lội nước PT-76 của Indonesia
Nhưng hầu hết quân đội các nước Đông Nam Á khác đang đối mặt với nguy cơ vũ khí lạc hậu ở các mức độ khác nhau do đa số các loại vũ khí này đều được để lại từ thời kỳ Chiến tranh Lạnh.
Indonesia, Malaysia, Việt Nam và Thái Lan đã hiện đại hóa một số thiết bị phòng thủ một cách có chọn lọc, như máy bay chiến đấu, tàu ngầm... song quân đội các nước này vẫn đang vận hành nhiều thiết bị đã lạc hậu, đặc biệt là các hệ thống vũ khí mặt đất.
Indonesia vẫn duy trì một số xe chiến đấu Ferret và tăng lội nước PT-76 từ thời kỳ Konfrontasi (xung đột giữa Indonesia và Malaysia thời kỳ 1963-1966). Malaysia vẫn giữ khẩu pháo OTO model 56 từ những năm 50. Thái Lan vẫn duy trì loại xe tăng hạng nhẹ M-41 từ thời chiến tranh Triều Tiên.
Xe tăng M-41 của Thái Lan
Đánh giá về Việt Nam, tác giả cho rằng Việt Nam chưa có bất kỳ hệ thống vũ khí mặt đất nào mới kể từ khi kết thúc Chiến tranh Lạnh.
Sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ đã tạo ra khoảng cách về năng lực và loại bỏ các hệ thống vũ khí lỗi thời dễ bị tổn thương. Dẫn chứng như đối với các loại vũ khí trên không, các loại vũ khí ngoài tầm nhìn (BVR) kết hợp với hệ thống kiểm soát và cảnh báo trên không (AWACS) khiến cho các máy bay chiến đấu thế hệ thứ hai và thứ ba rất dễ bị tổn thương.
Trên biển, tên lửa chống tàu tầm xa kết hợp với các radar giám sát vượt đường chân trời sẽ khiến các tàu chiến với hệ thống pháo/tên lửa phòng thủ lạc hậu rơi vào tình huống rất nguy hiểm.
Trên mặt đất, các xe vũ trang không có lớp áo giáp bảo vệ hoặc các thiết kế hiện đại khác thì sẽ dễ dàng trở thành "quan tài sắt" nếu đối thủ có vũ khí chống tăng.
Pháo tầm ngắn không có khả năng định vị nhanh chóng và tính di động cao nên sẽ dễ dàng bị vô hiệu hóa bởi các cuộc tấn công trả đũa.
Các thiết bị cũ kỹ thiếu kết nối mạng sẽ là trở ngại lớn trong việc khớp lệnh, ảnh hưởng nghiêm trọng tới hiệu quả chiến đấu.
Bên cạnh đó, hệ thống lỗi thời thường làm tăng gánh nặng hậu cần của lực lượng vũ trang, khiến các lực lượng luôn phải trong tư thế sẵn sàng, nâng cao cảnh giác và lo lắng về độ an toàn của các vũ khí.
Tác giả nhận định, ngân sách quốc phòng của các nước Đông Nam Á bị thu hẹp đáng kể sau Chiến tranh Lạnh kết thúc vì khu vực này có được một bầu không khí tương đối hòa bình và tập trung cho các lĩnh vực quan trọng khác, như giáo dục, y tế, an sinh xã hội...
Xe tăng Leopard-2 của Singapore
Dù kinh tế Đông Nam Á đang phát triển mạnh và ngân sách quốc phòng tăng nhưng các quốc gia trong khu vực hầu như vẫn chưa hiện đại hóa quân sự toàn diện.Việc hiện đại hóa các hệ thống vũ khí một cách có chọn lọc dựa trên các ưu tiên chiến lược đã trở thành phổ biến tại khu vực này.
Tác giả Wu Shang-su cho rằng mặt tích cực của kho vũ khí lạc hậu ở Đông Nam Á là các nước trong khu vực không dùng vũ lực để giải quyết tranh chấp, hoặc ít nhất là ngăn chặn chạy đua vũ trang.
Tuy nhiên, khi đối mặt với sức mạnh quân sự đang gia tăng của Trung Quốc, các kho vũ khí lạc hậu là một lỗ hổng lớn và có thể đặt các nước Đông Nam Á vào một vị trí thấp hơn trong đàm phán với Bắc Kinh về nhiều vấn đề liên quan và tiếp tục là một điểm yếu của hầu hết các quốc gia Đông Nam Á.
Chiến lược con nhím của Singapore
Singapore đang được coi là một "chú hổ con có tiếng gầm lớn" về mặt quân sự. Với dân số chỉ khoảng 5,6 triệu người (tương đương 1/4 dân số thủ đô Bắc Kinh của Trung Quốc) và GDP đạt 260 triệu USD (tương đương Phần Lan hoặc Chile), Singapore lại đứng thứ 5 thế giới về nhập khẩu vũ khí trong giai đoạn 2007-2011.
Trong giai đoạn này, chỉ có Ấn Độ, Trung Quốc, Pakistan và Hàn Quốc là chi nhiều tiền để mua vũ khí hơn Singapore, theo Viện nghiên cứu Hòa bình Quốc tế Stockholm (SIPRI).
Trực thăng vận tải của Singapore
Trong khi đó, tính theo thu nhập bình quyền đầu người, chi phí mua vũ khí của Singapore chỉ đứng sau Mỹ, Israel và Kuwait.
Chi tiêu quốc phòng của Singapore năm 2013 đạt trên 10 tỷ USD năm 2014 và sẽ nâng lên 15 tỷ USD tới năm 2020.
Một quốc gia Đông Nam Á láng giềng của Singapore là Malaysia với dân số gấp hơn 5 lần chỉ có ngâm sách quốc phòng hàng năm "khiêm tốn" 5 tỷ USD.
Giới phân tích đánh giá việc Singapore chi mạnh tay cho quốc phòng phần lớn do yếu tố lịch sử khi nước này giành độc lập vào năm 1965.
Cố Thủ tướng Singapore Lý Quang Diệu đã từng nói: "Trong một thế giới mà cá lớn nuốt cá bé, cá bé ăn tôm nhỏ thì Singapore phải trở thành một con tôm độc".
"Người Cha" của Singapore luôn lo ngại trong trường hợp xảy ra xung đột, một Singapore tí hon có thể bị dày xéo.
Giới phân tích quân sự cũng đồng tình với lo ngại này và cho rằng Singapore không có lãnh thổ để rút lui và tập hợp lại quân đội. Chính vì vậy, Singapore cần thực thi chính sách "cân bằng ngăn chặn" hơn là "phòng thủ" như Israel.
Đặc nhiệm hải quân Singapore
Thủ tướng Singapore Lý Hiển Long khi còn là một tướng quân đội từng nói vào năm 1984 rằng: "Tôi có thể không hủy diệt hoàn toàn anh nhưng anh sẽ phải trả giá cao để chinh phục tôi, và anh có thể sẽ không thành công".
Từ những năm 1980, Singapore đã chuyển từ chiến lược "tôm độc" sang chiến lược "con nhím" với mục tiêu đủ khả năng gây ra những tổn thất không thể chịu đựng nổi đối với kẻ thù tiềm tàng. Để thực hiện chiến lược, Singapore bắt đầu nhập khẩu những hệ thống vũ khí hiện đại từ Mỹ.
Theo các đánh giá khác nhau, lực lượng vũ trang Singapore hiện có binh lực từ 60.000-72.000 quân và lực lượng dự bị khoảng 500.000 người.
Tàu ngầm của hải quân Singapore
Về vũ khí, Singapore hiện có hơn 200 xe tăng, hơn 2.000 xe chiến đấu bộ binh, 48 pháo tự hành, 262 pháo kéo và 18 hệ thống pháo phóng loạt.
Không quân Singapore cũng rất mạnh với 262 máy bay, trong đó có 119 tiêm kích/đánh chặn, 119 máy bay tấn công cánh cố định, 63 máy bay vận tải, 45 máy bay huấn luyện, 71 trực thăng với 17 chiếc tấn công.
Hải quân Singapore hùng hậu với 40 tàu chiến các loại, đáng chú ý có 6 tàu ngầm, 6 khinh hạm và 4 tàu đổ bộ cỡ lớn.
Ngoài các vũ khí hiện đại của Mỹ như F-15, F-16, các hệ thống pháo, Singapore còn mua nhiều vũ khí hiện đại khác như xe tăng Leopard-2 của Đức, tăng hạng nhẹ AMX-13 của Pháp, các tàu chiến lớp Formidable của Pháp, tàu ngầm lớp Archer của Thụy Điển, máy bay không người lái của Israel...
Singapore là một trong số ít các nước đặt mua F-35
Singapore hiện nằm trong số ít các quốc gia đặt mua máy bay chiến đấu đang năng tàng hình thế hệ 5 F-35 và sở hữu phi đội trực thăng tấn công AH-64D Longbow hùng hậu.
Trang Globalfirepower xếp hạng sức mạnh lực lượng vũ trang Singapore thứ 26 thế giới trong số 126 quốc gia được xếp hạng. Ở khu vực Đông Nam Á, Indonesia xếp hạng cao nhất (12), tiếp theo là Thái Lan (20), Việt Nam (21). Trong khi đó, Malaysia xếp hạng 35, Philippines hạng 40, Myanmar hạng 44, Campuchia hạng 96, Lào hạng 117.
Chương Bình
Theo_Báo Đất Việt
Chiến hạm Aegis Hàn Quốc có hạ được tên lửa Triều Tiên? Chiến hạm Aegis lớp Sejong Đại đế được trang bị radar AN/SPY-1D và tên lửa SM-2 nên về lý thuyết có thể đánh chặn tên lửa đạn đạo của Triều Tiên. Chiến hạm Aegis lớp Sejong Đại đế được trang bị radar AN/SPY-1D và tên lửa SM-2 nên về lý thuyết có thể đánh chặn tên lửa đạn đạo của Triều Tiên. Hãng...











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Đường ống dẫn khí đốt của Nigeria trong chiến lược đẩy Nga ra khỏi EU

Ukraine chật vật phục hồi kinh tế giữa khủng hoảng và xung đột

Quan chức Mỹ thông báo kết quả cuộc gặp giữa Tổng thống Trump và Tổng thống Zelensky ở Rome

Nổ lớn tại cảng của Iran: Số người bị thương tăng lên trên 510 người

Tổng thống Mỹ bảo vệ chính sách thuế quan và trục xuất người nhập cư trái phép

Núi lửa Lewotobi Laki-laki ở Indonesia phun trào 110 lần trong 8 ngày

Singapore không đạt thỏa thuận giảm thuế với Mỹ

Hàng trăm nghìn người đưa tiễn Giáo hoàng Francis về nơi an nghỉ

Vệ tinh Nga bị cáo buộc liên quan vũ khí hạt nhân có dấu hiệu mất kiểm soát

Hé lộ những bí ẩn đằng sau cái chết của con trai Phó giám đốc CIA tại Ukraine

Thông tin về cuộc thảo luận 'rất hiệu quả' của hai Tổng thống Trump và Zelensky tại Rome

Harvard kiện Chính quyền Tổng thống Trump: Toàn cảnh vụ kiện chấn động nền giáo dục Mỹ
Có thể bạn quan tâm

'Lật mặt 8' bị chê kịch bản cũ, Lý Hải nói 'phải xem phim mới biết'
Hậu trường phim
23:05:30 26/04/2025
Nữ diễn viên gợi cảm khiến Lê Tuấn Khang ngại không dám chụp ảnh cùng
Sao việt
22:45:40 26/04/2025
10 mỹ nhân "má hồng thơ ngây" đỉnh nhất Hàn Quốc: Càng ngày càng đẹp, visual chuẩn "búp bê sống"
Sao châu á
22:43:04 26/04/2025
Nữ MC U50: "Tôi trải qua nhiều mối tình sóng gió, trầy da tróc vẩy, giờ sống một mình"
Tv show
22:40:28 26/04/2025
Danh tính 4 người tử vong vụ lật xe khách ở Tam Đảo
Tin nổi bật
22:30:21 26/04/2025
Triệt phá đường dây sản xuất, thu giữ 100 tấn thực phẩm chức năng giả
Pháp luật
22:21:54 26/04/2025
Tố My: Không đặt nặng chuyện giữ tên tuổi, chỉ muốn làm nghề tử tế
Nhạc việt
21:17:12 26/04/2025
Apple vội vã làm một việc để né thuế đối ứng của ông Trump
Thế giới số
20:47:10 26/04/2025
Hé lộ những trang bị 'siêu khủng' cho iPhone 17 Air sắp ra mắt
Đồ 2-tek
20:39:53 26/04/2025
30 triệu đồng cũng chưa chắc mua được vé concert siêu sao này!
Nhạc quốc tế
20:17:10 26/04/2025