Tàu khu trục tên lửa của Australia thăm cảng Cam Ranh
Tàu Hải quân Australia Hmas Warramunga có chuyến thăm kỹ thuật đến Việt Nam từ ngày 2 đến ngày 5.11.2016. Chuyến thăm này được mong chờ sẽ tăng cường hợp tác giữa lực lượng hải quân hai nước và thắt chặt quan hệ giữa Australia và Việt Nam.
Tàu Hmas Warramunga cập cảng Cam Ranh.
Tàu Hmas Warramunga là tàu khu trục mang tên lửa hành trình. Tàu đến Cảng Quốc Tế Cam Ranh sáng ngày 2.11 với thủy thủ đoàn gồm 25 sỹ quan và 155 thủy thủ. Thuyền trưởng và thủy thủ đoàn sẽ có cuộc tiếp kiến với các sỹ quan và thủy thủ Hải Quân Nhân Dân Việt Nam và thực hiện một số hoạt động giao lưu.
Thủy thủ đoàn cũng sẽ tham gia giao hữu thể thao với cán bộ thủy thủ của Vùng 4 Hải Quân và khám phá nền văn hóa giàu truyền thống của Việt Nam cũng như gặp gỡ người dân Việt Nam.
Đại tá Darren Kerr, Tùy Viên Quốc Phòng Australia tại Việt Nam, phát biểu: “Chuyến thăm này là một cơ hội tuyệt vời để củng cố mối quan hệ Hợp tác Quốc Phòng Australia Việt Nam đã có từ năm 1999. Mối quan hệ này đã ngày càng phát triển về chiều rộng và chiều sâu. Kể từ năm 1999, Quân Đội Australia đã đào tạo và huấn luyện hơn 1500 quân nhân của Quân Đội Nhân Dân Việt Nam tại Việt Nam và Australia.
Video đang HOT
Hiện tại, Quân Đội Australia đang hỗ trợ Quân Đội Nhân Dân Việt Nam trong việc huấn luyện để tham gia các chiến dịch Gìn Giữ Hòa Bình Liên Hợp Quốc. Tôi biết rằng các sỹ quan và thủy thủ tàu HMAS WARRAMUNGA đang mong chờ chuyến thăm Cảng Quốc Tế Cam Ranh và đây sẽ là điểm sáng trong hải trình lần này của tàu.”
Tàu Hmas Warramunga do Đại tá Hải Quân Dugald Clelland, Hải Quân Hoàng Gia Australia chỉ huy. Tàu Hmas Warramunga là tàu khu trục lớp ANZAC mang tên lửa hành trình có khả năng phòng không, chống ngầm, đối hải, tuần thám, đánh chặn và trinh sát. Tàu có lực giãn nước 3.720 tấn. chiều dài 118m.
Tàu Hmas Warramunga được trang bị tên lửa phòng không Sea Sparrow Cải Tiến, tên lửa đối hải Harpoon Block 2, pháo hạm Mk 45 127mm và 6 ống phóng lôi Mk 32. Tàu Hmas Warramunga có sân và hầm đỗ trực thăng cho trực thăng đa năng MH-60R Sea Hawk và có thể đạt vận tốc tối đa 27 hải lý.
Theo Danviet
Bộ Ngoại giao: Không nước nào được đặt căn cứ quân sự ở Việt Nam
Thời gian qua, truyền thông quốc tế đã nhiều lần đưa tin về việc Nga sẽ "quay trở lại" Cam Ranh. Ngày 13/10, Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Lê Hải Bình đã có thông tin khẳng định một lần nữa về lập trường của Việt Nam về vấn đề này.
Trong buổi họp báo thường kỳ của Bộ Ngoại giao chiều ngày 13/10, phóng viên đã đặt câu hỏi với Người phát ngôn Lê Hải Bình về việc truyền thông quốc tế khẳng định Nga sẽ quay trở lại đóng quân ở Cam Ranh và Việt Nam có cho nước ngoài thuê cảng Cam Ranh để đặt căn cứ quân sự hay không?
Tàu khu trục "Đô đốc Pantelev" thăm Đà Nẵng, ngày 31/7/2015. Ảnh: Hải Châu
Người phát ngôn Lê Hải Bình một lần nữa khẳng định lại lập trường của Việt Nam về vấn đề Cam Ranh. Theo đó, ông Bình cho biết: "Lập trường nhất quán của Việt Nam là không liên minh quân sự, không liên minh với nước nào để chống lại nước thứ ba, và cũng không cho nước nào đặt căn cứ quân sự tại Việt Nam".
Trước đó, Người phát ngôn cũng cho biết, chính sách đối ngoại của Việt Nam là độc lập, hòa bình, hợp tác và phát triển, không đứng về một phía nào để chống lại nước thứ ba.
"Việt Nam luôn thực hiện chính sách đối ngoại độc lập, tự chủ, hòa bình, hợp tác và phát triển, đa dạng hóa, đa phương hóa quan hệ quốc tế và hội nhập quốc tế sâu rộng; phát triển hợp tác với tất cả các đối tác trên cơ sở cùng có lợi, vì hòa bình, ổn định, hợp tác và phát triển ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương và trên thế giới", Người phát ngôn cho biết.
Người phát ngôn Lê Hải Bình
Vào ngày 7/10, tờ Sputnik của Nga đưa tin cho biết, Phó lãnh đạo đảng "Nước Nga công bằng" trong Duma Quốc gia Nga, ông Oleg Nilov cho rằng Nga nên mở lại các căn cứ quân sự ở Việt Nam và Cuba.
"Nếu cần thiết, thì những căn cứ như vậy, tôi cho rằng, cần trở lại cả ở Việt Nam và Cuba. Nếu người ta không muốn nói chuyện với chúng ta bằng ngôn ngữ ngoại giao, thì chúng ta sẽ đấu tranh với mối đe dọa thế giới. Điều đó áp dụng trước hết với những tổ chức tân phát-xít với tên gọi IS và tất cả những kẻ bảo trợ chúng", ông Oleg Nilov nói với các phóng viên.
Hãng thông tấn RIA Novosti cũng dẫn lời Thứ trưởng Bộ Quốc phòng Nga Nikolai Pankov cho hay, Bộ Quốc phòng Nga đang xem xét các vấn đề để có thể trở lại các căn cứ quân sự ở Cuba và Việt Nam. "Chúng tôi đang tiến hành công việc này", ông Pankov nhấn mạnh và không tiết lộ thêm chi tiết về vấn đề.
Căn cứ Cam Ranh nằm trên bờ biển Đông, trong vịnh Cam Ranh. Trước đây, Hải quân Liên Xô đã có những cơ sở hậu cần-kỹ thuật ở khu vực này. Cho đến trước những năm 2000, thành phố Cam Ranh là một điểm cung cấp hậu cần của tàu chiến Hải quân Nga.
Theo Infonet
Việt Nam lên tiếng về việc Nga cân nhắc trở lại Cam Ranh Việt Nam tái khẳng định chính sách không cho nước khác đặt căn cứ quân sự, sau khi truyền thông Nga đưa tin Moscow cân nhắc trở lại cảng Cam Ranh, Khánh Hoà. Tàu ngầm của Việt Nam, đặt hàng Nga đóng, về cảng Cam Ranh cách đây hai năm. Ảnh: Nguyễn Đông "Lập trường nhất quán của Việt Nam là không liên...