Tàu Iran “chất vũ khí hướng sang Gaza”?
Báo Sunday Times của Anh ngày 25.11 đưa tin Iran đã chất tên lửa cùng các loại vũ khí và đạn dược khác lên một chiếc tàu có thể đếnDải Gaza để thay thế những tên lửa bị Israel phá hủy trong chiến dịch không kích vừa qua.
Chiếc tàu trên được các vệ tinh do thám của Israel phát hiện đang neo đậu ở cảng Bandar Abbas của Iran.
Theo các chuyên gia phân tích, chiếc tàu có thể đến Gaza qua biển Đỏ, Sudan và Ai Cập, nước có biên giới chung với Gaza.
Israel buộc tội Iran cung cấp tên lửa Fajr-5 cho Hamas – Ảnh: AFP
Video đang HOT
Thông tin được đưa ra một ngày sau khi ông Ismail Haniyeh, thủ tướng của chính quyền Hamas, tuyên bố thỏa thuận ngừng bắn được soạn thảo tuần qua không cấm phong trào này chế tạo vũ khí mới và mua những thiết bị quân sự khác mà Hamas cần để “phòng thủ”.
Một quan chức Israel cho biết Tel Aviv sẽ phá hủy các tên lửa, bất chấp lệnh ngừng bắn, nếu Hamas cố gắng tuồn lậu chúng vào Gaza thông qua Sudan và Ai Cập.
Israel đã bị buộc tội ném bom các cơ sở sản xuất vũ khí được cho là của Iran, từ Sudan.
Hàng hóa trên tàu nói trên bao gồm tên lửa Fajr-5 mà Hamas đã sử dụng để bắn vào Tel Aviv và Jerusalem trong cuộc xung đột vừa qua, và nhiều khả năng có cả tên lửa Shahab-3, vốn có thể thọc sâu hơn vào lãnh thổ Israel.
Israel tuyên bố đã phá hủy hầu hết kho tên lửa tầm trung của Hamas.
Iran hiện chưa có phản ứng gì về thông tin của báo Sunday Times, nhưng nước này trước đó đã phủ nhận cáo buộc rằng Tehran đã cung cấp tên lửa Fajr-5 cho Hamas. Tuy nhiên, nước Cộng hòa Hồi giáo cũng đã kêu gọi các nước Ả Rập vũ trang cho người Palestine để đối phó với nhà nước Do Thái.
Theo TNO
Mong manh thỏa thuận ngừng bắn ở dải Gaza: Ai được? Ai mất?
Cuộc ngừng bắn có hiệu lực tại dải Gaza sau thỏa thuận giữa Israel và lực lượng Hamas của Palestine đã tạm thời đặt dấu chấm dứt hơn một tuần xung đột đẫm máu với cái giá 160 người Palestine và 5 người Israel thiệt mạng. Đồng thời "tháo ngòi nổ" cho một cuộc chiến tranh tổng lực trên bộ với những hậu quả khó lường giữa hai bên đối địch.
Suốt hơn một tuần qua, 1,6 triệu người dân Palestine ở Dải Gaza, vốn đã quá khốn khó bần cùng sau gần 6 năm bị bao vây cô lập, lại phải sống trong cảnh nơm nớp lo âu khi các máy bay chiến đấu của quân đội Israel liên tục quần đảo và dội bom xuống dải đất chật hẹp này. Phía bên kia biên giới, cuộc sống của hàng triệu người dân Do Thái cũng bị đảo lộn với các cuộc tấn công dồn dập bằng tên lửa và rốckét của các nhóm vũ trang Palestine. Khu vực Trung Đông vốn quá thừa bạo lực và bất ổn một lần nữa lại trở thành tâm điểm chú ý của cả thế giới.
Bao lâu?
Tuy nhiên, trên thực tế thỏa thuận này còn rất mong manh. Những tuyên bố của hai bên sau đó khiến cho người ta không khỏi không hoài nghi liệu những phút giây yên tiếng đạn bom có kéo dài được lâu trên mảnh đất nhiều đau thương này?
Thủ tướng Israel Netanyahu vẫn cảnh báo "sẽ tấn công dữ dội hơn" và không loại trừ một cuộc tiến công mặt đất nếu Hamas tiếp tục bắn tên lửa. Khaled Meshaal, thủ lĩnh của Hamas cho biết, phong trào này sẽ tuân thủ thỏa thuận ngừng bắn nếu Israel cũng làm như vậy, và họ sẽ trả đũa bất cứ sự vi phạm nào. Có vẻ như người Israel chỉ coi cuộc ngưng bắn chỉ là một sự ngưng nghỉ, chứ không phải là một giải pháp. Họ cho rằng chỉ là vấn đề thời gian trước khi Hamas tái vũ trang cho vòng xung đột kế tiếp.
Nhà phân tích chính trị Talal Okal tại dải Gaza cũng không mấy lạc quan về sự tồn tại lâu dài của lệnh ngừng bắn khi nói: "Phong trào Hamas đang ở vị thế mạnh mẽ hơn bao giờ hết. Người Palestine nên tiếp tục chuẩn bị tinh thần cho một cuộc xung đột khác".
Khi cả hai bên đều tuyên bố 'chiến thắng'
Phía Israel coi thỏa thuận này là một thắng lợi. Nước này đã phát động chiến dịch bắn phá Dải Gaza nhằm chấm dứt các cuộc phóng tên lửa từ Dải Gaza. Bộ trưởng Quốc phòng Ehud Barak và Ngoại trưởng Avigdor Lieberman tỏ ra hài lòng, nói rằng Israel đã đạt được tất cả các mục tiêu chính trị và quân sự. Về phần mình, Hamas cũng tuyên bố chiến thắng trên chiến trường và trên bàn hội nghị. Thủ tướng Chính phủ Hamas, ông Ismail Hanya tuyên bố trước các phóng viên: "Chúng tôi đã dạy cho kẻ thù (Israel) một bài học". Ông này cũng nhấn mạnh rằng Israel đã thua cuộc và thất bại trong "cuộc phiêu lưu" của mình.
Theo nhận định của giới chuyên gia, cuộc xung đột lần này ở dải Gaza được phát động nhằm phục vụ những toan tính chính trị của cả Hamas lẫn chính phủ cánh hữu của Thủ tướng Israel Netanyahu.
Phó Giáo sư môn Đông phương học Đại học Quan hệ quốc tế Moscow (MGIMO) Nikolai Surkov nói: "Tôi cho rằng xung đột gia tăng là do những cân nhắc trong nội bộ Hamas. Có thể, Israel cũng có lợi vì khi căng thẳng gia tăng. Cả hai bên đều sẽ thu về một số vốn liếng chính trị: Thủ tướng Netanyahu sẽ có ưu thế hơn trong cuộc bầu cử sắp tới, còn Hamas thì chứng tỏ sự kiên cường và quyết tâm chiến đấu chống Israel trước người dân Palestine". Chắc chắn, khi bước ra khỏi cuộc xung đột này, vốn liếng chính trị của Hamas sẽ tăng thêm đáng kể ở trong và ngoài những vùng lãnh thổ Palestine. Hamas phần nào phá vỡ được thế trận bao vây do Israel áp đặt trong gần sáu năm qua về ngoại giao và quân sự. Lần đầu tiên sau hàng chục năm, hai thành phố quan trọng của Israel là Tel Aviv và Jerusalem đã bị tên lửa của Hamas bắn tới.
Theo trang RT.com, thời điểm khơi mào cho cuộc xung đột diễn ra chỉ hai tháng trước cuộc tổng tuyển cử ở Israel. Cuộc chiến Gaza sẽ giúp liên minh tranh cử của Thủ tướng Netanyahu và Ngoại trưởng Lieberman tăng thêm uy tín và củng cố cơ hội thắng cử trong cuộc bầu cử dự kiến vào đầu năm 2013. Tuy nhiên, những tính toán ban đầu cho thấy, những chiến dịch không kích của Israel tốn đến hàng chục nghìn USD mỗi giờ. Để vận hành một chiếc máy bay không người lái cần 6.000 shekel (khoảng 1.500 USD) mỗi giờ, trong khi một chiếc trực thăng tiêu tốn 5.000 USD/giờ. Chi phí để một máy bay chiến đấu bay trên bầu trời mỗi giờ là 15.000 USD. Việc triển khai quân dự bị buộc Israel phải chi trả 450 shekel (hơn 110 USD) mỗi người/ngày.
Và một điều mà Israel không hề mong muốn là cuộc xung đột Gaza đã giúp thu hẹp những bất đồng và chia rẽ giữa Hamas và Fatah, hai lực lượng đang kiểm soát hai phần lãnh thổ tách rời của Palestine, đưa hai lực lượng này xích lại gần nhau để cùng hướng tới một mục tiêu chung.
Cho dù thế nào thì như báo Ha'Aretz khẳng định người chiến thắng đầu tiên trong cuộc xung đột này chính là những thường dân. Người Palestine có thể có điều gì đó để ăn mừng. Ngoài việc ngừng các hành động thù địch, thỏa thuận ngưng bắn còn tạo ra một cam kết: "cải thiện các điều kiện của người dân ở Dải Gaza", như bà Hillary Clinton đã nói khi thông báo thỏa thuận này. Văn bản cũng nói về việc "mở cửa các trạm kiểm soát biên giới và khơi thông vận tải hàng hóa, đồng thời kiềm chế trước sự di chuyển tự do của những cư dân bị giới hạn". Ở nơi mà đôi khi được gọi là nhà tù lớn nhất thế giới này, điều đó dường như là một sự thay đổi lớn lao.
Trong diễn biến khác, giới phân tích Nga cho rằng "ngư ông đắc lợi" trong cuộc xung đột Gaza có thể là Iran. Đó là vì Israel được cho là đã sẵn sàng tấn công nước Cộng hòa Hồi giáo Iran và do sa vào cuộc chiến chống Hamas, chiến dịch tấn công các cơ sở hạt nhân của Iran đã bị hoãn lại.
Cuộc chiến 8 ngày này cũng còn góp phần xác lập lại vị thế và ảnh hưởng khu vực của Ai Cập qua những gì mà nước này đã thể hiện trong vai trò trung gian thỏa thuận ngừng bắn giữa Israel và các phong trào vũ trang Palestine tại Dải Gaza. Đây là một "phép thử" mới đối với quan điểm của Chính phủ mới ở Ai Cập trong quan hệ với Israel và Mỹ. Ban đầu, dưới sức ép của các lực lượng chính trị trong nước, Cairo đã có những tuyên bố và động thái hết sức cứng rắn tưởng chừng như sẵn sàng cắt đứt quan hệ với Tel Aviv. Tuy nhiên, khi cộng đồng quốc tế liên tục hối thúc thì nước này nhanh chóng dẫn đầu các nỗ lực làm trung gian hòa giải, can thiệp nhằm chấm dứt xung đột.
Cuộc xung đột tại Gaza cũng là lời nhắc nhở mạnh mẽ đối với Tổng thống tái đắc cử của Mỹ Barack Obama về những công việc còn dở dang của mình. Trong khi hướng trọng tâm chính sách đối ngoại sang khu vực châu Á-Thái Bình Dương, Washington cũng không thể sao nhãng khu vực Trung Đông với hàng loạt hồ sơ nóng bỏng đang chờ được giải quyết.
Giới chuyên gia quốc tế nhận định, việc ngừng bắn ở Gaza mới chỉ là bước đi đầu tiên trên chặng đường gian nan, để tìm kiếm một thỏa thuận ngừng giao tranh lâu dài và phức tạp. Điều quan trọng nhất là các bên phải chấp hành nghiêm chỉnh lệnh ngừng bắn và tạo điều kiện thuận lợi để các tổ chức nhân đạo xúc tiến các hoạt động cứu trợ. Thêm vào đó, Israel cần chấm dứt hoàn toàn lệnh phong tỏa dải Gaza cũng như cần có các nỗ lực nhằm thúc đẩy tiến trình hòa bình giữa Israel và Palestine mới là giải pháp căn bản lâu dài để tiến tới một tiến trình hòa bình, ổn định ở khu vực Trung Ðông bấy lâu nay vẫn bị lâm vào bế tắc.
Theo ANTD
Ai thắng ở Gaza? "Thỏa thuận ngừng bắn ở Dải Gaza" dài chỉ vỏn vẹn một trang và gồm 24 dòng. Tuy nhiên, những gì toát lên giữa những dòng chữ đó dường như giải thích cho thái độ khác nhau của các bên tham gia nhất trí. Một người đàn ông che mũi tránh khói sau một cuộc không kích của Israel ở Gaza City. Cả...