Tàu chiến Mỹ tới sát Hoàng Sa, Trung Quốc lớn tiếng ‘đã xua đuổi’
Trung Quốc lớn tiếng đã “xua đuổi” một tàu chiến Mỹ xâm nhập trái phép vào vùng biển Hoàng Sa (thuộc chủ quyền của Việt Nam) vào hôm 12/7.
Bộ chỉ huy Chiến khu Nam bộ của Trung Quốc cho biết, tàu chiến USS Benfold của Mỹ “xâm phạm trái phép” vùng biển gần quần đảo Hoàng Sa (thuộc chủ quyền của Việt Nam). Nước này cũng tuyên bố đã xua đuổi tàu Mỹ.
Tàu chiến USS Benfold của hải quân Mỹ. (Ảnh: PACOM)
Hiện, hải quân Mỹ chưa đưa ra bình luận về tuyên bố của quân đội Trung Quốc.
Vụ việc diễn ra cùng thời điểm chính quyền Joe Biden đưa ra tuyên bố bác yêu sách hàng hải của Bắc Kinh ở Biển Đông nhân kỷ niệm 5 năm ngày Tòa trọng tài (PCA) ra phán quyết bác yêu sách “đường lưỡi bò” phi pháp của Trung Quốc ở Biển Đông (12/7/2016).
Video đang HOT
Trong tuyên bố bằng văn bản hôm 11/7, Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken cho rằng, tự do trên biển là lợi ích “lâu dài” của tất cả các quốc gia.
” Không nơi nào trật tự hàng hải dựa trên luật lệ bị đe dọa nghiêm trọng hơn ở Biển Đông”, Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken nói, chỉ trích Trung Quốc tiếp tục ” cưỡng ép và hăm dọa các quốc gia ven biển Đông Nam Á, đe dọa tự do hàng hải tại tuyến đường biển toàn cầu quan trọng này”.
Đối với các hoạt động của các nước trên khu vực quần đảo Hoàng Sa, Việt Nam nhiều lần tuyên bố các bên liên quan phải tuân thủ và tôn trọng quyền, chủ quyền của Việt Nam tại đây. “Việt Nam có đầy đủ chứng cứ lịch sử và căn cứ pháp lý để khẳng định chủ quyền đối với quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa phù hợp với luật pháp quốc tế”, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Lê Thị Thu Hằng nhiều lần khẳng định. Đồng thời Việt Nam luôn mong muốn các bên liên quan duy trì hòa bình và thượng tôn pháp luật quốc tế.
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Lê Thị Thu Hằng thường xuyên nhấn mạnh: ” Duy trì hòa bình, ổn định, trật tự, an ninh, an toàn, tự do hàng không và hàng hải, thượng tôn pháp luật, tôn trọng chủ quyền, quyền chủ quyền, quyền tài phán của các quốc gia ở Biển Đông là mục tiêu, lợi ích và trách nhiệm chung của tất cả các quốc gia và cộng đồng quốc tế. Việt Nam mong rằng các bên nỗ lực đóng góp một cách có trách nhiệm vào tiến trình này “.
Tàu chiến Mỹ - Australia tập trận bắn đạn thật trên Biển Đông
Các tàu chiến của hải quân Mỹ và hải quân hoàng gia Australia đã tiến hành một tuần tập trận chung trên Biển Đông, trong đó có các nội dung diễn tập bắn đạn thật.
Hải quân Mỹ đưa tin, tàu khu trục tên lửa dẫn đường lớp Arleigh Burke USS Curtis Wilbur đã cùng tàu khu trục lớp Anzac HMAS Ballarat của Australia tập trận chung kéo dài 1 tuần trên Biển Đông, từ ngày 6-11/6. Trong ảnh: USS Curtis Wilbur nã hỏa lực trong cuộc tập trận chung với HMAS Ballarat.
Hai chiếm hạm đã tiến hành nhiều hoạt động diễn tập chung bao gồm di chuyển và tiếp liệu trên biển với tàu hậu cần USNS Big Horn, diễn tập với trực thăng, bắn đạn thật và những nội dung huấn luyện khác. Trong ảnh: Thủy thủ hải quân Mỹ ra hiệu lệnh cho một trực thăng quân sự tham gia tập trận.
Theo hải quân Mỹ, lực lượng Mỹ và Australia đã tiến hành tập trận tuân thủ theo luật pháp quốc tế. Trong ảnh: Hoạt động tiếp dầu cho trực thăng quân sự.
"Chúng tôi rất hào hứng được hợp tác với đồng minh Australia và tàu HMAS Ballarat để cùng chia sẻ những giá trị và lợi ích chung. Sự hợp tác chặt chẽ và hỗ trợ lẫn nhau của chúng tôi thể hiện cam kết hành động vì một Ấn Độ-Thái Bình Dương tự do và mở, cũng như thúc đẩy an ninh và thịnh vượng khu vực", một tuyên bố của hải quân Mỹ cho biết. Trong ảnh: Trực thăng MH-60R Sea Hawk từ HMAS Ballarat bay trên USS Curtis Wilbur.
Theo hải quân Mỹ, các cuộc tập trận giúp củng cố năng lực hiệp đồng giữa hải quân của 2 quốc gia đồng minh, đồng thời thể hiện cam kết của Mỹ trong việc phối hợp với các đối tác trong khu vực nhằm duy trì trật tự quốc tế trên Biển Đông.
Hải quân Mỹ khẳng định Biển Đông là một phần không thể thiếu đối với thương mại toàn cầu và việc sử dụng chung Biển Đông cho hoạt động thương mại quốc tế tự do và không hạn chế sẽ mang lại lợi ích cho tất cả các quốc gia.
Trực thăng MH-60R Sea Hawk tham gia tập trận.
Pháo điện từ trên tàu chiến Mỹ chết yểu Hải quân Mỹ dường như sẽ khai tử chương trình pháo điện từ sau 16 năm nghiên cứu phát triển, khi không đề xuất thêm ngân sách cho dự án. Hải quân Mỹ tuần trước công bố đề xuất ngân sách năm 2022, trong đó loại bỏ hai khoản chi cho dự án nghiên cứu phát triển pháo điện từ trên tàu chiến....