Tàu chiến Mỹ, Philippines sẽ chạm mặt tàu Trung Quốc ở Scarborough?
Hải quân Mỹ và Philippines sẽ tập trận chung trong tháng này ở gần bãi cạn Scarborough đang tranh chấp với Trung Quốc trên Biển Đông.
Để chuẩn bị cho cuộc tập trận nói trên, USS Halseymột tàu khu trục tên lửa dẫn đường lớp Arleigh Burke sẽ cập bến Vịnh Subic (Philippines) vào ngày 26/6 tới, cùng các tàu chiến khác của Mỹ là USNS Safeguard và USS Ashland.
Manila cũng sẽ điều động tàu chiến BRP Ramon Alcarazvốn là một tàu tuần duyên cũ của Mỹ cung cấp cho Philippines, tàu BRP Emilio Jacintomột tàu chiến lớp Peacock mua lại của Hải quân Hoàng gia Anh và các trực thăng tham gia tập trận.
Theo Reuters, việc Hải quân Mỹ và Philippines tập trận chung gần bãi cạn tranh chấp Scarbrorough có thể sẽ chọc giận Trung Quốc, trong bối cảnh tình hình Biển Đông đang leo thang căng thẳng.
Video đang HOT
Trước đó, ngày 19/6, ông Charles Josephát ngôn viên Bộ Ngoại giao Philippines cho biết, nước này sẽ gởi một yêu cầu chính thức lên Tòa án trọng tài Liên Hiệp Quốc để yêu cầu cơ quan này cấp tốc xét xử ngay trong năm nay, hoặc vào đầu năm 2015, hồ sơ mà Philippines đã đệ trình để kiện các yêu sách quá đáng của Trung Quốc tại Biển Đông
Theo Philippines, phán quyết của định chế trọng tài quốc tế này rất cần thiết vì Trung Quốc đang tăng tốc độ bành trướng trong vùng biển mà họ tự nhận chủ quyền, làm cho “tình hình Biển Đông ngày càng trở nên tồi tệ”.
Theo Năng Lượng Mới
Chủ đề Biển Đông được thảo luận tại Thượng viện Pháp
Các thượng nghị sỹ, các chuyên gia nhấn mạnh căng thẳng trên Biển Đông do chính sách bá quyền của Trung Quốc.
Châu Âu, Mỹ và cả thế giới phải góp tiếng nói để chống lại chính sách bá quyền của Trung Quốc. Đó là lời khẳng định của các cựu tướng, thượng nghị sỹ của Pháp khiến chủ đề Biển Đông nổi bật tại cuộc hội thảo về Việt Nam được tổ chức hôm 17/6 tại Thượng viện Pháp.
Các đại biểu dự hội thảo về chủ đề Biển Đông
Cuộc hội thảo có tên "Việt Nam ngày nay trong đa dạng" do nhóm Thượng Nghị sỹ Hữu nghị Pháp - Việt phối hợp với Đại sứ quán Việt Nam tại Pháp tổ chức trong khuôn viên của Thượng viện Pháp. Đông đảo thượng nghị sỹ, cựu thượng nghị sỹ, cựu tướng và quan chức cùng các nhà nghiên cứu, nhà sử học và những người quan tâm đã tham dự hội thảo.
Tại hội thảo, các diễn giả giới thiệu về sự phát triển của Việt Nam, đất nước con người và các mặt kinh tế- xã hội của Việt Nam cũng như mối quan hệ hợp tác Pháp Việt. Đặc biệt, khi nói về những thách thức mà Việt Nam phải đối mặt, các thượng nghị sỹ, các chuyên gia nhấn mạnh nhiều đến vấn đề thời sự hiện nay là căng thẳng trên Biển Đông do chính sách bá quyền hung hăng của Trung Quốc xâm lấn vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam.
Phát biểu tại hội thảo, Đại sứ Việt Nam tại Pháp Dương Chí Dũng điểm lại những bước phát triển của Việt nam 40 năm sau giải phóng và gần 30 năm sau Đổi mới. Đại sứ Dương Chí Dũng nhấn mạnh: Hòa bình đã được thiết lập ở Việt nam từ 40 năm qua sau quá trình đấu tranh lâu dài, gian khổ và kiên cường của Việt Nam với sự hỗ trợ không ngừng của bạn bè thế giới, đặc biệt là bạn bè Pháp. Việt Nam ngày nay đã có nhiều đổi thay ngoạn mục, nhưng cũng đang phải đối mặt với những thách thức lớn để gìn giữ nền hòa bình và độc lập của dân tộc, đặc biệt là chủ quyền lãnh thổ. Đại sứ Dương Chí Dũng nhắc đến hành động của Trung Quốc đưa giàn khoan HD 981 vào vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam, đưa tàu chiến và máy bay quân sự gây hấn với cảnh sát biển Việt nam và đặc biệt nghiêm trọng là tấn công tàu đánh cá của ngư dân Việt Nam. Hành động của Trung Quốc đe dọa hòa bình, an ninh và an toàn hàng hải trên biển Đông.
Tướng Daniel Schaeffer, nguyên tùy viên quân sự tại Đại sứ quán Pháp tại Trung Quốc, Thái Lan và Việt Nam nhấn mạnh việc đưa giàn khoan HD 981 vào vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam nằm trong tổng thể các hành động của Trung Quốc để xác lập và củng cố yêu sách "Đường lưỡi bò".
Theo tướng Schaeffer, châu Âu, Mỹ và cả thế giới phải có tiếng nói để ngăn chặn chính sách bá quyền và các hành động xâm phạm của Trung Quốc đối với một quốc gia chủ quyền như Việt Nam, hay các quốc gia khác trong khu vực như Philippines. Tướng Daniel Schaeffer nói: "Vấn đề là chừng nào "Đường lưỡi bò" 9 đoạn không biến mất thì khó có thể thương lượng được giữa các nước trong khu vực. Mặt khác, không chỉ nước Pháp hay châu Âu phải có trách nhiệm bày tỏ quan điểm lo ngại mà phải có những hành động trên toàn thế giới để Trung Quốc không thể đơn phương áp đặt đường 9 đoạn theo ý của họ được. Thứ hai, các nước ASEAN và Trung Quốc đã thống nhất Tuyên bố về ứng xử của các bên trên biển Đông, nên hoạt động của giàn khoan Hải Dương 981 đã xâm lấn nghiêm trọng vào chủ quyền của một quốc gia khác là Việt Nam trong vùng đặc quyền kinh tế, vi phạm quy tắc và tuyên bố ứng xử mà Trung Quốc đã ký".
Tiếp theo phần trình bày của các diễn giả, các đại biểu tham dự hội thảo đã cùng tham gia thảo luận sôi nổi về nhiều khía cạnh. Đặc biệt, nhiều ý kiến ủng hộ quan điểm rằng thế giới, châu Âu, trong đó có Pháp cần lên tiếng mạnh mẽ vì hành động của Trung Quốc đe dọa nghiêm trọng luật pháp quốc tế.
Theo VOV
Trung Quốc ngụy biện về chủ quyền của cái gọi là "Tây Sa" Căn cứ luật pháp quốc tế về quyền thụ đắc lãnh thổ, lập luận "chủ quyền lịch sử" của Trung Quốc liệu có đứng vững được không? Bất chấp dư luận quốc tế, bất chấp những nỗ lực ngoại giao của Việt Nam, Trung Quốc vẫn không rút giàn khoan Hải Dương 981 hạ đặt trái phép trong vùng đặc quyền kinh tế...