Tất tần tật về ung thư vòm họng – căn bệnh mà nhạc sĩ Trần Tiến đang mắc
Ung thư vòm họng là một trong 10 loại ung thư phổ biến và là ung thư thường gặp nhất trong các bệnh lý ung thư đầu mặt cổ.
Thông tin về bệnh tình của nhạc sĩ Trần Tiến đã được người thân xác nhận. Hiện tại, người hâm mộ đang rất lo lắng và mong nhạc sĩ giữ được tinh thần lạc quan để mạnh mẽ chiến đấu với bệnh ung thư vòm họng giai đoạn 4.
Ung thư vòm họng là một trong 10 loại ung thư phổ biến
Ung thư vòm họng là bệnh lý ác tính phát sinh từ các tế bào ở vùng vòm họng – phần cao nhất của hầu họng, ngay phía sau của mũi. ây là một trong 10 loại ung thư phổ biến và là ung thư thường gặp nhất trong các bệnh lý ung thư đầu mặt cổ.
Bệnh ung thư vòm họng thường phát triển âm thầm do các triệu chứng không rõ ràng, dễ nhầm lẫn với các bệnh lý khác nên dễ bị bỏ qua. Hơn nữa vùng vòm họng ở sâu, là khu vực không dễ tiếp cận để thăm khám đối với các bác sỹ không chuyên khoa nên việc phát hiện các bất thường ở đây có thể bị chậm trễ.
Ung thư vòm họng là một căn bệnh ung thư nguy hiểm. Ở Việt Nam, tỷ lệ người mắc ung thư vòm họng là 12%, chiếm một tỷ lệ khá cao so với các bệnh ung thư khác. Trong số đó có tới 70% bệnh nhân mắc ung thư vòm họng phát hiện bệnh ở giai đoạn cuối khiến cho việc điều trị trở nên rất khó khăn.
Dưới đây là những thông tin quan trọng về bệnh ung thư vòm họng mà bất kì ai cũng cần nắm được để hiểu và phòng bệnh tốt hơn.
Video đang HOT
Trong đó, giai đoạn phát hiện và điều trị ung thư vòm họng có ảnh hưởng rất lớn, cụ thể như sau:
- Khả năng chữa khỏi ung thư vòm họng giai đoạn 1: Tỷ lệ chữa khỏi bệnh lên tới 70%.
- Khả năng chữa khỏi ung thư vòm họng giai đoạn 2 và 3: Tỷ lệ chữa khỏi vào khoảng 30-50%.
- Khả năng chữa khỏi ung thư vòm họng giai đoạn cuối: Tỷ lệ chữa khỏi vào khoảng 30-50%. Điều trị ung thư vòm họng giai đoạn cuối vô cùng khó khăn, chủ yếu là giảm đau đớn, tăng chất lượng cuộc sống và tăng thời gian sống cho bệnh nhân.
Những "tai hại" trong chế biến thực phẩm, nhưng nhiều gia đình vẫn thích
Thực phẩm là nguồn dinh dưỡng nuôi sống cơ thể nhưng có một số phương pháp chế biến khiến chúng trở thành nguồn gây bệnh cho con người.
Trong danh sách 120 loại thực phẩm dễ bị ung thư của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cũng đã khuyến cáo thực phẩm được bảo quản bằng muối có thể làm tăng nguy cơ ung thư dạ dày, cá muối có thể làm tăng đáng kể nguy cơ ung thư vòm họng.
Cá muối có thể làm tăng đáng kể nguy cơ ung thư vòm họng.
Vì sao thực phẩm bảo quản bằng muối lại gây hại cho sức khoẻ người ăn?
Thực phẩm bảo quản bằng muối không chỉ gây ung thư mà còn dễ gây ra các bệnh khác. Có 3 lý do khiến loại thực phẩm này có thể gây bệnh cho người ăn, cụ thể là:
- Vì chúng có chứa nitrite
Các loại thịt ướp muối có chứa rất nhiều nitrite, chất này có vai trò trong việc bảo quản thịt, ngăn chặn sự hình thành các vi khuẩn, trực khuẩn gây ngộ độc. Theo PGS. TS Nguyễn Thị Lâm (nguyên Viện phó Viện Dinh dưỡng Quốc gia): Nitrite còn gọi là "muối diêm", có tinh thể giống muối ăn thông thường.
Nitrite có vai trò trong việc bảo quản thịt, ngăn chặn sự hình thành các vi khuẩn, trực khuẩn gây ngộ độc.
Nếu chúng ta dung nạp quá nhiều nitrite (hàm lượng cho phép dao động từ 60-150mg/kg sản phẩm chế biến sẵn) với tần suất thường xuyên sẽ gây hại cho sức khoẻ. Khi lượng nitrite tiếp xúc với các axit amin trong thịt, sẽ tạo thành hợp chất nitrosamines có thể phá hỏng DNA, làm tăng bạch cầu cấp tính và các nguy cơ ung thư như ung thư tuyến tuỵ, trực tràng, dạ dày.
- Chúng chứa nhiều muối
Theo Viện Dinh dưỡng Quốc gia, một số loại thực phẩm như dưa, cà, dưa chuột... chứa rất nhiều muối. Ước tính lượng muối trong 100g dưa chuột muối chứa khoảng 2,5g muối.
Theo Viện Dinh dưỡng, dù muối rất cần thiết đối với cơ thể nhưng nếu con người nạp quá nhiều muối sẽ làm tăng nguy cơ mắc các bệnh tim mạch, tai biến mạch não, tăng huyết áp và bệnh thận. Người trưởng thành ở Việt Nam cần ăn mỗi ngày khoảng 5 gram muối. Tuy nhiên thực tế là mỗi người Việt đang ăn gấp đôi lượng muối cần thiết.
- Chúng có lượng calo cao
Hàm lượng dầu mỡ trong thịt muối thường rất cao, khi ăn lâu dài dễ gây tích tụ mỡ trong cơ thể và gây béo phì. Béo phì không chỉ ảnh hưởng đến ngoại hình mà còn không tốt cho sức khỏe. Béo phì dễ gây ra "3 cao", đồng thời dễ gây ra hàng loạt bệnh tim mạch, mạch máu não và tăng gánh nặng cho gan.
Nhiều người nghĩ rằng dưa muối, cà muối hay thịt muối không gây hại cho cơ thể bởi từ xa xưa chúng đã được sử dụng rất nhiều nhưng người xưa vẫn sống khỏe mạnh, thậm chí có tuổi thọ cao. Tuy nhiên tình hình trước đây không thể so sánh với bây giờ, trước đây thực đơn ăn uống của người dân tương đối đơn giản nên lượng muối nạp vào cơ thể không nhiều. Còn hiện tại, mỗi ngày con người tiếp xúc với biết bao thực phẩm được tẩm ướp, gây ra tình trạng thừa muối.
Ngoài ra, trước đây, con người phải tham gia lao động chân tay nhiều hơn khiến mức độ trao đổi chất cao hơn. Hiện nay, phương thức làm việc đã thay đổi từ lao động chân tay sang lao động trí óc, con người ít hoạt động hơn, chức năng chuyển hóa trong cơ thể dễ bị suy giảm khiến cho các chất độc khi đi vào cơ thể sẽ khó bài tiết hết.
Nói chung, thực phẩm bảo quản bằng muối chỉ nên tiêu thụ hạn chế và được kiểm soát chặt chẽ. Nếu ăn một lượng nhỏ, cơ thể có thể đào thải các chất độc hại ra khỏi cơ thể thông qua quá trình trao đổi chất. Tuy nhiên, một khi hấp thụ quá nhiều chất độc sẽ tích tụ lại, cơ thể dễ mắc các bệnh nguy hiểm.
Năm thực phẩm tế bào ung thư thích, bạn không nên ăn Thực phẩm nếu lựa chọn không đúng sẽ gây ra nhiều bệnh tật cho cơ thể. Năm loại thực phẩm dưới đây bị coi là nguồn nuôi sống tế bào ung thư, hay chính là loại đồ ăn mà ung thư thích nhất. Từ quan điểm của y học cổ truyền, trên lý thuyết, chế độ ăn uống của bệnh nhân ung thư...