Tất cả giáo viên THPT có cần bằng thạc sĩ?

Theo dõi VGT trên

Điều quan trọng của giáo dục phổ thông không phải là bằng cấp cao, mà cần những người am hiểu, có trải nghiệm thực tế.

Trong một hội thảo về giáo dục, một tiến sĩ, viện trưởng một viện nghiên cứu về giáo dục có đề xuất: “Tất cả giáo viên THPT có cần bằng thạc sĩ?”, tôi xin kể câu chuyện nhỏ.

Thời còn là sinh viên xây dựng năm cuối có chương trình thực tập tại công trường. Mấy chú sinh viên cũng được đội mũ trắng ra công trường (mũ trắng là mũ kỹ sư để phân biệt với mũ vàng, mũ xanh của công nhân).

Lần đầu được nhìn, sờ vào cây thép trơn, thép gân, mấy thanh niên cảm thấy tự tin, cũng cầm bản vẽ chỉ chỏ này nọ. Mấy bác công nhân lúc đầu thấy mũ trắng cũng có phần nể nhưng rồi thấy mấy ông trẻ cái gì cũng “à, ồ” thì biết ngay là “gà công nghiệp”.

Đến khi có cậu chém gió: “Bác buộc thép thế này chưa đúng kỹ thuật, phải thế này, thế kia”, thì bác mới bảo: “Cậu thử làm đi”. Chả cậu nào biết cầm cái móc buộc dây thép, lúi húi một hồi bị dây thép đâm chảy cả máu tay.

Từ đấy chúng tôi biết điều hơn, tập quan sát và nhận ra kỹ sư chỉ hơn công nhân ở tính toán thiết kế, chỉ định chỗ này dùng thép đường kính to hay nhỏ, đặt mau hay thưa, chứ đừng dại mà chỉ người ta cách đào đất sao cho nhanh, buộc thép sao cho chặt.

Bằng cấp cao chưa chắc đã giỏi

Tất nhiên cũng có những kỹ sư kinh nghiệm lăn lộn công trường lâu năm giỏi cả thiết kế và công việc chân tay nhưng số đó rất, rất hiếm.

Tat ca giao vien THPT có cần bằng thạc sĩ? - Hình 1

Tất cả giáo viên THPT cần có bằng thạc sĩ? Ảnh minh họa: Việt Hùng.

Nói dông dài để quay lại đề xuất “phổ cập” thạc sĩ dành cho giáo viên. Có một tâm lý khá phổ biến trong nghành giáo dục và xã hội nói chung dù không ai nói thẳng ra, đó là bằng cấp càng cao có nghĩa càng giỏi, tiến sĩ chắc chắn giỏi hơn cử nhân. Giảng viên đại học chắc chắn giỏi hơn, khó hơn giáo viên phổ thông.

Thử nhìn qua nghành y, từ khi còn đi học, sinh viên đã phải thực tập, trực đêm như bác sĩ thực sự. Ra trường thì ai cũng phải hàng ngày khám chữa bệnh, nếu học cao học, tiến sĩ thì cũng vẫn không tách rời công việc thực tế. Các giáo sư đầu nghành am hiểu không chỉ lý thuyết mà còn đương đầu hàng ngày với những ca bệnh phức tạp nhất, sử dụng thành thạo kỹ thuật tiên tiến. Vậy trong nghành Y điều này có vẻ đúng.

Còn trong giáo dục, sau gần 4 năm học lý thuyết, 3 tháng thực tập ngắn ngủi cưỡi ngựa xem hoa tại trường phổ thông, những sinh viên bằng giỏi trường Sư phạm thường được giữ lại làm giảng viên.

Sau đó thường họ sẽ tiếp tục các cấp học cao hơn là thạc sĩ, tiến sĩ và khi đạt những tiêu chuẩn về công bố quốc tế, hướng dẫn cao học, tiến sĩ… sẽ trở thành PGS, GS.

Khi đó, họ được coi là những chuyên gia về giáo dục, tham gia viết chương trình, soạn sách giáo khoa, cầm cân nảy mực trong đánh giá giáo viên, học sinh, chấm giáo viên giỏi.

Video đang HOT

Quan trọng là trải nghiệm thưc tế

Điều này mới nhìn thì hoàn toàn bình thường, hợp lý. Tuy nhiên tôi mạnh dạn đặt ra 2 câu hỏi thẳng thắn với các chuyên gia giáo dục:

Câu hỏi 1, có bao nhiêu người có kinh nghiệm trực tiếp giảng dạy phổ thông ngoài 3 tháng thực tập sư phạm ít ỏi?

Có bao nhiêu người đã từng trải qua những công việc hàng ngày của giáo viên trường công như dạy, chủ nhiệm lớp 40-50 học sinh, hoàn thiện đủ loại sổ sách, giáo án, thi nâng hạng, thi giáo viên giỏi, viết sáng kiến kinh nghiệm. Hay họ có ít thời gian cuối tuần lại đi tập huấn chương trình, SGK rồi lại STEM, STEAM…

Một số giảng viên đại học dạy ở các trung tâm luyện thi nhưng đó đơn thuần dạy xong là xong, có bao giờ phải làm những “việc phụ” như trên?

Có người sẽ bảo, 1 lớp đại học có đến 80-100 sinh viên, gấp mấy lần lớp học phổ thông, dạy đại học mới khó chứ dạy mầm non, tiểu học khó gì?

Đấy là sai lầm nghiêm trọng.

Sinh viên đã trưởng thành về nhận thức, nhân cách và đã khá chủ động và chịu trách nhiệm với công việc của mình. Giảng viên vào lớp giảng bài, hết tiết là xong, ai thi trượt thì thi lại, học lại thậm chí bị đuổi học.

Thầy cô phổ thông, nhất là giáo viên chủ nhiệm, giáo viên mầm non giống như cha mẹ thứ 2. Lứa tuổi học sinh là lúc các con đang hình thành nhân cách. Ngoài dạy kiến thức, thầy cô còn rèn nết ăn nết ở của học sinh.

Bạn nào lười học, gây gổ là thầy cô lại đau đầu trao đổi, tìm giải pháp phối hợp với bố mẹ để uốn nắn, giúp con tiến bộ.

Bố mẹ có con sẽ hiểu, nuôi dạy 1, 2 đứa con đã vất, đây lại những 40-50 đứa. Công việc nhiều như núi nếu thầy cô tâm huyết.

Câu hỏi 2, liệu có ai hưởng mức lương 3-4 triệu/tháng và sống được với nó?

Rất nhiều giáo viên, đặc biệt là mầm non, tiểu học sau mấy năm học cao đẳng, đại học, vất vả thi vào được biên chế thì nhận mức lương chưa bằng công nhân như vậy.

Làm sao họ có thể yên tâm gắn bó, tâm huyết với nghề? Họ còn phải bươn chải đủ nghề tay trái, tay phải để đủ tiền mua sữa cho con, mua thuốc cho bố mẹ.

Sơ qua 2 câu trên để thấy những người có bằng cấp cao, có tiếng nói, ảnh hưởng quyết định đến giáo dục phổ thông liệu đã am hiểu cấp học này?

Cũng dễ hiểu khi các chính sách dành cho giáo dục phổ thông dù luôn nói là giảm tải cho giáo viên nhưng thực tế thầy cô càng ngày càng vất vả, quay cuồng với những cải cách, thay đổi.

Vậy điều quan trọng của giáo dục phổ thông không phải là bằng cấp cao, mà cần những người am hiểu, có trải nghiệm thực tế.

Điều này không có nghĩa thầy cô không cần nâng cao trình độ. Trái lại, thầy cô cần làm gương cho học sinh về tinh thần tự học liên tục.

Cách học hiệu quả có thể thông qua đọc sách, suy ngẫm và triển khai thực tế qua những tiết dạy hàng ngày, mỗi ngày làm tốt hơn từng chút, từng chút chứ không nhất thiết là tốn kém thời gian, tiền bạc miệt mài 2 – 3 năm xong cái bằng thạc sĩ rồi coi là xong.

Tất nhiên nếu thầy cô nào thực sự đam mê muốn học cao hơn thì rất tốt, nhưng chỉ nên là tự nguyện.

Trong ngành xây dựng ở các nước phát triển phân ra khá rõ nghiên cứu và thực hành. Những người bằng cấp cao (GS,TS) chỉ được coi trọng ở các trường đại học, viện nghiên cứu.

Còn trong các công ty thiết kế, thi công thì những người được nể trọng nhất là những kỹ sư chính dù họ chỉ học 5 năm đại học nhưng có đến 20-30 năm kinh nghiệm dày dạn ở hàng trăm dự án khác nhau.

Chỉ đến khi nào những tiếng nói của giáo viên trực tiếp giảng dạy, của thầy cô vùng cao được lắng nghe thì lúc đó chất lượng giáo dục mới thực sự khởi sắc.

Những cách thay đổi đơn giản như chúng ta cần loại bỏ các cuộc thi hình thức, các chứng chỉ, tập huấn, sáng kiến để họ chuyên tâm giảng dạy và có thời gian dành cho gia đình nhỏ. Giáo viên cần sự tin tưởng, tự chủ trong dạy học, trong lựa chọn sách giáo khoa… Giáo viên cần được lương đảm bảo cuộc sống từ đó thu hút được những người có năng lực, tâm huyết kết hợp với loại bỏ những giáo viên yếu kém.

Còn không, giáo dục phổ thông sẽ mãi loay hoay, chắp vá. Gốc, rễ của cái cây là giáo dục phổ thông đã yếu thì đừng mong giáo dục đại học có thể đơm hoa kết trái được.

Trên đây là suy nghĩ cá nhân của tôi, một thầy giáo Toán. Tôi chỉ là thạc sĩ, không là gì so với các bằng cấp khác.

Nhưng tôi cũng thử giống như bác công nhân xây dựng năm nào, ai bằng cấp cao nếu tự tin mình là chuyên gia giáo dục thì thử đảm nhận những việc “lặt vặt” như các giáo viên trường công trong một năm. Khi đó, tôi tin những phát biểu về giáo dục phổ thông của quý vị sẽ thực sự thuyết phục.

Người trẻ Trung Quốc kiệt sức vì 'tấm thẻ vàng' học vấn

"Phân tầng đẳng cấp" trong giáo dục trở thành áp lực lớn cho không ít người trẻ Trung Quốc. Họ tin rằng có bằng cấp cao sẽ mang đến cơ hội việc làm, dễ dàng thăng tiến.

Tại Trung Quốc, bằng cấp và danh tiếng của ngôi trường từng theo học là một trong những yếu tố được đa số công ty coi trọng khi tuyển dụng nhân sự.

"Phân tầng đẳng cấp" trong giáo dục trở thành áp lực lớn cho không ít người trẻ hiện đại, khi họ tin rằng tốt nghiệp từ một trường danh giá hay bằng cấp cao sẽ mang đến nhiều cơ hội việc làm và dễ dàng thăng tiến hơn.

Theo The Pape r, ngày càng nhiều người trẻ chọn học lên thạc sĩ sau khi tốt nghiệp đại học, với kỳ vọng có được "tấm vé vàng" trong thị trường lao động ngày càng cạnh tranh khốc liệt, đặc biệt từ sau khi dịch Covid-19 bùng phát khiến tỷ lệ thất nghiệp tăng cao.

Dưới áp lực về tiêu chuẩn tuyển dụng của nhiều công ty và khó khăn thực tế, học lên cao là một biện pháp có thể thử. Nhiều người dùng từ "căng thẳng", "cô đơn" và "kiệt sức" để miêu tả cảm xúc trong quá trình luyện thi, song họ mong chờ kết quả tốt đẹp sẽ đến trong tương lai.

Người trẻ Trung Quốc kiệt sức vì tấm thẻ vàng học vấn - Hình 1

Nhiều người trẻ Trung Quốc cố gắng học lên cao để tìm kiếm cơ hội việc làm.

Mỗi dịp cuối năm, phòng học của các trường đại học cũng như các khu nhà cho thuê xung quanh trường ở đất nước tỷ dân luôn là bóng dáng của những người đang miệt mài ôn luyện để thi lên thạc sĩ.

10 năm trước, số đơn đăng ký học lên thạc sĩ ở Trung Quốc chỉ hơn 1,51 triệu. Năm 2019, con số này đã tăng lên 3,41 triệu. Số liệu mới được công bố cho thấy năm 2020, lượng ứng viên muốn học lên thạc sĩ đã là 3,77 triệu, một con số kỷ lục và đầy bất ngờ.

Xu thế này ngày càng tăng cao. Rõ ràng, người trẻ xứ Trung ngày nay đang cảm thấy chỉ có bằng đại học là không đủ. Năm 2019, có 38% cử nhân mới tốt nghiệp chọn thi tuyển đầu vào học lên thạc sĩ.

Những ngày gần đây, dân mạng Trung Quốc chia sẻ câu chuyện về anh chàng họ Zhao đã thi trượt 3 lần trong kỳ thi đầu vào học thạc sĩ, và năm 2020, nam thanh niên vẫn quyết thử sức thêm lần nữa.

Bên cạnh đó, nhiều người trẻ chọn học lên cao sau một vài năm làm việc, với mong muốn thăng tiến hoặc tìm được công việc khác tốt hơn.

Xét về thời gian và tiền bạc, học lên thạc sĩ tốn kém hơn nhiều so với học đại học. Tuy nhiên, nhiều người sẵn sàng theo đuổi nó, họ xem tấm bằng cao học chính là "chiếc phao cứu sinh" để đổi đời.

Trong cuộc khảo sát đối với các thí sinh thi đầu vào cao học, 66,9% nói lý do là "nâng cao năng lực cạnh tranh và tăng lương".

Một số người khác nói rằng sau nhiều năm đi làm vẫn dậm chân tại chỗ, không thể lên vị trí cao dù nỗ lực và chăm chỉ khiến họ cảm thấy "kiệt quệ cảm xúc". Việc học lên cao như động lực và cách giải thoát khỏi hoàn cảnh hiện tại.

Không ít thí sinh thừa nhận việc học lên cao như một cách chạy trốn tạm thời khỏi thực tại khó khăn trong công việc, mong muốn dưới áp lực có thể tìm được con đường rõ ràng hơn cho bản thân.

Trong mắt nhiều người, học lên thạc sĩ như bước nhảy để "cá chép hóa rồng". Điều này có thể đúng đối với một số người đã đi làm khi họ có thêm cơ sở cho cơ hội thăng tiến.

Tuy nhiên, thực tế phũ phàng hơn khi nhiều người có bằng thạc sĩ lại nhận mức lương thấp hơn cử nhân tốt nghiệp đại học.

Theo "Báo cáo việc làm năm 2018 cho sinh viên đại học ở Trung Quốc" của Michaels, 3 năm sau khi tốt nghiệp cùng lớp sinh viên đại học, thu nhập trung bình hàng tháng của những người trẻ có bằng thạc sĩ trong nước là 7.371 nhân dân tệ, còn của những người dành 3 năm đó để đi làm lại cao hơn, 7.419 nhân dân tệ.

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tin đang nóng

68.000 vé máy bay bị hủy chỉ trong 1 ngày, Jeju Air lâm vào khủng hoảng toàn diện68.000 vé máy bay bị hủy chỉ trong 1 ngày, Jeju Air lâm vào khủng hoảng toàn diện
19:31:48 30/12/2024
Hai thực tập sinh Việt Nam bị thương trong vụ nổ nhà máy sơn tại Osaka, Nhật BảnHai thực tập sinh Việt Nam bị thương trong vụ nổ nhà máy sơn tại Osaka, Nhật Bản
19:30:11 30/12/2024
Sao nữ Vbiz chuẩn bị cưới lần 3 với bạn trai hơn 10 tuổi?Sao nữ Vbiz chuẩn bị cưới lần 3 với bạn trai hơn 10 tuổi?
19:00:46 30/12/2024
NSND Tự Long giữ chức Giám đốc Nhà hát Chèo Quân độiNSND Tự Long giữ chức Giám đốc Nhà hát Chèo Quân đội
22:37:13 30/12/2024
Người đàn ông đột nhập tiệm tóc trong đêm, camera ghi lại thứ đối tượng cầm trên tay khiến tất cả lạnh ngườiNgười đàn ông đột nhập tiệm tóc trong đêm, camera ghi lại thứ đối tượng cầm trên tay khiến tất cả lạnh người
21:17:29 30/12/2024
"Điên nữ" Seo Ye Ji bị chỉ trích vì tươi như hoa giữa thảm kịch máy bay Hàn Quốc"Điên nữ" Seo Ye Ji bị chỉ trích vì tươi như hoa giữa thảm kịch máy bay Hàn Quốc
21:05:06 30/12/2024
Người đàn ông ở Quảng Nam bắt hơn 400 con chuột mỗi đêm, được nhiều nơi săn đónNgười đàn ông ở Quảng Nam bắt hơn 400 con chuột mỗi đêm, được nhiều nơi săn đón
18:28:56 30/12/2024
Máy bay Jeju Air gặp nạn được mua bảo hiểm trách nhiệm tới 1 tỷ USDMáy bay Jeju Air gặp nạn được mua bảo hiểm trách nhiệm tới 1 tỷ USD
20:39:37 30/12/2024

Tin mới nhất

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

13:01:46 21/12/2022
Việc Hà Tĩnh công nhận học sinh (HS) giỏi cấp tỉnh với HS có điểm IELTS cao đang được dư luận quan tâm. Nhiều giáo viên phổ thông và giảng viên dạy Ngoại ngữ thể hiện băn khoăn trước việc này
Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

12:01:38 21/12/2022
Tiếp tục chương trình giám sát chuyên đề Việc thực hiện Nghị quyết số 88/2014/QH13 và Nghị quyết số 51/2017/QH14 của Quốc hội về đổi mới chương trình, SGK giáo dục phổ thông trên địa bàn tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu , sáng 20/12, Đoàn Đại biểu ...
Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

11:01:38 21/12/2022
Theo thông báo mới của Bộ GD&ĐT chứng chỉ tiếng Trung (HSK) đã được cấp phép tổ chức duy nhất tại ĐH Thành Đông (Hải Dương)
Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

10:45:40 21/12/2022
Trường ĐH Tôn Đức Thắng (TP.HCM) đang làm rõ trách nhiệm việc cơ sở ở Bảo Lộc đăng trên fanpage banner tìm hiểu truyền thống ngày 22/12 nhưng in hình lính Mỹ
Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

10:36:43 21/12/2022
Lịch nghỉ tết của học sinh Hà Nội thiết kế theo quy định của Nhà nước. Nếu cho nghỉ thêm, hàng nghìn học sinh mầm non, tiểu học không ai trông nom vì bố mẹ vẫn phải đi làm
Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

10:01:37 21/12/2022
Năm 2023 Trường ĐH Kiên Giang tuyển sinh 22 ngành, trong đó có 2 ngành mới, dự kiến 1.675 chỉ tiêu. Trường ĐH Kiên Giang vừa tổ chức Hội nghị Tổng kết công tác tuyển sinh năm 2022 và đề ra các giải pháp, phương hướng để nâng cao hiệu qu...
Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

08:06:29 21/12/2022
Cùng với các ngành đào tạo khác, trong những năm qua, Trường Đại học (ĐH) Hồng Đức không ngừng đổi mới công tác quản lý, xây dựng và hoàn thiện nội dung chương trình đào tạo ngành giáo dục mầm non (GDMN) với mục tiêu đào tạo những giáo ...
Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

07:59:41 21/12/2022
UBND tỉnh Hà Giang quyết định cho học sinh trên toàn tỉnh bắt đầu nghỉ học từ ngày 18/1 đến hết ngày 29/1/2023. Ngày 19/12, Chủ tịch UBND tỉnh ban hành Quyết định số 2341/QĐ-UBND về việc cho trẻ mầm non, học sinh, sinh viên các cơ sở gi...
Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

07:59:05 21/12/2022
Ngày 20/12, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội tổ chức tổng kết hội thi giáo viên dạy giỏi thành phố cấp Trung học cơ sở năm học 2022-2023
Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

07:58:36 21/12/2022
Chiều ngày 20.12, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân đã công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023. Theo đó, nhà trường tuyển sinh 60 mã ngành/chương trình với 6200 chỉ tiêu đại học chính quy
Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

07:57:38 21/12/2022
Năm 2023, Trường đại học Kinh tế Quốc dân giữ nguyên 4 phương thức tuyển sinh và có sự thay đổi về chỉ tiêu mỗi phương thức để phù hợp tình hình thực tế
Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi

Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi

07:56:12 21/12/2022
Một kỳ thi học sinh giỏi được tổ chức tốn rất nhiều công sức, tâm huyết của nhiều nhà giáo, học sinh và tốn kém tiền bạc nhưng cũng là một hoạt động khuyến tài quan trọng của giáo dục địa phương. Vậy nên cấp tổ chức cần cẩn trọng trong ...

Có thể bạn quan tâm

Nhà bạn dù nhỏ đến mấy vẫn cần có 1 trong 3 loại cây này để hấp thụ "khí độc" và thanh lọc không khí

Nhà bạn dù nhỏ đến mấy vẫn cần có 1 trong 3 loại cây này để hấp thụ "khí độc" và thanh lọc không khí

Sáng tạo

00:51:00 31/12/2024
Trồng hoa là để làm hài lòng cơ thể và tinh thần, mang lại môi trường sống thoải mái, ấm áp cho gia đình. Vì vậy, khi trồng hoa tại nhà phải đặt con người lên hàng đầu.
Vẻ đẹp kiêu sa của các khoáng vật màu tím trên thế giới

Vẻ đẹp kiêu sa của các khoáng vật màu tím trên thế giới

Lạ vui

00:48:24 31/12/2024
Màu tím thường được coi là sắc màu của một tình yêu sâu sắc, đồng thời cũng gắn với sự quyền quý của các bậc đế vương thời cổ đại. Các khoáng vật màu tím thực sự là những tác phẩm nghệ thuật tuyệt vời của tạo hóa.
Ronaldo có thể rời Saudi Arabia

Ronaldo có thể rời Saudi Arabia

Sao thể thao

23:34:46 30/12/2024
Cristiano Ronaldo đang bước vào những tháng cuối trong hợp đồng hiện tại với CLB Al Nassr, có thời hạn đến tháng 6/2025.
Tổng Bí thư Tô Lâm gặp gỡ nhiều văn nghệ sĩ: NSND Xuân Bắc, NSƯT Quyền Linh, Lý Hải, HIEUTHUHAI...

Tổng Bí thư Tô Lâm gặp gỡ nhiều văn nghệ sĩ: NSND Xuân Bắc, NSƯT Quyền Linh, Lý Hải, HIEUTHUHAI...

Sao việt

23:23:07 30/12/2024
Tổng Bí thư đề nghị đội ngũ văn nghệ sĩ nỗ lực đóng góp, cống hiến trong thực hiện các mục tiêu chiến lược 100 năm dưới sự lãnh đạo của Đảng, 100 năm thành lập Nước.
Vụ gian lận dẫn tới tai nạn máy bay khủng khiếp nhất lịch sử: Bộ phim tài liệu vén màn những sự thật kinh hoàng bị che giấu!

Vụ gian lận dẫn tới tai nạn máy bay khủng khiếp nhất lịch sử: Bộ phim tài liệu vén màn những sự thật kinh hoàng bị che giấu!

Phim âu mỹ

23:16:06 30/12/2024
Bộ phim này hé lộ những bí mật kinh hoàng đằng sau vụ gian lận khủng khiếp nhất lịch sử ngành hàng không hiện đại.
"Tổng tài 25 tuổi" được ví như Vương Hạc Đệ, đóng cảnh 18+ bị chê kệch cỡm là ai?

"Tổng tài 25 tuổi" được ví như Vương Hạc Đệ, đóng cảnh 18+ bị chê kệch cỡm là ai?

Hậu trường phim

23:13:20 30/12/2024
Bộ phim Mẹ Lao Công Học Yêu do Thùy Trang, Đình Mạnh đóng chính hiện vẫn đang phát sóng và gây tranh cãi vì nội dung kệch cỡm, xa rời thực tế.
Mỹ nam Squid Game 2 gây ám ảnh vì diễn xuất điên rồ, ánh mắt biến thái đến mức được gọi là Joker Hàn Quốc

Mỹ nam Squid Game 2 gây ám ảnh vì diễn xuất điên rồ, ánh mắt biến thái đến mức được gọi là Joker Hàn Quốc

Phim châu á

23:02:14 30/12/2024
Với tạo hình và tâm lý bất nhất, Gong Yoo khiến người xem không khỏi rùng mình bởi loạt biểu cảm và hành động điên rồ, bệnh hoạn.
Cặp đôi kiểu mẫu hàng đầu showbiz kỷ niệm 10 năm ngày cưới: Tái hiện hôn lễ thế kỷ gây bão toàn cầu

Cặp đôi kiểu mẫu hàng đầu showbiz kỷ niệm 10 năm ngày cưới: Tái hiện hôn lễ thế kỷ gây bão toàn cầu

Sao châu á

22:40:47 30/12/2024
Mới đây, nhân dịp kỷ niệm tròn 10 năm ngày cưới, mỹ nhân đẹp nhất Philippines Marian Rivera và ông xã tài tử Dingdong Dantes đã cùng nhau thực hiện bộ ảnh tái hiện hôn lễ thế kỷ năm nào.
Truy xét, bắt giữ tên trộm đột nhập quán ăn "cuỗm" hơn nửa tỷ đồng

Truy xét, bắt giữ tên trộm đột nhập quán ăn "cuỗm" hơn nửa tỷ đồng

Pháp luật

22:31:13 30/12/2024
Ngày 30/12, Công an TP Bà Rịa, tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu cho biết đã bắt giữ đối tượng gây ra vụ trộm cắp hơn nửa tỷ đồng tại một quán ăn trên địa bàn, di lý về Công an tỉnh để điều tra, xử lý.
Siêu mẫu kiêm diễn viên Dayle Haddon qua đời

Siêu mẫu kiêm diễn viên Dayle Haddon qua đời

Sao âu mỹ

22:28:39 30/12/2024
Theo trang web của Sở Cảnh sát Solebury Township, Dayle Haddon được phát hiện đã chết trong phòng ngủ ở tầng hai vào sáng 27.12,
Phát hiện bất thường về máy bay Hàn Quốc chở 181 người trước khi gặp nạn

Phát hiện bất thường về máy bay Hàn Quốc chở 181 người trước khi gặp nạn

Thế giới

22:16:10 30/12/2024
Hãng hàng không Jeju Air được cho là đã khai thác máy bay với tần suất cao trước khi xảy ra vụ tai nạn khiến 179 người thiệt mạng.