Tập trung gỡ vướng các dự án kém hiệu quả ngành Công Thương
Văn phòng Chính phủ vừa có thông báo kết luậncủa Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ tại phiên họp thứ sáu Ban Chỉ đạo xử lý các tồn tại, yếu kém của một số dự án và doanh nghiệp chậm tiến độ, kém hiệu quả thuộc ngành công thương.
Ảnh minh họa
Thông báo kết luận nêu rõ, sau gần 2 năm thực hiện chủ trương, chỉ đạo của Bộ Chính trị, Nghị quyết của Quốc hội, Quyết định số 1468/QĐ-TTg ngày 29/9/2017 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án xử lý các tồn tại, yếu kém của một số dự án và doanh nghiệp chậm tiến độ, kém hiệu quả thuộc ngành công thương (Đề án), Bộ Công Thương và các Bộ, ngành, doanh nghiệp, đơn vị liên quan đã đề cao tinh thần trách nhiệm, nỗ lực thực hiện chức năng, nhiệm vụ được giao, đạt được những kết quả quan trọng, tích cực, quan tâm chỉ đạo, khẩn trương hoàn thiện khuôn khổ pháp lý để tháo gỡ vướng mắc, khó khăn.
Quán triệt, thực hiện nghiêm túc chỉ đạo của Bộ Chính trị và Thủ tướng Chính phủ: Kiên quyết xử lý theo nguyên tắc thị trường, công khai, minh bạch; tự chủ, tự chịu trách nhiệm của doanh nghiệp. Không cấp thêm vốn Nhà nước cho các dự án, doanh nghiệp; đảm bảo lợi ích của Nhà nước và quyền lợi hợp pháp của người lao động. Thanh tra, kiểm toán, điều tra làm rõ các sai phạm để xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật…
Tuy nhiên, tình hình sản xuất kinh doanh, tài chính ở các dự án, doanh nghiệp vẫn còn khó khăn; việc giải quyết các tranh chấp, vướng mắc về hợp đồng EPC và quyết toán dự án còn chậm, chưa hoàn thành theo tiến độ đề ra; tái cơ cấu tài chính, thu xếp, huy động vốn sản xuất kinh doanh ở một số dự án, doanh nghiệp còn vướng mắc, khó khăn… cần được các Bộ, ngành, doanh nghiệp liên quan nêu cao tinh thần, trách nhiệm và nỗ lực hơn nữa để hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.
Video đang HOT
Phó Thủ tướng giao Bộ Tư pháp chủ trì, phối hợp với Bộ Công Thương, Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Xây dựng và cơ quan, đơn vị liên quan tổ chức rà soát, đề ra giải pháp, lộ trình xử lý các vướng mắc pháp lý liên quan đến hợp đồng EPC, quyết toán và xử lý tài sản của các dự án, báo cáo Ban Chỉ đạo trong tháng 12/2018.
Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với Bộ Công Thương, Bộ Tư pháp và cơ quan, đơn vị liên quan rà soát, xử lý theo thẩm quyền vấn đề giãn, giảm mức trích khấu hao tài sản của một số dự án, doanh nghiệp; xử lý nợ, lãi suất vay vốn của các dự án, doanh nghiệp tại Ngân hàng Phát triển Việt Nam; xem xét, xử lý thuế giá trị gia tăng, thuế nhập khẩu đối với thạch cao nhân tạo… và các vấn đề khác thuộc chức năng, nhiệm vụ của Bộ Tài chính, báo cáo Ban Chỉ đạo, Thủ tướng Chính phủ các vấn đề vượt thẩm quyền.
Phó Thủ tướng giao Ngân hàng Nhà nước Việt Nam chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan chỉ đạo các ngân hàng thương mại, tổ chức tín dụng tiếp tục tái cơ cấu các khoản nợ vay của các dự án, doanh nghiệp theo quy định của pháp luật và nguyên tắc thị trường, cùng chia sẻ rủi ro. Điều chỉnh lại cơ chế vay, trả nợ cho phù hợp để hỗ trợ dự án, doanh nghiệp ổn định sản xuất kinh doanh.
Bộ Công Thương chủ trì, phối hợp với các Bộ, cơ quan liên quan báo cáo đánh giá các tác động của thị trường đến các sản phẩm hàng hóa của các dự án, doanh nghiệp trên và có giải pháp xử lý kịp thời theo chức năng, thẩm quyền để hỗ trợ doanh nghiệp; đề xuất tiêu chí, quy trình, thủ tục xem xét việc đưa ra khỏi Danh sách các dự án, doanh nghiệp thua lỗ, kém hiệu quả thuộc ngành công thương đối với dự án, doanh nghiệp đã hoàn thành cơ bản việc xử lý các tồn tại, vướng mắc, sản xuất kinh doanh ổn định và có lãi, báo cáo Ban Chỉ đạo, Thủ tướng Chính phủ.
Các Tập đoàn, Tổng công ty và doanh nghiệp, đơn vị liên quan, trong quý IV/2018 chủ động tiếp tục đẩy mạnh xử lý các tồn tại, vướng mắc và nhiệm vụ đề ra tại Kế hoạch hành động thực hiện Đề án của Ban Chỉ đạo, đặc biệt là việc xử lý các vướng mắc về hợp đồng EPC và quyết toán dự án.
Tăng cường các biện pháp quản trị doanh nghiệp, tiết kiệm chi phí sản xuất kinh doanh, phát huy tinh thần tự chủ, tự chịu trách nhiệm trong việc xử lý các tồn tại, yếu kém tại các dự án, doanh nghiệp do mình quản lý; duy trì, từng bước nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh, phấn đấu hoàn thành nhiệm vụ, mục tiêu Đề án.
Minh Hiển
Theo baochinhphu.vn
Quan điểm trái chiều trong quy hoạch, khai thác titan
Tỉnh Bình Thuận liên tiếp có văn bản gửi Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ đề nghị điều chỉnh giảm bớt diện tích titan đã được đưa vào quy hoạch để ưu tiên cho các dự án năng lượng, trồng rừng, du lịch.
Xuất thô, giá rẻ
Ông Đinh Trung, nguyên Bí thư Tỉnh ủy Bình Thuận, phân tích lợi ích từ khai thác titan cho ngân sách không lớn nhưng để lại hậu quả tàn phá môi trường, nguồn nước rất nghiêm trọng. Nếu không đánh giá khách quan, nhìn xa hơn thì hậu quả của việc khai thác này là khôn lường. "Hiện nay công nghệ khai thác thô sơ, chưa có chế biến sâu. Chủ yếu xuất khoáng sản thô, đem lại lợi ích kinh tế rất thấp, gây chảy máu tài nguyên quý hiếm. Điều này đi ngược với chủ trương của Đảng và nhà nước ta là không có chế biến sâu thì không khai thác. Phải để dành cho con cháu chúng ta", ông Đinh Trung nói.
Khai thác titan ở xã Hòa Thắng, H.Bắc Bình, Bình Thuận. Ảnh: H.Linh
Đồng quan điểm trên, ông Nguyễn Văn Tám, nguyên Trưởng phòng Tài nguyên nước (Sở TN-MT Bình Thuận), cho rằng muốn khai thác phải có chế biến sâu, đảm bảo lợi ích kinh tế và không gây ô nhiễm môi trường, nguồn nước, đặc biệt là thực hiện nghiêm về nghĩa vụ tài chính. "Các dự án khai thác titan đều phải cam kết thực hiện theo luật khoáng sản. Hiện tại họ đã làm theo luật chưa, có giấy phép sử dụng nguồn nước chưa, có chế biến sâu chưa? Vì sao vẫn để ô nhiễm môi trường? Theo luật, sau 90 ngày không khắc phục, không thực hiện đúng luật thì phải thu hồi dự án", ông Tám đặt vấn đề.
Trong báo cáo (số 213 ký ngày 5.10.2017) gửi Thủ tướng Chính phủ, UBND tỉnh Bình Thuận cho biết trong 26 khu vực quy hoạch titan đã được cấp phép thăm dò, chồng lấn lên 33 dự án khác đã được chấp thuận đầu tư (điện gió, điện mặt trời, trồng rừng, du lịch) với tổng diện tích chồng lấn là 4.576 ha. Số dự án này phải kiểm tra rà soát lại để đưa vào khu vực dự trữ. Trong 8 khu vực titan chưa cấp phép thăm dò, chồng lấn lên 18 dự án đã được chấp thuận đầu tư đã được cấp phép (trồng rừng, du lịch, điện gió và sân bay Phan Thiết) với diện tích 922 ha. Con số gần 600 triệu tấn trữ lượng sa khoáng titan trong lòng đất tại Bình Thuận (lớn nhất cả nước) theo điều tra quy hoạch của Bộ TN-MT là con số phỏng đoán, chưa có cơ sở khoa học. Vì vậy, UBND tỉnh đề nghị Thủ tướng chỉ đạo Bộ Công thương, Bộ TN-MT đưa hẳn những khu vực nghèo titan ra khỏi quy hoạch để ưu tiên phát triển các dự án kinh tế khác. Nếu các dự án thăm dò titan (đã được cấp phép) muốn chuyển đổi mục đích làm các dự án kinh tế khác sẽ được tỉnh ưu tiên.
Bộ Công thương: không đồng tình
Công văn mới nhất của Bộ Công thương (số 7203, do Thứ trưởng Đỗ Thắng Hải ký ngày 6.9) cho rằng các kiến nghị của tỉnh Bình Thuận "chưa đủ cơ sở để thực hiện điều chỉnh quy hoạch titan". Các khu vực mà tỉnh Bình Thuận đề nghị điều chỉnh đều đã cấp phép cho các doanh nghiệp bỏ kinh phí ra để điều tra thăm dò. "Nếu điều chỉnh theo kiến nghị của tỉnh dễ gây khiếu kiện phức tạp, gây mất an ninh trật tự ở địa phương", công văn của Bộ Công thương nêu. Bộ này cũng cho rằng, đối với diện tích đã được cấp phép thăm dò, nếu muốn chuyển đổi sang làm điện gió, điện mặt trời hoặc du lịch thì UBND tỉnh Bình Thuận cần có chính sách ưu tiên hỗ trợ doanh nghiệp rồi báo cáo Thủ tướng để đưa diện tích này vào vùng dự trữ khoáng sản. Trong trường hợp các doanh nghiệp khác có dự án (điện, du lịch) chồng lấn lên vùng dự án titan thì UBND tỉnh chủ trì thỏa thuận trên nguyên tắc đảm bảo quyền lợi giữa các bên.
Trả lời Thanh Niên ngày 18.9, Giám đốc Sở TN-MT Bình Thuận Hồ Lâm cho biết Chủ tịch UBND tỉnh vừa có Công văn số 3894 ngày 14.9 giao Sở TN-MT và Sở Công thương thống nhất về tọa độ khu vực titan dự trữ lâu dài và khu vực dự trữ có thời hạn để tham mưu cho tỉnh cập nhật quy hoạch đất đai phù hợp với quy hoạch ngành. Rà soát lại các dự án đã được cấp phép đầu tư và cả các dự án đã chấp thuận chủ trương nhưng vướng quy hoạch titan để trình Chính phủ phê duyệt. Nghiêm cấm lợi dụng các dự án khác trong khu vực dự trữ để khai thác titan. "Mặt khác, chúng tôi sẽ làm việc với từng chủ dự án thăm dò khai thác để bàn việc chuyển đổi, điều chỉnh quy hoạch. UBND tỉnh giao phải hoàn thành việc này ngay trong tháng 9", ông Hồ Lâm nói.
Theo Quế Hà - H.Linh/ Thanh niên
Thêm dự án nhà ở "mắc cạn" vì khách hàng chậm nộp tiền thuế sử dụng đất Dự án nhà ở cho cán bộ chiến sĩ các cục nghiệp vụ - Bộ Công an tại Ngọc Hồi (quận Hoàng Mai, Hà Nội) đang đứng trước nguy cơ chậm tiến độ do nhóm khách hàng gồm 82 cán bộ, chiến sĩ công an chậm nộp tiền thuế sử dụng đất. Công ty CP Quốc Tế CT Việt Nam vừa tổ chức...