Tập trung đào tạo nghề trình độ cao đáp ứng nhu cầu doanh nghiệp
Theo Sở LĐ-TB&XH Cà Mau, trong thời gian tới, mục tiêu tỉnh đặt ra là đào tạo nguồn nhân lực gắn với nhu cầu của doanh nghiệp và thị trường lao động của vùng kinh tế trọng điểm.
Thực hiện nhiệm vụ, giải pháp đẩy mạnh phát triển các vùng kinh tế trọng điểm, theo kế hoạch của Sở LĐ-TB&XH Cà Mau, nhiệm vụ trong giai đoạn 2021 – 2025 tỉnh đào tạo nghề cho 140.000 người.
Trong đó, trình độ cao đẳng 10.400 sinh viên, trung cấp 3.025 học sinh, 126.575 học viên học nghề. Bình quân 28.000 học sinh, sinh viên, người học nghề/năm.
Trên 90% sinh viên tốt nghiệp cao đẳng, 85% học sinh tốt nghiệp trung cấp, trên 80% người lao động tốt nghiệp sơ cấp và dạy nghề dưới 3 tháng có việc làm sau đào tạo. Tỷ lệ lao động qua đào tạo đến năm 2025 đạt 60%.
Công nghệ thông tin là một trong những ngành nghề tỉnh Cà Mau tập trung đào tạo có trình độ cao khi thực hiện nhiệm vụ, giải pháp đẩy mạnh phát triển các vùng kinh tế trọng điểm. (Ảnh minh họa)
Video đang HOT
Bên cạnh đó, đến năm 2025, phát triển Trường Cao đẳng Nghề Việt Nam – Hàn Quốc Cà Mau đủ điều kiện về quy mô và chất lượng đào tạo là trường chất lượng cao, có năng lực đào tạo các ngành nghề được các nước tiên tiến trong khu vực ASEAN hoặc quốc tế công nhận.
Các trường có nghề trọng điểm được đầu tư trọng điểm đảm bảo đào tạo theo chuẩn quốc gia và khu vực.
Nhiều giải pháp để thực hiện các nhiệm vụ được ngành LĐ-TB&XH Cà Mau đưa ra, trong đó tăng cường kết nối thông tin thị trường lao động với các tỉnh, đặc biệt là các vùng kinh tế trọng điểm, các khu công nghiệp để tiếp tục mở rộng ngành nghề.
Tăng số lượng và hiệu quả đào tạo theo yêu cầu sử dụng lao động của cả 3 trình độ cao đẳng, trung cấp và sơ cấp nghề đáp ứng nhu cầu đa dạng của xã hội.
Tập trung đào tạo nghề trình độ cao trong những ngành trọng yếu, như: cơ khí, điện tử, công nghệ thông tin…; các ngành dịch vụ chất lượng cao, giá trị gia tăng cao, như: du lịch, thương mại…
Quy hoạch ngành, nghề theo hướng gắn với nhu cầu sử dụng lao động của doanh nghiệp, thị trường lao động và mục tiêu phát triển kinh tế – xã hội.
Thực hiện hỗ trợ đào tạo nghề cho lao động làm việc trong các doanh nghiệp, các đối tượng chính sách, thanh niên hoàn thành nghĩa vụ quân sự, nghĩa vụ công an, thanh niên tình nguyện và nông dân chuyển đổi nghề nghệp để cung ứng lực lượng lao động có tay nghề, nhất là nguồn lao động trình độ cao đáp ứng yêu cầu của đơn vị sử dụng lao động.
Cà Mau cũng khuyến khích các trường cao đẳng công lập xây dựng đề án tự chủ theo lộ trình, tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý đào tạo, gắn kết chặt chẽ với doanh nghiệp trong tuyển sinh, đào tạo nghề và giải quyết việc làm.
Theo Sở LĐ-TB&XH Cà Mau, mục tiêu tỉnh đặt ra là đào tạo nguồn nhân lực gắn với nhu cầu của doanh nghiệp và thị trường lao động của vùng kinh tế trọng điểm.
Chú trọng rà soát, chuẩn bị nguồn nhân lực phù hợp, bố trí đủ cho các dự án quan trọng, quy mô lớn, nhất là các dự án có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài.
Tăng cường hoạt động xúc tiến hợp tác với các nước, vùng lãnh thổ và các địa phương nước ngoài nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế – xã hội của tỉnh, trong đó có các hoạt động hợp tác quốc tế trong lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp, liên kết đào tạo các nghề tỉnh đang có nhu cầu thuộc các lĩnh vực công nghệ kỹ thuật, nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao,…
Trường nghề Hà Nội chật vật tuyển sinh
Năm 2020, mạng lưới 21 trường trung cấp, cao đẳng công lập thuộc TP Hà Nội đặt mục tiêu tuyển 18.735 người (7.980 chỉ tiêu hệ cao đẳng, 10.755 chỉ tiêu hệ trung cấp).
Ảnh minh họa
Tuy nhiên, đến thời điểm này, các trường chỉ tuyển được 2.514 người học trình độ cao đẳng (đạt 31,5% kế hoạch), 6.520 người học trình độ trung cấp (đạt 60,6%)... Tính chung, kết quả tuyển sinh của 21 trường nghề công lập từ đầu năm 2020 đến nay mới đạt 48,2% chỉ tiêu.
Lý giải tình trạng này, bà Nguyễn Thanh Nhàn, Phó Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội TP Hà Nội, cho rằng năm nay, dịch Covid-19 làm ảnh hưởng đến nhiều mặt của đời sống xã hội, trong đó có hoạt động giáo dục nghề nghiệp. Công tác phân luồng, định hướng nghề nghiệp cho học sinh cũng chưa nhận được sự quan tâm đúng mức. Việc gắn kết "bốn nhà" là nhà nước - nhà trường - doanh nghiệp - gia đình nhằm bảo đảm đầu ra cho người học còn thiếu cơ chế ràng buộc nên chưa có nhiều doanh nghiệp "mặn mà" tham gia.
Để tháo gỡ tình trạng này, ông Ngô Văn Quý, Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội, yêu cầu Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, Sở Giáo dục và Đào tạo cần liên kết để thực hiện tốt công tác tư vấn, định hướng nghề nghiệp cho học sinh bậc THCS, THPT; cung cấp thông tin, dữ liệu tuyển sinh cho các nhà trường và người học.
Sở Kế hoạch và Đầu tư tiến hành tổng rà soát các dự án liên quan đến giáo dục nghề nghiệp, để có hướng quan tâm đầu tư phù hợp trong thời gian tới... Đồng thời, khẩn trương xây dựng "Đề án rà soát, sắp xếp các trường cao đẳng, trung cấp công lập thuộc TP", chậm nhất đến ngày 5-10 phải báo cáo UBND TP về đề án này.
Đủ điểm đậu ĐH vẫn lựa chọn trường nghề Học trung cấp, CĐ nghề không còn là đường vòng mà là đường tắt đón đầu xu thế tuyển dụng của doanh nghiệp Trong tổng số 900.152 thí sinh đăng ký dự thi tốt nghiệp THPT năm 2020, có 643.122 em đăng ký xét tuyển ĐH, CĐ (chiếm 71,45%), giảm 9.878 thí sinh so với năm 2019. Số liệu trên được Cục Quản...