Tập trận chung Mỹ – Philippines trên vùng biển Sulu
Từ ngày 22 – 26/6, quân đội Mỹ và Philippines tiến hành cuộc tập trận thường niên “Hợp tác huấn luyện và sẵn sàng chiến đấu trên biển” ( CARAT) tại vùng biển Sulu, phía Đông đảo Palawan.
Theo thông báo, CARAT được tổ chức nhằm mục đích thể hiện sự ủng hộ của Mỹ và cả Nhật Bản – quốc gia cũng cử lực lượng quân đội tới tham dự – với Philippines.
Hình minh họa. (Ảnh: CFP)
Trong khi đó, cuộc diễn tập giữa Nhật Bản và Philippines diễn ra ở khu vực cách không sa quần đảo Trường Sa, nơi Trung Quốc đã cải tạo trái phép khoảng 2.000 ha đất bất chấp phản ứng và sự bất bình của các quốc gia trong khu vực. Theo thông báo, Nhật Bản đã điều máy bay chống ngầm P3C, máy bay do thám và 20 binh sĩ tham gia.
Cuộc tập trận diễn ra trong bối cảnh Biển Đông đang gia tăng căng thẳng sau các hoạt động cải tạo đảo trái phép của Trung Quốc.
Thông báo cũng cho biết Mỹ đã điều máy bay trinh sát Orion P3, tàu tuần duyên USS Fort Worth, tàu cứu hộ USNS Safeguard tham gia tập trận, trong khi Philippines cũng điều ít nhất 2 tàu khu trục nhỏ tham gia các hạng mục tập trận.
Video đang HOT
Chỉ huy tàu USS Fort Worth, ông Rich Jarrett cho biết: “Có rào cản trong giao tiếp giữa Trung Quốc và Mỹ. Tôi cho rằng cần phải có một ngôn ngữ chung để các vấn đề không bị đẩy lên mức căng thẳng. Điều đó sẽ giúp tránh được các hành động không cần thiết trên biển”.
Trong khi đó, khi được hỏi về việc quân đội Philippines cần bao nhiêu cuộc tập trận để cải thiện khả năng phòng vệ trên biển, Chuẩn Đô đốc William Merz, chỉ huy nhóm Task Force 74 của Hạm đội Bảy thuộc Hải quân Mỹ, nói:
“Chúng tôi coi cuộc tập trận là một chiến lược để duy trì ổn định trong khu vực, hơn là phòng vệ cho quốc gia nào. Trong lịch sử, Mỹ và Philippines đã tổ chức nhiều cuộc tập trận như thế này. Chúng tôi luôn phối hợp với các đồng mình nhằm tìm ra giải pháp duy trì ổn định tại các khu vực có sự hiện diện của quân đội Mỹ”.
Ngọc Anh (tổng hợp)
Theo Dantri
Trung Quốc đổ ngược lỗi cho Philippines
Bộ Quốc phòng Trung Quốc ngày 25/6 cáo buộc Manila "lôi kéo các nước khác vào tranh chấp chủ quyền trên Biển Đông và làm gia tăng căng thẳng trong khu vực".
Phát ngôn viên Bộ Quốc phòng Trung Quốc Dương Vũ Quân. (Ảnh: CD)
Trong khuôn khổ cuộc tập trận chung với quân đội Philippines trên Biển Đông, một máy bay tuần tra P3-C Orion của Nhật Bản ngày 23/6 đã bay ở độ cao 1.524 m trên không phận Bãi Cỏ Rong ở Trường Sa, nơi Trung Quốc nói đang "tuyên bố yêu sách chủ quyền" (?) Theo các quan chức Tokyo và Manila, trên chiếc máy bay trinh sát loại P3-C Orion của Nhật, có 3 thành viên phi hành đoàn thuộc quân đội Philippines. Bay sau máy bay của Nhật là một chiếc phi cơ tuần tra loại nhỏ của Philippines. Đại tá Hải quân Philippines Jonas Lumawag cho biết: quân đội hai nước tiến hành các bài tập thực hành kìm kiếm cứu hộ trên biển trong trường hợp xảy ra thiên tai.
Động thái này được Bắc Kinh đưa ra sau khi Philippines và Nhật tiến hành một cuộc tập trận chung gần vùng biển tranh chấp.
Trong buổi họp báo thường kỳ ngày 25/6, khi được hỏi về cuộc tập trận gần đây giữa Philippines với Nhật Bản, phát ngôn viên Bộ Quốc phòng Trung Quốc Dương Vũ Quân nói trơn tru rằng: hợp tác quân sự song phương giữa các nước "phải góp phần cho hòa bình ổn định khu vực", không quên nhấn mạnh rằng "mối quan hệ đó không nên gây tổn hại cho lợi ích của các bên thứ ba"!
Ông Dương còn lớn tiếng cáo buộc rằng: "Một số nước nhất định đang lôi kéo các nước từ bên ngoài khu vực vào vấn đề Biển Đông, thực hiện màn phô diễn lực lượng, cố ý thổi phồng không khí căng thẳng trong khu vực" (?)
Giới phân tích đánh giá đây là phản ứng của Trung Quốc trước cuộc tập trận chung Nhật-Philippines ngay gần vùng biển tranh chấp. Song song với cuộc diễn tập cùng đối tác Nhật Bản, Philippines cũng đang tiến hành cuộc tập trận riêng với đồng minh Mỹ từ tuần trước.
Trong bối cảnh căng thẳng với Bắc Kinh gia tăng, Manila đang đẩy mạnh quan hệ quân sự với với các đồng minh Nhật Bản và Mỹ.
Trung Quốc hiện đưa ra yêu sách chủ quyền phi lý với phần lớn Biển Đông, khu vực có trữ lượng dầu khí lớn và có tới 5.000 tỷ USD hàng hóa được vận chuyển qua mỗi năm.
Trong khi đó, Bắc Kinh cũng có tranh chấp chủ quyền với Tokyo trên biển Hoa Đông. Trong một diễn biến mới nhất, người đứng đầu quân đội Nhật, đô đốc Katsutoshi Kawano, ngày 25/6 khẳng định có thể sẽ điều lực lượng cùng Mỹ tuần tra trên Biển Đông, sau những hành động của Trung Quốc gây quan ngại gần đây trong khu vực.
Dù vậy, quan hệ Nhật-Trung cũng đang có chiều hướng xích lại gần nhau sau các cuộc hội đàm "phá băng" của Chủ tịch Tập Cận Bình và Thủ tướng Shinzo Abe vào năm ngoái.
Phát ngôn viên Dương Vũ Quân ngày 25/6 cho hay hai nước đã tiếp diễn các cuộc trao đổi vào tuần trước về việc thiết lập một cơ chế liên lạc trên không và trên biển nhằm "giảm nguy cơ xảy ra sự cố và hiểu nhầm". Hai bên đã nhất trí tăng cường các cuộc trao đổi chuẩn bị cho việc thiết lập cơ chế này.
Thoa Phạm
Tổng hợp
Theo Dantri
Nhật cân nhắc tuần tra Biển Đông Nhật bắn tín hiệu cho thấy nước này có thể tham gia sứ mệnh tuần tra Biển Đông sau khi kết thúc cuộc tập trận với Philippines tại khu vực. Chuyến bay của chiếc P-3C Nhật ở Biển Đông là tín hiệu về một vai trò lớn hơn của Nhật tại khu vực - Ảnh: AFP Trả lời phỏng vấn tờ The Wall...