Tập thể lực 30 phút mỗi ngày giúp kiểm soát đường huyết hiệu quả
Bệnh viện Nội tiết T.Ư cảnh báo gia tăng các ca mắc đái tháo đường biến chứng nặng trong dịch Covid-19.
Đồng thời, khuyến cáo, mỗi người cần duy trì vận động thể lực, giúp kiểm soát đường huyết hiệu quả.
Người mắc đái tháo đường cần tuân thủ sử dụng thuốc, vận động thể lực kết hợp dinh dưỡng hợp lý theo hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa Nội tiết – Chuyển hóa. Ảnh THÚY QUỲNH
Sáng nay, 13.11, Bệnh viện Nội tiết T.Ư tổ chức mít tinh hưởng ứng Ngày thế giới phòng chống đái tháo đường.
Đái tháo đường là căn bệnh tiến triển âm thầm trong cơ thể. Người bệnh chỉ phát hiện ra khi đã có các biến chứng của bệnh xuất hiện, gây ra các biến chứng nặng nề như: giảm thị lực, mù lòa, suy thận, cắt cụt chi, tai biến mạch máu não… Vì vậy, đái tháo đường được coi là “kẻ giết người thầm lặng”.
Hiện nay, số người mắc đái tháo đường đang gia tăng nhanh chóng. Độ tuổi mắc bệnh ngày càng trẻ hóa.
Theo thông báo mới nhất của Liên đoàn Đái tháo đường thế giới (IDF), năm 2021, trên thế giới ước tính có 537 triệu người trưởng thành (20 – 79 tuổi) đang sống chung với căn bệnh đái tháo đường. Con số này được dự đoán sẽ tăng lên 643 triệu vào năm 2030 và 784 triệu vào năm 2045.
Video đang HOT
Đái tháo đường chính là nguyên nhân gây ra 6,7 triệu ca tử vong vào năm 2021. Trung bình cứ 5 giây lại có 1 ca tử vong. Trong 15 năm qua, căn bệnh này tiêu tốn 966 tỉ USD chi phí cho y tế, tăng 316% so với trước đây.
Việt Nam cũng như nhiều nước trên thế giới đang phải gánh chịu áp lực từ sự gia tăng số người mắc bệnh đái tháo đường trong cộng đồng. Theo IDF, tại Việt Nam, có khoảng gần 3,8 triệu người phải sống chung với căn bệnh đái tháo đường (năm 2019). Hầu hết trong số này là đái tháo đường tuýp 2.
Qua thực tế điều trị tại bệnh viện, TS – BS Phan Hoàng Hiệp, Giám đốc Bệnh viện Nội tiết T.Ư, lưu ý gần đây ghi nhận xu hướng gia tăng các bệnh nhân đái tháo đường có biến chứng nặng như loét bàn chân, cắt cụt chi do không tuân thủ điều trị đầy đủ, trì hoãn tái khám.
Bác sĩ Hiệp khuyến cáo, để dự phòng mắc bệnh đái tháo đường nói riêng và các bệnh không lây nhiễm nói chung, mỗi người dân cần thực hiện lối sống lành mạnh: chế độ dinh dưỡng hợp lý, vận động thể lực phù hợp ít nhất 30 phút mỗi ngày; không hút thuốc và không lạm dụng rượu bia. Đồng thời, cần có chế độ ăn uống hợp lý, duy trì cân nặng phù hợp.
“Để bảo vệ sức khỏe trong dịch Covid-19, người mắc đái tháo đường cần tiêm chủng vắc xin phòng bệnh đầy đủ, tuân thủ khuyến cáo 5K; sử dụng thuốc điều trị theo đơn và tái khám theo hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa”, bác sĩ Hiệp lưu ý.
Bệnh đái tháo đường không thể chữa khỏi nhưng hoàn toàn có thể kiểm soát được. Người mắc bệnh vẫn có thể duy trì cuộc sống khỏe mạnh, bình thường nếu được phát hiện sớm, tuân thủ việc dùng thuốc và thực hiện chế độ dinh dưỡng, vận động theo lời khuyên của bác sĩ.
Người tiền đái tháo đường có nguy cơ cao bị đái tháo đường nhưng nếu được phát hiện và can thiệp kịp thời bằng chế độ dinh dưỡng và vận động hợp lý thì có thể ngăn chặn tiến triển thành bệnh đái tháo đường.
Tỷ lệ đái tháo đường tăng chóng mặt, ngày càng nhiều người trẻ mắc bệnh
TS Phan Hoàng Hiệp, Giám đốc BV Nội tiết Trung ương cảnh báo tỷ người mắc đái tháo đường tăng chóng mặt và ngày càng trẻ hóa.
Trên thế giới, cứ 5 giây lại có một ca tử vong vì đái tháo đường.
Ngày 13/11, Bệnh viện Nội tiết Trung ương tổ chức lễ mít tinh hưởng ứng ngày Thế giới phòng chống bệnh đái tháo đường 14/11 và ngày Toàn dân mua và sử dụng muối I ốt 2/11.
TS Phan Hoàng Hiệp, Giám đốc bệnh viện Nội tiết Trung ương cảnh báo, tỷ lệ người mắc đái tháo đường đang tăng chóng mặt và ngày càng trẻ hóa. Rất nhiều người mắc đái tháo đường mà không biết, trong khi đây là căn bệnh có diễn tiến âm thầm nhưng nguy hiểm. Tỷ lệ tử vong của nó đứng thứ ba trong các bệnh không lây nhiễm.
Bệnh viện Nội tiết thực hiện tầm soát đái tháo đường miễn phí cho người dân tại buổi mít tinh.
Theo số liệu của IDF năm 2019, tại Việt Nam, có khoảng gần 3,8 triệu người phải sống chung với căn bệnh đái tháo đường. Hầu hết trong số này là đái tháo đường type 2.
Theo PGS.TS Đỗ Trung Quân, Phó Chủ tịch Hội Nội tiết đái tháo đường Việt Nam, Chủ tịch Hội Nội tiết đái tháo đường Hà Nội, năm 2021, trên thế giới ước tính có 537 triệu người trưởng thành (20-79 tuổi) đang sống chung với căn bệnh đái tháo đường. Đái tháo đường chính là nguyên nhân gây ra 6,7 triệu ca tử vong vào năm 2021. Trung bình cứ 5 giây lại có một ca tử vong.
TS Hiệp thông tin thêm, căn bệnh đái tháo đường với triệu chứng âm thầm, không được phát hiện, điều trị sẽ gây nhiều biến chứng tim mạch, thận... Do bệnh đái tháo đường ảnh hưởng đến các mạch máu nhỏ ở tim, ở thận, ở chi... nên gây ra nhiều biến chứng, đột quỵ, suy thận và những biến chứng bàn chân.
Trên thực tế, nhiều bệnh nhân đến viện phải cắt cụt chi, điều trị tích cực với biến chứng này. Nhiều bệnh nhân trong vòng 10 - 20 năm không biết mình bị đái tháo đường, được đưa đến viện trong tình trạng hôn mê, đường huyết rất cao.
Bởi căn bệnh này không gây ngay các triệu chứng ồ ạt mà diễn biến âm thầm, có những người mang bệnh 10 - 20 năm, khi vào viện hôn mê xét nghiệm đường huyết cao chót vót mới biết mình bị đái tháo đường.
Đặc biệt, đái tháo đường cũng đang gia tăng ở người trẻ dưới 40 tuổi, trẻ em do lối sống lối sống tiêu thụ quá nhiều thực phẩm, lười vận động thể lực dẫn đến dư thừa năng lượng, rối loạn chuyển hóa.
Rất nhiều người trẻ đã bị béo bụng. Những người này khi đi siêu âm, chụp cắt lớp bộc lộ rất rõ tình trạng mỡ bụng, mỡ nội tạng. Béo bụng cũng thể hiện tình trạng rối loạn chuyển hóa, do rất nhiều nguyên nhân không chỉ riêng ăn uống. Có người ăn không nhiều nhưng stress, căng thẳng cũng gây rối loạn chuyển hóa, tích trữ mỡ bụng.
Tuy nhiên, việc can thiệp để giảm nguy cơ chuyển từ tiền đái tháo đường sang đái tháo đường là có cơ hội. Theo lý thuyết, 80% người tiền đái tháo đường chuyển sang đái tháo đường. Mọi người có thể giảm nguy cơ này nhờ điều chỉnh chế độ ăn uống, luyện tập, duy trì nhịp sinh hoạt, làm việc đều đặn và sử dụng thuốc.
Khi thực hiện được những khuyến cáo này có thể làm giảm tỷ lệ chuyển sang đái tháo đường, hoặc kéo dài thời gian chuyển sang đái tháo đường.
Các bác sĩ cũng khuyến cáo người dân duy trì chế độ ăn lành mạnh, vận động thể dục thể thao, hạn chế các đồ ngọt, nước uống có ga, thức ăn nhanh... và duy trì khám sức khỏe định kỳ, xét nghiệm đường huyết để kịp thời phát hiện, quản lý bệnh đái tháo đường.
Quản lý bệnh đái tháo đường bằng thiết bị theo dõi đường huyết liên tục Những năm gần đây, thiết bị theo dõi đường huyết liên tục đã được sử dụng rộng rãi, giúp tự động đo đường huyết liên tục mỗi vài phút, trong suốt 24 giờ và trong nhiều ngày (thường là từ 7 - 14 ngày). Theo bác sĩ (BS) Mã Tùng Phát, Khoa Nội tiết - Bệnh viện Đại học Y Dược TP.HCM, thiết...