Tập huấn giáo viên hỗ trợ trẻ mồ côi

Theo dõi VGT trên

Nhiều phòng Giáo dục và đào tạo ở TP.HCM đã gửi văn bản cho Trường ĐH Sư phạm TP.HCM, đề nghị hỗ trợ về mặt chuyên môn để các trường thực hiện hiệu quả nhất nhiệm vụ nâng đỡ tinh thần cho học sinh mồ côi vì COVID-19.

Tập huấn giáo viên hỗ trợ trẻ mồ côi - Hình 1

Bé Nhật Hạ (lớp 8) đang dạy em trai Thiện Lâm (lớp 3) học bài. Ba chị em cô bé mồ côi mẹ từ nhỏ và được người bác ruột nhận nuôi. Nhưng COVID-19 đã khiến các em mồ côi mẹ lần nữa khi mẹ nuôi mắc COVID-19 và qua đời – Ảnh: DUYÊN PHAN

“Với những học sinh không may phải chịu cảnh mồ côi vì COVID-19, chúng tôi đã và đang thực hiện các biện pháp hỗ trợ về vật chất, phương tiện để học tập trực tuyến… Nhưng yếu tố quan trọng hơn là các em cần hỗ trợ về tinh thần. Nhiệm vụ này phải thực hiện một cách khéo léo và bài bản” – ông Nguyễn Thái Vĩnh Nguyên, trưởng Phòng Giáo dục và đào tạo TP Thủ Đức, cho biết.

Đặc biệt quan tâm đến tâm lý học sinh

Ông Phạm Đăng Khoa – trưởng Phòng Giáo dục và đào tạo quận 3, TP.HCM – thông tin từ đầu năm học 2021 – 2022, Phòng đã lưu ý các giáo viên chủ nhiệm đặc biệt quan tâm đến tâm lý học sinh, nhất là những em vừa bị mất người thân.

“Tuy nhiên, để thực hiện một cách bài bản, khoa học và đạt được hiệu quả cao, chúng tôi đã gửi văn bản cho Trường ĐH Sư phạm TP.HCM với mong muốn hợp tác trong nhiều hoạt động. Đó là tập huấn cho giáo viên chủ nhiệm, giáo viên bộ môn về cách xử trí với sang chấn tâm lý của học sinh, đặc biệt là những học sinh rơi vào hoàn cảnh mồ côi do COVID-19; hướng dẫn nhà trường và gia đình có các biện pháp chăm sóc, động viên khi học sinh gặp những khó khăn vì tâm lý do COVID-19; xây dựng kế hoạch truyền thông để cộng đồng xã hội cùng chung tay nâng đỡ tinh thần cho trẻ; thực hiện khảo sát tâm lý đầu vào đối với học sinh, theo dõi xuyên suốt tâm lý học sinh và có hướng hỗ trợ phòng ngừa kịp thời, tránh để xảy ra những sự việc đáng tiếc”.

Trao đổi với phóng viên, hiệu trưởng các trường tiểu học, THCS, THPT ở TP.HCM đều cho rằng với bối cảnh quá đặc biệt như năm nay, học sinh cần được ổn định về mặt tinh thần trước. Khi tinh thần ổn định, tâm lý được giải tỏa thì các em mới học tập tốt được. Nhưng làm sao để nâng đỡ tinh thần cho học sinh trong mùa dịch bệnh này? Đây là câu hỏi khó đối với nhiều giáo viên chủ nhiệm.

“Tôi hiểu nỗi đau của học sinh khi em mất đi người thân của mình. Tôi biết là mình cần nói chuyện với em nhiều hơn, tạo cơ hội cho em trải lòng… Nhưng mỗi lần nhắn tin hay gọi điện cho em, tôi phải suy nghĩ trước rất lâu về những câu, từ mình định nói. Tôi lo lắng không biết mình nói như vậy có vô tình gợi lại nỗi buồn trong em hay không, mình nhắn như vậy có ổn không…” – cô Th., giáo viên chủ nhiệm lớp 8 ở TP Thủ Đức, tâm sự.

Đầu tháng 10 triển khai

Một giáo viên ở quận 3 cũng nêu ý kiến: “Giáo viên cần được tập huấn không chỉ để hỗ trợ tinh thần cho học sinh, mà các thầy cô đang rất cần có kỹ năng để ổn định tâm lý của bản thân mình. Dịch bệnh kéo dài, nhiều giáo viên cũng đang “bơi” trong hàng loạt các nhiệm vụ đầu năm học mới, như soạn giáo án dạy trực tuyến, họp tổ chuyên môn, nhận lớp mới, tìm hiểu hoàn cảnh gia đình của học sinh, động viên, chia sẻ, an ủi với những học sinh có hoàn cảnh đặc biệt, làm các khảo sát đối với phụ huynh, học sinh theo yêu cầu của các cấp quản lý…

Chưa kể họ cũng có con cái, gia đình, họ cũng phải lo chuẩn bị các điều kiện và đồng hành cùng với con của mình khi học trực tuyến. Thậm chí, cũng có giáo viên bị F0 hoặc có người thân mất vì COVID-19″.

Ông Nguyễn Thái Vĩnh Nguyên cũng cho rằng: “Giáo viên và cán bộ quản lý cần được tập huấn để ổn định tâm lý của bản thân mình trước đã. Sau đó, mình mới có thể làm tốt công tác nâng đỡ tinh thần cho học sinh. Chúng tôi hy vọng Trường ĐH Sư phạm TP.HCM sớm triển khai các hoạt động liên quan đến vấn đề này, bắt đầu từ việc tập huấn giáo viên”.

GS.TS Huỳnh Văn Sơn – hiệu trưởng Trường ĐH Sư phạm TP.HCM – cho hay trường đã nhận được một số văn bản của các phòng Giáo dục và đào tạo trên địa bàn TP, và đang xây dựng chương trình cụ thể. Dự kiến đầu tháng 10-2021, nhà trường sẽ triển khai thực hiện chương trình hỗ trợ, chăm sóc tâm lý học sinh mồ côi vì COVID-19. Giai đoạn 1 dự kiến thực hiện ở TP Thủ Đức, quận 3, quận 5, Tân Phú, Bình Tân, Bình Thạnh.

Theo GS.TS Huỳnh Văn Sơn, những nội dung của chương trình dự kiến sẽ là tập huấn cho giáo viên chủ nhiệm, giáo viên bộ môn về sang chấn tâm lý đối với học sinh; hỗ trợ chăm sóc tâm lý học sinh theo các hình thức tư vấn; truyền thông để cộng đồng xã hội chung tay nhưng không thương hại trẻ, không thương mại hóa việc giúp trẻ.

Video đang HOT

Công tác này không chỉ những người làm giáo dục hay chuyên gia tâm lý, mà cần có các ban ngành đoàn thể cùng chung tay như Hội Liên hiệp phụ nữ phường, Đoàn TNCS phường, phòng Giáo dục và đào tạo, nhà trường, ban đại diện cha mẹ học sinh các trường, các lớp…

“Tôi cho rằng việc tiếp cận, đánh giá tâm lý theo định kỳ của từng trẻ, theo dõi xuyên suốt tâm lý trẻ và có hướng hỗ trợ phòng ngừa hoặc kịp thời là việc không kém phần quan trọng. Cũng cần hỗ trợ học tập, tư vấn học tập, hỗ trợ kỹ năng sống theo chu kỳ ở bất kỳ môi trường nào trẻ sống, ngay cả trẻ em vào các cơ sở giáo dục thì có thể đến thăm định kỳ và thực hành công tác xã hội.

Với một số trẻ còn người thân trong dòng họ thì cần hỗ trợ đầy đủ dụng cụ học tập, điều kiện học tập và tư vấn hỗ trợ tinh thần, nhất là lắng nghe nhu cầu của các em” – GS Huỳnh Văn Sơn nhấn mạnh.

Cần sự nâng đỡ, thấu hiểu

Tập huấn giáo viên hỗ trợ trẻ mồ côi - Hình 2

GS Huỳnh Văn Sơn

Với những trường hợp có nguy cơ sang chấn kéo dài, cần có các giải pháp trị liệu và dõi theo sự phát triển của các em để tránh những tổn thương sâu sắc. Những phản ứng về tâm lý, tinh thần của các em cần được phát hiện sớm để có sự can thiệp, hỗ trợ bằng các cách thức khoa học và bài bản nhất. Nếu điểm mấu chốt của tổn thương ở trẻ em là cảm xúc áp đảo và cảm giác tuyệt vọng thì chỉ có sự nâng đỡ, thấu hiểu toàn vẹn mới có thể làm cho các em mờ dần những nỗi đau chạm đáy…

GS Huỳnh Văn Sơn

"Tân sinh viên đừng để mắc kẹt vào một kế hoạch hoàn hảo"

Việc thay đổi môi trường học tập, đặc biệt là theo hình thức trực tuyến trong bối cảnh dịch bệnh diễn biến phức tạp hiện nay là một thách thức lớn đối với tân sinh viên.

Tân sinh viên đừng để mắc kẹt vào một kế hoạch hoàn hảo - Hình 1

GS.TS Huỳnh Văn Sơn (bên trái) trong một hoạt động tư vấn tâm lý. Ảnh tư liệu chụp trước ngày 27/4/2021.

Phía nhà trường và tân sinh viên cần làm gì để vượt qua những thách thức ban đầu này? Báo GD&TĐ đã trao đổi cùng GS.TS Huỳnh Văn Sơn - Hiệu trưởng Trường ĐH Sư phạm TPHCM, Phó Chủ tịch Hội Tâm lý học xã hội Việt Nam.

Một số lỗi cơ bản tân sinh viên dễ gặp

-Giáo sư có thể cho biết những vấn đề tân sinh viên thường gặp khi bước vào trường đại học?

-Các tân sinh viên thường khó giữ được sự quyết tâm, nỗ lực, bản lĩnh đương đầu với thử thách như trước. Việc vật lộn với bản thân để dậy sớm đăng nhập vào lớp học; đọc giáo trình, tham khảo các sách tài liệu chuyên ngành... trở nên khó khăn và thường hay bị trì hoãn.

Các bạn cũng khó có được sự chủ động, tích cực trong việc kết nối, làm việc nhóm hoặc chỉ đơn giản là phát biểu ý kiến cá nhân. Sự thiếu kỉ luật về quản lý thời gian cá nhân, hoặc thiếu chủ động trong kết nối với bạn bè trong lớp, trong khóa khiến các mối quan hệ hữu ích bị giảm sút. Ngoài ra, việc thụ động trong học tập kéo dài sẽ khiến các em rất dễ "ngủ quên" trong khối kiến thức mới và hệ lụy là kết quả học tập không như ý muốn.

Một số sinh viên dễ bị sa vào các bẫy rập xuất phát từ những hạn chế về kỹ năng sống như: sống ảo và đẩy mình lệch giá trị, ham muốn kiếm tiền và làm giàu nên dính vào bẫy đa cấp, bẫy học lớp học này kia mà không ý thức; nhậu online hay cá cược dẫn đến hạn chế việc học...

Một số sinh viên chưa thật tự lập nên chưa thích ứng với yêu cầu xa nhà, chưa quản lý thời gian hiệu quả dẫn đến lúng túng trong học tập, trong việc kiên định mục tiêu; cân bằng tâm lý nên khó thích ứng trong học tập cũng có thể xảy ra.

Các em chưa có sự chuẩn bị cũng như định hướng rõ ràng về việc học đại học với 3 hành trang quan trọng nhất: Kiến thức - Kỹ năng - Thái độ để vào đời và làm nghề. Việc định hướng được các kỹ năng nghề và trui rèn cho bản thân thái độ cầu thị, yêu nghề "đúng cách" để không "hại nghề" là một thách thức.

Một số sinh viên chưa thật tự lập nên chưa thích ứng với yêu cầu xa nhà, chưa quản lý thời gian hiệu quả dẫn đến lúng túng trong học tập, trong việc kiên định mục tiêu; cân bằng tâm lý nên khó thích ứng trong học tập cũng có thể xảy ra.

Các em chưa có sự chuẩn bị cũng như định hướng rõ ràng về việc học đại học với 3 hành trang quan trọng nhất: Kiến thức - Kỹ năng - Thái độ để vào đời và làm nghề. Việc định hướng được các kỹ năng nghề và trui rèn cho bản thân thái độ cầu thị, yêu nghề "đúng cách" để không "hại nghề" là một thách thức.

Tân sinh viên đừng để mắc kẹt vào một kế hoạch hoàn hảo - Hình 2

Lễ ký kết thực hiện cuộc vận động "Sinh viên UP - Sống khỏe" năm 2020 của Trường ĐH Sư phạm TPHCM.

S ự đồng hành của nhà trường

-Tân sinh viên rất cần sự đồng hành, hỗ trợ của các cơ sở giáo dục đại học trong việc chống 'sốc'tâm lý ở môi trường mới. Trường ĐH Sư phạm TPHCM có những mô hình nào hỗ trợ cho vấn đề này?

- Để hỗ trợ và đồng hành cùng tân sinh viên, Trường ĐH Sư phạm TPHCM trong những năm qua đã thực hiện rất nhiều chiến lược tác động khác nhau.

Kế hoạch đồng hành cùng với sinh viên năm nhất luôn luôn được cải tiến, nhất là việc làm quen với khoa, ngành và truyền thống ngành; việc làm chủ các tiện ích và hạ tầng như VLE, hệ thống đào tạo trực tuyến, thư viện, các nghị định đặc thù dành cho sinh viên sư phạm, các cơ hội học bổng...

Ngày hội UP dành cho các tân sinh viên hằng năm luôn được trường duy trì. Tân sinh viên khi tham gia ngày hội này được tìm hiểu về những nét văn hóa đặc trưng của nhà trường, của các khoa đào tạo, giao lưu kết bạn với nhau và với các anh chị khóa trước, khoa khác.

Lễ đón tân sinh viên của các khoa đào tạo là một truyền thông quý báu của trường. Ở ngày lễ này, tân sinh viên sẽ được giao lưu với các anh chị năm 2, để có thêm kiến thức và kỹ năng chính trong ngành các bạn được đào tạo; cũng như trao đổi, đặt câu hỏi với Ban Chủ nhiệm khoa để hiểu rõ hơn về ngành, về nghề.

Đặc biệt, trong năm học 2021 - 2022, theo kế hoạch vào tháng 10, nhà trường tổ chức thêm mô hình phòng Tư vấn tâm lý học đường để hỗ trợ, can thiệp và tư vấn cho bạn tân sinh viên vượt qua những cú "sốc" tâm lý ở môi trường mới, vững bước vào nghề. Phòng được vận hành bởi đội ngũ chuyên gia tâm lý trực thuộc Khoa Tâm lý học của trường. Kết quả kỳ vọng sẽ trang bị cho các bạn tân sinh viên sự chăm sóc tinh thần hiệu quả khi bắt đầu học tập ở môi trường mới.

Tân sinh viên đừng để mắc kẹt vào một kế hoạch hoàn hảo - Hình 3

Tân sinh viên trong ngày hội sinh viên HCMUE - UP 2020.

Nh ững lưu ý dành cho tân sinh viên

-Thời gian 4 năm học ĐH trôi qua rất nhanh, theo ông, tân SV cần làm gì để sớm hòa nhập với môi trường mới này?

- Sớm hòa nhập với môi trường mới và thích ứng là điều rất cần thiết. Các em hãy tìm hiểu về hệ thống trường mình theo học, "biết người biết ta, trăm trận trăm thắng". Đặc biệt, cần kiên định nếu đó là sự lựa chọn mình đã có đủ cơ sở.

Hãy luyện tập sử dụng công cụ học trực tuyến và phương pháp học trực tuyến hiệu quả để việc học trực tuyến không còn là thách thức, mà trở thành một người "cộng sự" luôn đồng hành cùng các em khám phá thời đại số 4.0.

Tân sinh viên phải luôn có thái độ nghiêm túc, chỉnh chu và kỷ luật khi học tập, cả trong việc lĩnh hội tri thức mỗi buổi học, làm việc nhóm cùng bạn và thi cử; Phải tự hoạch định và định hướng trang bị kỹ năng mềm cần thiết cho bản thân để từng bước dấn thân vào ngành, vào nghề và vượt qua khó khăn, cám dỗ thời sinh viên. Chủ động kết nối và tạo dựng các mối quan hệ xã hội quan trọng làm nền tảng cho tương lai.

Các em hãy tập tự đánh giá bản thân, không quá vội vã cho hành trình khẳng định bản thân, với các lời mời gọi trong nghề, hay việc tham gia hàng loạt các cơ hội phải hết sức cẩn trọng, cân nhắc bởi hành trình này khá dài, nhiều cơ hội nên đừng quá vội.

Việc duy trì quan hệ gia đình, các hoạt động để cân bằng bản thân nhằm không đuối sức dần là điều cần thiết bởi điểm tựa và nơi ta tin nhất, thoải mái nhất luôn rất có ý nghĩa. Phải nhận thức rõ rằng không ai khác mà chính các em sẽ quyết định cuộc đời mình, sự nghiệp của mình. Hãy luôn đón nhận những điều mới mẻ bằng tâm thế cầu thị và sự chân thành!

Tân sinh viên đừng để mắc kẹt vào một kế hoạch hoàn hảo - Hình 4

Tân sinh viên Trường ĐH Sư phạm TPHCM trong ngày hội sinh viên HCMUE - UP 2020.

-Để biến chặng đường học tập trong 4 năm tới trở thành một chuyến hành trình trải nghiệm thú vị, ô ng có lời khuyên gì với các tân SV?

-Thứ nhất, đừng để bị mắc kẹt vào một kế hoạch hoàn hảo. Xã hội luôn thay đổi, con người cũng phải thay đổi để thích ứng với điều mới mẻ trong cuộc sống. Việc lập kế hoạch là tốt, nhưng tốt hơn khi bạn biết cân chỉnh kế hoạch theo diễn tiến mới, bước ngoặt mới cuộc đời mình. Sống và học; học và hành hoàn hảo chứ không nhất thiết phải hoàn hảo theo bất kỳ ai.

Thứ hai, hãy là chính mình, hãy luôn cởi mở và quan tâm đến bản thân. Đừng mải mê theo đuổi ham muốn - những cám dỗ - khiến bạn mất đi màu sắc cá nhân của mình hoặc lạc hướng. Bạn chỉ phát triển toàn diện về năng lực và phẩm chất khi là chính mình!

Thứ ba, hãy tìm cho bản thân ít nhất một người cộng sự đáng tin tưởng để cùng bạn chinh phục các bậc thang tri thức nghề nghiệp. Một người bạn "đặc biệt" luôn ở bên, đồng hành, nâng đỡ tinh thần cùng bạn cũng như cùng nhau khám phá những điều đặc biệt ở một môi trường học mới, thành phố mới, địa điểm du lịch mới...

Và cuối cùng là tìm một người thầy luôn hướng dẫn, tận tình chỉ bảo cũng như "khuyên răn" bạn khi bạn chẳng may "trượt chân" ngã xuống trên "đại lộ danh vọng" của nghề nghiệp. Hãy hiểu rằng những gì ta đang có, sẽ có chỉ là bắt đầu và hành trình vẫn còn tiếp tục. Suy nghĩ tự tin là cần nhưng những cảm nhận tôi rất giỏi, tôi có thể hơn nhiều người đã ở vị trí này kia, tôi có thể thay đổi cả ngành ... phải cân nhắc xem đó là mơ hay thực để tránh làm cho mình nhầm lẫn.

-Xin trân trọng cám ơn ông!

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tin đang nóng

4 người sống "phông bạt" ồn ào nhất Việt Nam năm 2024, top 1 đang cố tẩy trắng4 người sống "phông bạt" ồn ào nhất Việt Nam năm 2024, top 1 đang cố tẩy trắng
10:04:39 18/12/2024
Mẹ chết lặng khi xem video con trai 1 tháng tuổi bị giúp việc quăng némMẹ chết lặng khi xem video con trai 1 tháng tuổi bị giúp việc quăng ném
09:58:01 18/12/2024
1 tuần sau khi mẹ vợ qua đời, vợ liền đưa cho tôi tờ đơn ly hôn, tôi hoảng hốt níu kéo nhưng vợ phũ phàng nói: "Không cần"1 tuần sau khi mẹ vợ qua đời, vợ liền đưa cho tôi tờ đơn ly hôn, tôi hoảng hốt níu kéo nhưng vợ phũ phàng nói: "Không cần"
08:24:27 18/12/2024
Chi nghìn USD đến Việt Nam, khách Tây ngồi rửa bát, tự nhóm bếp củi nấu cơmChi nghìn USD đến Việt Nam, khách Tây ngồi rửa bát, tự nhóm bếp củi nấu cơm
06:56:55 18/12/2024
Hyun Bin cúi mặt, cố nín nhịn 1 điều khi nghe tới tình đầu của Son Ye JinHyun Bin cúi mặt, cố nín nhịn 1 điều khi nghe tới tình đầu của Son Ye Jin
07:46:01 18/12/2024
Chồng giấu tôi bí mật đau lòng, 10 năm bên nhau trở thành vô nghĩaChồng giấu tôi bí mật đau lòng, 10 năm bên nhau trở thành vô nghĩa
07:03:41 18/12/2024
Sao Việt 18/12: Trấn Thành gặp gỡ 2 Hoa hậu nổi tiếng, Bảo Anh bình yên bên conSao Việt 18/12: Trấn Thành gặp gỡ 2 Hoa hậu nổi tiếng, Bảo Anh bình yên bên con
08:02:49 18/12/2024
Một mỹ nhân showbiz sở hữu biệt thự 1.100 tỷ đồng, 15 tuổi được tặng chuyên cơ riêng: Gia thế hiển hách khiến ai cũng kiêng nểMột mỹ nhân showbiz sở hữu biệt thự 1.100 tỷ đồng, 15 tuổi được tặng chuyên cơ riêng: Gia thế hiển hách khiến ai cũng kiêng nể
07:49:47 18/12/2024

Tin mới nhất

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

13:01:46 21/12/2022
Việc Hà Tĩnh công nhận học sinh (HS) giỏi cấp tỉnh với HS có điểm IELTS cao đang được dư luận quan tâm. Nhiều giáo viên phổ thông và giảng viên dạy Ngoại ngữ thể hiện băn khoăn trước việc này
Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

12:01:38 21/12/2022
Tiếp tục chương trình giám sát chuyên đề Việc thực hiện Nghị quyết số 88/2014/QH13 và Nghị quyết số 51/2017/QH14 của Quốc hội về đổi mới chương trình, SGK giáo dục phổ thông trên địa bàn tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu , sáng 20/12, Đoàn Đại biểu ...
Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

11:01:38 21/12/2022
Theo thông báo mới của Bộ GD&ĐT chứng chỉ tiếng Trung (HSK) đã được cấp phép tổ chức duy nhất tại ĐH Thành Đông (Hải Dương)
Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

10:45:40 21/12/2022
Trường ĐH Tôn Đức Thắng (TP.HCM) đang làm rõ trách nhiệm việc cơ sở ở Bảo Lộc đăng trên fanpage banner tìm hiểu truyền thống ngày 22/12 nhưng in hình lính Mỹ
Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

10:36:43 21/12/2022
Lịch nghỉ tết của học sinh Hà Nội thiết kế theo quy định của Nhà nước. Nếu cho nghỉ thêm, hàng nghìn học sinh mầm non, tiểu học không ai trông nom vì bố mẹ vẫn phải đi làm
Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

10:01:37 21/12/2022
Năm 2023 Trường ĐH Kiên Giang tuyển sinh 22 ngành, trong đó có 2 ngành mới, dự kiến 1.675 chỉ tiêu. Trường ĐH Kiên Giang vừa tổ chức Hội nghị Tổng kết công tác tuyển sinh năm 2022 và đề ra các giải pháp, phương hướng để nâng cao hiệu qu...
Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

08:06:29 21/12/2022
Cùng với các ngành đào tạo khác, trong những năm qua, Trường Đại học (ĐH) Hồng Đức không ngừng đổi mới công tác quản lý, xây dựng và hoàn thiện nội dung chương trình đào tạo ngành giáo dục mầm non (GDMN) với mục tiêu đào tạo những giáo ...
Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

07:59:41 21/12/2022
UBND tỉnh Hà Giang quyết định cho học sinh trên toàn tỉnh bắt đầu nghỉ học từ ngày 18/1 đến hết ngày 29/1/2023. Ngày 19/12, Chủ tịch UBND tỉnh ban hành Quyết định số 2341/QĐ-UBND về việc cho trẻ mầm non, học sinh, sinh viên các cơ sở gi...
Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

07:59:05 21/12/2022
Ngày 20/12, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội tổ chức tổng kết hội thi giáo viên dạy giỏi thành phố cấp Trung học cơ sở năm học 2022-2023
Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

07:58:36 21/12/2022
Chiều ngày 20.12, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân đã công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023. Theo đó, nhà trường tuyển sinh 60 mã ngành/chương trình với 6200 chỉ tiêu đại học chính quy
Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

07:57:38 21/12/2022
Năm 2023, Trường đại học Kinh tế Quốc dân giữ nguyên 4 phương thức tuyển sinh và có sự thay đổi về chỉ tiêu mỗi phương thức để phù hợp tình hình thực tế
Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi

Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi

07:56:12 21/12/2022
Một kỳ thi học sinh giỏi được tổ chức tốn rất nhiều công sức, tâm huyết của nhiều nhà giáo, học sinh và tốn kém tiền bạc nhưng cũng là một hoạt động khuyến tài quan trọng của giáo dục địa phương. Vậy nên cấp tổ chức cần cẩn trọng trong ...

Có thể bạn quan tâm

Mẹ ác ma, cha thiên sứ - Tập 11: Bé Trâm Anh bị dọa bắt cóc

Mẹ ác ma, cha thiên sứ - Tập 11: Bé Trâm Anh bị dọa bắt cóc

Phim việt

12:53:41 18/12/2024
Vì Công - em trai của Thắng đang trốn nợ ở nhà chị gái nên nhóm xã hội đen dọa bắt cóc bé Trâm Anh để buộc phải đưa bọn chúng gặp Công.
Mỹ nam ngông cuồng nhất Trung Quốc đang bị "tế" khắp MXH, chồng quốc dân hoen ố danh tiếng vì "ảo tưởng sức mạnh": Chuyện gì đây?

Mỹ nam ngông cuồng nhất Trung Quốc đang bị "tế" khắp MXH, chồng quốc dân hoen ố danh tiếng vì "ảo tưởng sức mạnh": Chuyện gì đây?

Hậu trường phim

12:48:10 18/12/2024
Vương Hạc Đệ bị chê bai khắp cõi mạng, thậm chí ở nền tảng Weibo, có tới 12 hot search mỉa mai nam diễn viên, hình ảnh của anh đang trở nên hoen ố.
Gội đầu bằng chanh có tốt không?

Gội đầu bằng chanh có tốt không?

Làm đẹp

12:38:53 18/12/2024
Những người có da đầu nhạy cảm, bị eczema, vảy nến, hoặc các vấn đề về da đầu nên tránh sử dụng chanh, vì tính axit của chanh có thể gây kích ứng hoặc làm trầm trọng thêm tình trạng vốn có.
Dấu hiệu cơ thể thiếu Omega-3

Dấu hiệu cơ thể thiếu Omega-3

Sức khỏe

12:04:50 18/12/2024
Omega-3 không chỉ tốt cho da, giúp ngủ ngon hơn, giúp trí não phát triển mà còn tác dụng giảm nguy cơ mắc bệnh ung thư, giảm mỡ máu trong gan. Việc bổ sung Omega-3 cho cơ thể là cần thiết.
Mùa lạnh thêm nổi bật với vải xuyên thấu thời trang

Mùa lạnh thêm nổi bật với vải xuyên thấu thời trang

Thời trang

11:40:13 18/12/2024
Không chỉ gợi cảm, vải xuyên thấu mang nét đẹp mềm mại, lãng mạn, thích hợp với những bối cảnh tràn ngập hoa xuân và đặc biệt phù hợp khi được sử dụng làm phụ kiện hoặc cổ trang, Việt phục (các kiểu trang phục lễ hội).
Nhan sắc không thể tin nổi của Song Hye Kyo

Nhan sắc không thể tin nổi của Song Hye Kyo

Phim châu á

11:34:48 18/12/2024
Những ngày gần đây, những bức ảnh tiết lộ tạo hình mới nhất của Song Hye Kyo trong Black Nuns đang trở thành tâm điểm bàn tán của dư luận.
Quảng Nam xử lý kiên quyết "vàng tặc"

Quảng Nam xử lý kiên quyết "vàng tặc"

Pháp luật

11:32:52 18/12/2024
Vào thời điểm cuối năm, các đối tượng từ khắp nơi thường gia tăng tìm kiếm cơ hội trà trộn vào các khu vực rừng núi tại tỉnh Quảng Nam để đào đãi vàng trái phép.
Tâm huyết muốn theo đuổi sự nghiệp streamer, nam game thủ "miệt mài" vẫn 0 mắt, CĐM khuyên can hết lời

Tâm huyết muốn theo đuổi sự nghiệp streamer, nam game thủ "miệt mài" vẫn 0 mắt, CĐM khuyên can hết lời

Trắc nghiệm

11:28:10 18/12/2024
Tâm sự của anh chàng game thủ trên con đường trở thành streamer đang nhận được rất nhiều đóng góp từ phía cộng đồng mạng.
Rất mê chơi game nhưng vẫn kịp deadline, nam game thủ văn phòng hé lộ bí quyết

Rất mê chơi game nhưng vẫn kịp deadline, nam game thủ văn phòng hé lộ bí quyết

Mọt game

11:24:17 18/12/2024
Nam game thủ rất đam mê chơi game nhưng vẫn hoàn thành tốt công việc. Nam game thủ đam mê chơi game nhưng vẫn hoàn thành tốt công việc
Tư duy đỉnh cao: Tôi thật sự "choáng váng" trước "trí tuệ nhà bếp" của mẹ mình!

Tư duy đỉnh cao: Tôi thật sự "choáng váng" trước "trí tuệ nhà bếp" của mẹ mình!

Sáng tạo

11:17:20 18/12/2024
Những người phụ nữ trung niên, mà ví dụ điển hình là mẹ tôi. Bà có hàng chục năm kinh nghiệm làm bếp. Những mẹo làm bếp của bà rất đơn giản nhưng vô cùng hữu ích.
Thủ môn Lâm Tây khóa môi vợ bầu trên Porsche bạc tỷ, cuộc sống viên mãn khiến fan ao ước

Thủ môn Lâm Tây khóa môi vợ bầu trên Porsche bạc tỷ, cuộc sống viên mãn khiến fan ao ước

Sao thể thao

11:14:44 18/12/2024
Chiều 17/12, trên mạng xã hội, bà xã thủ môn Đặng Văn Lâm thu hút sự chú ý khi chia sẻ khoảnh khắc ngọt ngào cùng chồng trên xế hộp bạc tỷ.