Tập huấn chương trình mới chung chung, không có minh họa, nghe mà chả hiểu gì
Bộ truyền đạt 10, cốt cán lĩnh hội được 5, truyền đạt lại cho giáo viên còn 3, thầy cô lĩnh hội chỉ còn 2 khi lên lớp truyền đạt cho học sinh sẽ thế nào?
Tới thời điểm này, chương trình tập huấn giai đoạn 1 Chương trình giáo dục phổ thông mới ở nhiều tỉnh thành đã hoàn thành.
Tập huấn chương trình 2018 cho giảng viên các trường sư phạm (Báo Tiền Phong)
Một số giáo viên cốt cán tham gia lớp tập huấn về cho biết: “Tập huấn mà chỉ nghe các nội dung chung chung, chẳng thấy có chút cụ thể minh họa gì. Thế nên người nghe cứ lơ mơ chẳng hiểu gì cả”.
Giáo viên cốt cán được nghe trực tiếp các chuyên viên, chuyên gia đầu ngành truyền đạt mà nghe lơ mơ không hiểu gì thì về cơ sở liệu họ sẽ truyền đạt cho giáo viên cái gì đây?
Tuyệt đối không nên tập huấn theo lối mòn trước đây
Gần 30 năm đứng lớp ít nhất đã trải qua 2 lần thay sách lớn. Thế nên chúng tôi đã tham gia hàng tháng những buổi tập huấn chương trình thay sách giáo khoa.
Những buổi tập huấn được tổ chức một cách quen thuộc là nghe báo cáo viên có thể là Ban giám hiệu, là giáo viên cốt cán cùng một chuyên viên cấp sở hoặc phòng hướng dẫn lý thuyết (cụ thể nhất là quy trình lên lớp) một tiết dạy.
Sau khi nắm lý thuyết, giáo viên sẽ bốc thăm bài dạy minh họa.
Thế nhưng bài dạy đó không được dạy trên lớp học cố định nơi có học sinh là chủ thể mà học sinh lúc này lại chính là các thầy cô giáo vào vai.
Sau tiết dạy cũng nhận xét mặt ưu, mặt tồn tại nhưng là nhận xét cho có chứ thầy cô là học sinh sao có thể kết luận tiết học có thành công?
Sao có thể thấy được tiết dạy hiệu quả thế nào? Kiến thức truyền đạt có phù hợp với đối tượng học sinh hay không?
Video đang HOT
Sao có thể tìm ra được những khúc mắc? Những điều chưa hợp lý?
Sau thời gian tập huấn, một số trường sẽ liên kết với nhau thành một cụm trường để thao giảng dự giờ tiếp tục đánh giá chương trình.
Thế rối lịch dạy, bài dạy của từng trường đã được lên lịch từ vài tháng trước đó. Những tiết dạy này gọi là tiết dạy mẫu.
Để không “mất mặt” với trường bạn, để không bị chê về chuyên môn, nhà trường đương nhiên chọn lớp, chọn giáo viên để trình diễn tiết thao giảng dự giờ.
Thế là, cô trò lớp dự giờ sẽ lao vào tập dợt hàng tháng trời mong sao cho tiết dạy hoàn hảo nhất.
Được chuẩn bị kỹ từ “chân đến răng” như thế, bảo sao tiết dạy không toàn ưu điểm vượt trội? Có điều cũng bài dạy ấy, cũng giáo viên ấy vào một lớp bất kỳ để dạy chắc chắn sẽ có nhiều điều để góp ý.
Mong muốn được dự những tiết dạy thật ở buổi tập huấn
Nhiều giáo viên mong mỏi đợt tập huấn này sẽ được đổi mới để không đi lại vết mòn của những lần thay sách khác.
Cụ thể, nhiều thầy cô yêu cầu hãy lập riêng một kênh riêng cho giáo dục.
Mời chính Giáo sư, Tiến sĩ, các giảng viên viết sách dạy mẫu mỗi môn vài tiết cho giáo viên tham khảo và học tập.
Nên quay video bài giảng của các chuyên gia để làm tư liệu cho tất cả các giáo viên trong cả nước đều được xem, được nghiên cứu thì hay và hiệu quả hơn rất nhiều phải nghe tập huấn lại kiểu “tam sao thất bản” như hiện nay.
Sau khi tập huấn đại trà như thế, về từng địa phương, giáo viên cốt cán, Ban giám hiệu cũng nên chủ động dạy mẫu các tiết (đương nhiên cũng sẽ dạy trên lớp có sinh học) cho giáo viên trường ấy dự.
Từ thực tế như vậy, thầy cô sẽ học tập được nhiều hơn. Còn kiểu tập huấn như hiện nay, Bộ truyền đạt 10, cốt cán lĩnh hội được 5 nhiều hơn thì 6,7 nhưng về truyền đạt lại cho giáo viên đôi khi còn 3, may mắn ra được 4 hoặc 5.
Thầy cô lĩnh hội chỉ còn 2,3 thì khi lên lớp truyền đạt cho học sinh chỉ còn 1, lúc đó hiệu quả sẽ tồi tệ đến nhường nào?
Thảo Ly
Theo giaoduc.net
Các thầy cô đã hiểu sâu và tự tin hơn với Chương trình GDPT mới
Vừa qua, tại Hà Nội, Bộ GD&ĐT cùng đoàn lãnh đạo cấp cao của Ngân hàng thế giới tại Việt Nam họp đánh giá giữa kỳ Chương trình Phát triển các trường sư phạm để nâng cao năng lực đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý cơ sở giáo dục phổ thông (ETEP). Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ và Giám đốc WB tại Việt Nam - ông Ousmane Dione chủ trì cuộc họp.
Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ: "Chương trình ETEP với sự hợp tác và tài trợ của Ngân hàng thế giới có ý nghĩa rất lớn đối với sự phát triển của giáo dục Việt Nam"
Tạo ra sự thay đổi cơ bản về tư duy quản trị các trường sư phạm
Tại cuộc họp , Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ khẳng định, Chương trình ETEP với sự hợp tác và tài trợ của Ngân hàng thế giới có ý nghĩa rất lớn đối với sự phát triển của giáo dục Việt Nam. Lần đầu tiên Việt Nam có một chương trình có quy mô lớn, cách tiếp cận rất mới, căn bản, từ tăng cường năng lực các trường sư phạm đến xây dựng các chương trình đào tạo bồi dưỡng và triển khai bồi dưỡng giáo viên, cán bộ quản lý cơ sở giáo dục phổ thông với một phương thức mới.
Chương trình ETEP đã tạo ra sự thay đổi cơ bản về tư duy quản trị các trường sư phạm; gắn kết đồng bộ giữa nhu cầu và thực tế bồi dưỡng của giáo viên, cán bộ quản lý giáo dục với các chuẩn nghề nghiệp họ cần đạt và yêu cầu đổi mới giáo dục phổ thông. Đây là điều các lần cải cách giáo dục trước chưa làm được.
Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ
Theo báo cáo củaChương trình ETEP, thời gian qua, Chương trình đã đạt được một số kết quả chính. Trước hết về tăng cường năng lực các trường sư phạm, các trường đại học sư phạm tham gia ETEP đã xây dựng và triển khai kế hoạch chiến lược phát triển nhà trường giai đoạn 2017 - 2022 theo thỏa thuận, đạt được lộ trình tăng điểm theo cam kết thỏa thuận thực hiện chương trình (PA) trên cơ sở tham chiếu khung đánh giá năng lực các trường sư phạm (TEIDI).
Bộ GD&ĐT xây dựng được khung pháp lý mới về phát triển năng lực nghề nghiệp của giáo viên và cán bộ quản lý cơ sở giáo dục phổ thông: chuẩn hiệu trưởng trường phổ thông và chuẩn nghề nghiệp giáo viên phổ thông; quy chế, chương trình bồi dưỡng thường xuyên phát triển năng lực nghề nghiệp giáo viên và cán bộ quản lý cơ sở giáo dục phổ thông theo yêu cầu đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đáp ứng việc triển khai Chương trình GDPT mới;
Chương trình ETEP đã thiết lập và vận hành được phương thức mới trong bồi dưỡng giáo viên, cán bộ quản lý cơ sở giáo dục phổ thông, đó là kết hợp qua mạng và trực tiếp; kết hợp giữa các trường đại học sư phạm với các sở GDĐT và cơ sở giáo dục phổ thông; kết hợp giữa giảng viên sư phạm với giáo viên, cán bộ quản lý cơ sở giáo dục phổ thông cốt cán với giáo viên, cán bộ quản lý cơ sở giáo dục phổ thông đại trà, biến quá trình bồi dưỡng thành tự bồi dưỡng.
Ông Ousmane Dione, Giám đốc quốc gia Ngân hàng Thế giới tại Việt Nam: "Tôi đã nhìn thấy rất nhiều tiến bộ tích cực của Chương trình ETEP".
Vận hành phương thức bồi dưỡng này, bước đầu đã hình thành một cộng đồng học tập thông qua việc xây dựng mạng lưới giáo viên cốt cán và cán bộ quản lý cơ sở giáo dục phổ thông cốt cán để hỗ trợ giáo viên, cán bộ quản lý cơ sở giáo dục phổ thông đại trà thực hiện nhiệm vụ bồi dưỡng thường xuyên, liên tục, tại chỗ;
Thời gian qua, cơ chế phối hợp giữa các trường đại học sư phạm với nhau và giữa các trường đại học sư phạm với các Sở GD&ĐT trong công tác đào tạo và bồi dưỡng giáo viên và cán bộ quản lý cơ sở giáo dục phổ thông được cải thiện rõ rệt.
Tín hiệu tích cực
Đánh giá về kết quả này, Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ cho biết, quá trình bồi dưỡng 17.000 giáo viên phổ thông cốt cán vừa qua, thông qua giám sát của Chương trình ETEP và các trường Sư phạm cho thấy sự tiến bộ rõ rệt của giáo viên, từ chỗ còn mơ hồ về Chương trình GDPT mới, các phương pháp dạy học tích cực, dạy học phát triển năng lực phẩm chất, nay các thầy cô đã hiểu sâu và tự tin hơn. Đây là tín hiệu rất tích cực cho thấy hiệu quả của Chương trình.
Tôi đã nhìn thấy rất nhiều tiến bộ tích cực của Chương trình ETEP trong 6 tháng qua. Điều đó cho thấy những giải pháp và sự chỉ đạo của Bộ GD&ĐT đã đi đúng hướng; các trường đại học sư phạm tham gia Chương trình đã cố gắng rất nhiều.
Ông Ousmane
Ông Ousmane Dione, Giám đốc quốc gia Ngân hàng Thế giới tại Việt Nam đánh giá cao những kết quả đạt được của Chương trình ETEP, sự nỗ lực của các trường đại học sư phạm/học viện tham gia Chương trình, các Vụ, Cục, các Sở GD&ĐT và đặc biệt là những quyết định quan trọng, kịp thời của trưởng Bộ GD&ĐT Phùng Xuân Nhạ, đó là trao quyền nhiều hơn cho 8 trường đại học sư phạm chủ chốt tham gia Chương trình ETEP.
Đây là những yếu tố quan trọng đẩy nhanh tiến độ Chương trình ETEP và đã có bước ngoặt tích cực.
Nhằm đạt mục tiêu quan trọng là đào tạo, bồi dưỡng hơn một triệu giáo viên đáp ứng đổi mới giáo dục, ông Ousmane cho rằng, trước những thách thức nâng cao năng lực các trường sư phạm, thách thức trong việc đào tạo bồi dưỡng giáo viên thông qua hệ thống trực tuyến, cần thiết phải tái cấu trúc dự án với một hướng đi mới. Ông đưa ra một số đề xuất về phương án phát triển trọng tâm, hiệu quả cho Chương trình ETEP giai đoạn 2020 - 2022.
Tính đến ngày 1/11/2019, hơn 17.000 giáo viên phổ thông cốt cán của 48 tỉnh thành đã được bồi dưỡng về Chương trình giáo dục phổ thông mới và các kỹ năng sư phạm để nâng cao năng lực nghề nghiệp.
Theo GDTĐ
Sau đợt tập huấn ở Bộ về, giáo viên cốt cán có dạy được minh họa 1 tiết không? Có tiết dạy mẫu từ giáo viên cốt cán đang tập huấn cho mình thì chắc chắn một điều là giáo viên các trường sẽ lĩnh hội được rất nhiều điều bổ ích, thiết thực. Suốt hàng chục năm đi dạy, dự không biết bao nhiêu lớp tập huấn của Sở, của Phòng nhưng chúng tôi chưa bao giờ có dịp được dự...