Tập đoàn T&T sẽ xây dựng siêu thành phố công nghệ cao với quy mô 1.000ha
Đây là thông tin được đại diện Tập đoàn T&T tiết lộ tại Hội thảo Dự án thành phố công nghệ cao năng lượng di động Châu Á – Thái Bình Dương (APMEC).
Hội thảo Dự án thành phố công nghệ cao năng lượng di động Châu Á – Thái Bình Dương (APMEC) được tổ chức tại Hà Nội sáng nay (29/10) đã quy tụ nhiều CEO và chuyên gia của các Tập đoàn lớn trên thế giới đến từ các nước Australia, Nhật Bản, Thái Lan, Malaysia…
Tại Hội thảo, các chuyên gia đã chia sẻ kinh nghiệm ứng dụng năng lượng sạch và đưa ra những nhận định, xu hướng xây dựng các thành phố thông minh trên thế giới, qua đó làm rõ vai trò, tầm quan trọng và sự cần thiết của việc đầu tư phát triển đô thị thông minh tại Việt Nam..
Về chủ trương phát triển các thành phố, đô thị công nghệ cao thông minh, bền vững của Chính phủ Việt Nam; các chuyên gia đánh giá cao đề án này và cho rằng đây là một chủ trương đúng đắn, nhanh nhạy và “hợp thời”, đặt trong bối cảnh cuộc cách mạng công nghệ 4.0 đang bùng phát mạnh mẽ trên toàn thế giới như hiện nay, và Việt Nam chắc chắn không phải ngoại lệ.
“Việc xây dựng thành công mô hình đô thị thông minh sẽ có khả năng tạo ra giải pháp đột phá trong việc giải quyết bài toán đô thị hoá đang diễn ra mạnh mẽ tại Việt Nam như hiện nay. Kéo theo đó sẽ là quản lý tốt công tác quy hoạch, cung cấp hiệu quả nhất các dịch vụ hạ tầng kỹ thuật phục vụ cho đô thị, giảm thiểu tác động bất lợi tới môi trường và quan trọng nhất là nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân tại chính nơi mình sinh sống”, một chuyên gia đến từ Nhật nhận định.
Đặc biệt, tại hội thảo này đại diện Tập đoàn T&T Group cũng tiết lộ Tập đoàn sẽ xây dựng Dự án thành phố công nghệ cao năng lượng di động Châu Á – Thái Bình Dương tại Việt Nam với quy mô 1.000 ha sẽ được chia thành 03 giai đoạn. Dự kiến, Tập đoàn T&T Group sẽ phối hợp cùng Tập đoàn Hanergy để triển khai dự án này.
Video đang HOT
Được biết, Tập đoàn Hanergy là một tập đoàn đa quốc gia hoạt động trong lĩnh vực Năng lượng sạch. Hanergy hiện xếp ở vị trí 23 trong “50 Doanh nghiệp thông minh nhất thế giới” năm 2017 do Tạp chí công nghệ MIT Tech Review bình chọn. Tập đoàn này có trụ sở chi nhánh tại nhiều khu vực như Châu Âu, Châu Mỹ, Châu Phi, Trung Đông, Châu Á – Thái Bình Dương và các khu vực khác. Hồi tháng 7 Tập đoàn T&T Group và Hanergy đã từng ký kết biên bản ghi nhớ hợp tác xây dựng nhà máy sản xuất tấm pin năng lượng mặt trời.
Nam Anh
Theo InfoNet
Siết chuyển giá, công ty Việt bị vạ lây
Việc khống chế tỷ lệ lãi vay đối với các doanh nghiệp có phát sinh giao dịch liên kết nhằm chống chuyển giá từ các tập đoàn đa quốc gia, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài...
Doanh nghiệp trong nước gặp khó khi áp dụng tỷ lệ chi phí lãi suất ở mức 20% như Nghị định 20/2017
ẢNH: NGỌC THẮNG, ĐỒ HỌA: ĐÔNG XUÂN
Tuy nhiên điều này lại đang khiến các doanh nghiệp trong nước gặp rất nhiều khó khăn.
Thuế tăng hàng trăm tỉ đồng
Nghị định 20/2017 của Chính phủ về quản lý thuế đối với các công ty có GDLK, quy định khống chế chi phí lãi vay được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế TNDN được áp dụng đối với tất cả đơn vị có phát sinh giao dịch với các bên có quan hệ liên kết theo quy định (trừ các đơn vị là đối tượng áp dụng của luật Các tổ chức tín dụng và luật Kinh doanh bảo hiểm) và áp dụng đối với tất cả các khoản chi phí lãi vay phát sinh trong kỳ không phân biệt giao dịch vay từ bên liên kết hay giao dịch vay từ bên độc lập.
"); background-repeat: no-repeat; background-size: 60%; background-position: center center; border-color: white; border-style: solid; border-width: 1px 1px transition: all 0.15s ease-in-out 0s ">
Cụ thể, Nghị định số 20/2017 của Chính phủ quy định về quản lý thuế đối với các công ty có giao dịch liên kết (GDLK) đã có hiệu lực từ tháng 5.2017. Khi áp dụng vào thực tế, hầu hết các doanh nghiệp (DN) trong nước lại gặp khó, nhất là đối với quy định về tổng chi phí lãi vay phát sinh trong kỳ được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế thu nhập doanh nghiệp (TNDN) không vượt quá 20% của tổng lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh cộng với chi phí lãi vay, chi phí khấu hao trong kỳ. Điều này có nghĩa nếu chi phí lãi vay vượt trên mức 20% thì khoản vượt đó không được tính vào chi phí hoạt động của DN.
Trong văn bản gửi Bộ Tài chính về những vướng mắc khi thực hiện, Tập đoàn điện lực VN (EVN) phân tích: Trong giai đoạn hiện nay cũng như sắp tới, nhu cầu đầu tư mới các dự án điện rất lớn, nhưng nguồn vốn tự có không đủ đáp ứng nhu cầu đầu tư nên EVN và các đơn vị vẫn phải tiếp tục huy động nguồn vốn vay trong và ngoài nước. Bản chất các GDLK có tính chất "cho vay lại" giữa EVN và các đơn vị thành viên được thực hiện theo quy định của Chính phủ và tuân thủ nguyên tắc giá thị trường. Vì vậy, nếu giới hạn chi phí lãi vay như quy định trên thì ảnh hưởng đến tình hình tài chính của EVN và các công ty rất lớn, gây khó khăn trong cân đối vốn đầu tư của EVN. Cụ thể, số thuế TNDN phải nộp tăng rất lớn như EVN GENCO 1 nộp thuế TNDN tăng khoảng 339 tỉ đồng; EVN GENCO 3 tăng khoảng 212 tỉ đồng.
Tổng công ty lắp máy VN - LILAMA (Bộ Xây dựng) cũng cho rằng tổng công ty và các công ty có quan hệ liên kết đều hoạt động trên lãnh thổ VN, cùng chịu một mức thuế suất thuế TNDN nên không có động cơ chuyển giá nhằm mục đích hưởng lợi về thuế TNDN. Cùng với đó, chi phí lãi vay của tổng công ty phát sinh thực tế từ việc vay vốn tại các tổ chức tín dụng theo giá thị trường, có hồ sơ, chứng từ hợp lệ theo quy định. Việc quy định về mức trần trên tổng chi phí lãi vay được trừ (bao gồm cả các GDLK và các giao dịch độc lập) như trên là chưa phù hợp với bản chất, mục đích của việc quản lý thuế. Bên cạnh đó, về bản chất, chi phí lãi vay từ việc vay vốn của các DN với ngân hàng là như nhau nhưng chỉ các DN có GDLK mới bị áp dụng. Vậy quy định này chưa bình đẳng giữa tất cả mọi DN. "Nếu thực hiện theo quy định mới, tình hình tài chính của công ty sẽ càng trở nên khó khăn hơn. Từ đó sẽ dẫn đến trường hợp có những công ty dương lợi nhuận kế toán trước thuế nhưng sau khi nộp thuế TNDN sẽ âm lợi nhuận và có những công ty âm lợi nhuận kế toán trước thuế vẫn phải nộp thuế TNDN, dẫn đến tăng lỗ nhiều hơn...", đại diện công ty nhấn mạnh.
Không những các tập đoàn nhà nước mà các công ty có công ty con, công ty thành viên hay có hoạt động đầu tư cũng sẽ bị tác động lớn. Giám đốc một DN bán lẻ ví dụ công ty có phát sinh lãi vay từ GDLK chỉ khoảng 100 triệu đồng trong khi có số vay lên mức cả 10 tỉ đồng ở ngân hàng thì vẫn bị quy chung về trần chi phí lãi vay ở mức 20% là quá "gắt". Việc tính chung như trên là không hợp lý trong quá trình hoạt động của nhiều DN nói chung, mang tính tận thu của cơ quan quản lý thuế.
Không khuyến khích đầu tư mới
TS Nguyễn Văn Thuận, Trường ĐH Tài chính - Marketing TP.HCM, cho rằng với các DN có lợi nhuận thấp thì chắc chắn việc khống chế mức trần chi phí lãi vay sẽ bị tác động rất lớn. Đặc biệt đối với các công ty trong giai đoạn đầu tư mới sẽ càng gặp khó khăn khi chi phí lãi vay nhiều lại không được khấu trừ thuế. Từ đó có thể khiến họ rụt rè trong vấn đề mở rộng hoạt động đầu tư.
"Quy định về TNDN hiện hành cho phép các công ty được khấu trừ toàn bộ chi phí hợp lý, hợp lệ. Như vậy, việc khống chế trần tỷ lệ lãi vay ở mức 20% mâu thuẫn với luật thuế hiện hành nên cần phải có sự chỉnh sửa cho phù hợp", TS Nguyễn Văn Thuận nói.
Luật sư Trần Xoa, chuyên gia tư vấn thuế, phân tích: "điểm yếu" vẫn tồn tại lâu nay của các DN trong nước là vốn ít, phần lớn phải vay vốn từ các ngân hàng, tổ chức tài chính khác. Đây là phần vốn vay độc lập không thuộc các hoạt động GDLK. Trong khi đó, các tập đoàn nước ngoài thường có tiềm lực tài chính mạnh hơn nên ít sử dụng vốn vay hơn. Mục tiêu của Nghị định 20 là nhằm "siết" các đối tượng nghi ngờ chuyển giá nhưng khi áp dụng hầu như chỉ có DN trong nước bị "dính". Đặc biệt, luật Thuế TNDN hiện hành không quy định điều này thì Nghị định 20 thực tế không dựa trên cơ sở luật nào. Điều này đã khiến các DN nghĩ rằng cơ quan quản lý đang "tận thu" đối với đơn vị kinh doanh mà không khuyến khích việc đầu tư mới.
"Cần xem xét lại một số điểm chưa hợp lý trong quy định trên. Đó là không nên tính gộp chi phí lãi vay của bên độc lập vào tỷ lệ khống chế dưới 20% theo quy định. Bên cạnh đó, trường hợp các DN có GDLK nhưng được thành lập theo pháp luật VN không có ưu đãi, có cùng thuế suất thuế TNDN thì dù có vay lẫn nhau cũng không dẫn đến chuyển giá. Do đó có thể không áp dụng cho các đối tượng này", luật sư Trần Xoa nêu rõ.
Mai Phương
Theo thanhnien.vn
Hà Nội: Dự án 'đất vàng' lợi dụng điều chỉnh quy hoạch để chây ỳ? Các đại biểu HĐND thành phố Hà Nội đặt vấn đề, nhiều chủ đầu tư dự án liên tục đề nghị điều chỉnh quy hoạch để lợi dụng, chậm đưa đất dự án vào triển khai, vi phạm Luật Đất đai trên địa bàn thành phố. Sáng nay, 13/8, trong phiên giải trình về việc quản lý dự án vốn ngoài ngân sách...