“Tập Cận Bình đã sẵn sàng cho 1 đến 2 cuộc chiến tranh”
Tập Cận Bình đã một lần nữa chứng minh rằng ông là một đối thủ khó nhằn, và nếu bị khiêu khích, ông thực sự có thể tiến hành 1 hoặc 2 cuộc chiến tranh.
Theo Đa Chiều, ông Tập Cận Bình có thể sẵn sàng cho 1 đến 2 cuộc chiến nhỏ nhằm khẳng định vị thế của Trung Quốc và thực hiện cái ông gọi là “ giấc mơ Trung Hoa”.
Tờ China Times xuất bản tại Đài Loan ngày 5/6 dẫn phân tích của tờ Đa Chiều, một tờ báo của người Hoa hải ngoại bình luận, Chủ tịch nước Trung quốc ông Tập Cận Bình có thể sẵn sàng chuẩn bị cho chiến tranh để tái khẳng định vị thế của Trung Quốc.
Căng thẳng đã bùng lên một lần nữa giữa Trung Quốc và Mỹ xung quanh vấn đề Biển Đông tại Hội nghị Tương tác và các biện pháp xây dựng lòng tin (CICA) lần thứ 4 tại Thượng Hải hôm 20, 21/5 và Đối thoại Shangri-la từ 30/5 đến 1/6 tại Singapore.
Trong hội nghị thượng đỉnh G7, các nhà lãnh đạo Canada, Hoa Kỳ, Pháp, Đức, Ý, Nhật Bản và Anh sẽ đưa ra một thông cáo chung lên án những nỗ lực của Trung Quốc hòng thay đổi hiện trạng trên Biển Đông, yêu cầu Bắc Kinh kiềm chế tránh gây bất ổn trong khu vực.
Đa Chiều cho rằng đây sẽ là dấu hiệu đầu tiên cho thấy Mỹ muốn làm rõ chính sách châu Á – Thái Bình Dương của mình vẫn không thay đổi và Hoa Kỳ vẫn giữ quyền kiểm soát trên Thái Bình Dương cũng như thế giới. Trung Quốc dù ngạc nhiên với những diễn biến này, nhưng đang chuẩn bị để đánh lại.
Kể từ khi nhậm chức, Tập Cận Bình đã tiến hành một loạt các chuyến thăm viếng ngoại giao và tham dự các hội nghị thượng đỉnh để phát triển vị thế quốc tế mới cho Trung Quốc. Với đề xuất xây dựng cấu trúc an ninh mới ông đưa ra tại CICA vừa qua, các nỗ lực hợp tác của Bắc Kinh và Moscow trong xây dựng một trật tự thay thế rõ ràng cho thấy thời kỳ bị động và tự vệ đã qua.
Thế hệ lãnh đạo mới tại Trung Quốc đã làm khác với tư duy ngoại giao truyền thống và xác định lại việc Trung Quốc cần phải thích ứng với vai trò của một siêu cường đang lên.
Tập Cận Bình đã tự đặt ra cho mình 2 mục tiêu tham vọng, đó là khiến cho mọi người dân Trung Quốc sẽ có cuộc sống khá giả vào năm 2020 và xây dựng Trung Quốc thành đất nước “dân chủ hiện đại” vào năm 2049. Để đạt mục tiêu này, Trung Quốc cần phải tránh xung đột, mặc dù căng thẳng gần đây với Việt Nam, Philippines và Nhật Bản vẫn đang trỏ đến một cuộc chiến bất ngờ có thể nổ ra bất cứ lúc nào.
Video đang HOT
Cuộc gặp lịch sử giữa Mao Trạch Đông và Tổng thống Mỹ Richard Nixon năm 1972 làm thay đổi cục diện bàn cờ chính trị quốc tế. Theo Đa Chiều, đường lối đối ngoại của Mao Trạch Đông ban đầu là cùng Liên Xô chống Mỹ, sau đó lại quay sang chơi với Mỹ chống Liên Xô và cuối cùng là chống lại cả hai.
Tư tưởng ngoại giao của Mao Trạch Đông ban đầu là liên minh với Liên Xô chống Mỹ, sau lại chơi với Mỹ để chống Liên Xô, cuối cùng là tham gia vào “thế giới thứ 3 chống lại cả Hoa Kỳ và Liên Xô.
Ban đầu Đặng Tiểu Bình cũng theo chính sách của Mao Trạch Đông chống Hoa Kỳ và Liên Xô, nhưng từ hội nghị trung ương 3 khóa 11 năm 1978, Đặng Tiểu Bình đã thay đổi đường lối ngoại giao Trung Quốc từ đấu tranh giai cấp sang phát triển kinh tế và cải cách. Từ năm 1982, Trung Quốc đã tránh xa những liên minh, ưa thích sự độc lập để phát triển quan hệ với các nước láng giềng.
Các khái niệm về an ninh châu Á tại Trung Quốc dần thay đổi theo thời gian. Khi Giang Trạch Dân lên cầm quyền, chính sách đối ngoại của Trung Quốc đã tập trung vào hợp tác khu vực, an ninh và lợi ích chung. Vào giữa những năm 1990, Giang Trạch Dân nỗ lực rất lớn để thúc đẩy các kênh đối thoại, hợp tác tăng cường sự tin tưởng lẫn nhau giữa Trung Quốc với các nước láng giềng.
Chiến lược này được tiếp tục dưới thời Hồ Cẩm Đào với quan điểm “cùng hội cùng thuyền” mà ông phát biểu tại kỳ họp đại hội đồng Liên Hợp Quốc lần thứ 64, năm 2009.
Bài phát biểu của Tập Cận Bình tại CICA vừa qua theo truyền thống của các biện pháp an ninh “kiểu Trung Quốc”. Con đường tơ lụa trên biển mà ông đề xuất được hiểu rằng, nó không chỉ là động lực kinh tế mà còn là chiến lược, phù hợp với tư duy truyền thống của các hoàng đế Trung Hoa là “bảo vệ chư hầu, cả về kinh tế và quân sự”.
Thời cổ đại, Trung Quốc đã có rất nhiều cuộc tranh luận về cách cai trị tốt nhất của hoàng đế. Mô hình Nho giáo ca ngợi một hoàng đế vị tha nhưng thực dụng, vừa là người “có đạo đức”, nhưng vẫn luôn để ý đến lợi ích kinh tế trong tâm trí.
Mặc dù trong những năm gần đây, Trung Quốc luôn nhấn mạnh đến hòa bình, chính sách ngoại giao thực tế của họ đã “tích cực hơn” kể từ khi Tập Cận Bình lên nắm quyền. Ông Bình nhiều lần nói rằng lợi ích quốc gia của Trung Quốc không cho phép bất cứ ai xâm phạm.
Ví dụ rõ ràng nhất là việc Bắc Kinh đơn phương tuyên bố thành lập vùng nhận dạng phòng không (ADIZ) trên biển Hoa Đông ngày 23/11/2013 bao gồm quần đảo Senkaku hiện Nhật Bản đang kiểm soát.
Tập Cận Bình cùng các quan chức quân sự cấp cao Trung Quốc thị sát một cuộc tập trận quân sự ở Tân Cương.
Tập Cận Bình đã một lần nữa chứng minh rằng ông là một đối thủ khó nhằn, và nếu bị khiêu khích, ông thực sự có thể tiến hành 1 hoặc 2 cuộc chiến tranh khu vực, Đa Chiều dẫn phân tích của giới truyền thông cho biết.
Theo Đa Chiều, Mao Trạch Đông đã từng gọi việc tham chiến của Trung Quốc trong Chiến tranh Triều Tiên (1950-1953) là “cú đấm phòng ngừa” và quyết định của Đặng Tiểu Bình tấn công xâm lược biên giới Việt Nam năm 1979 cũng dựa trên cùng 1 logic mặc dù thương vong rất lớn.
Tăng trưởng kinh tế và quân sự của Trung Quốc cùng với sự gia tăng ảnh hưởng quốc tế của họ đã dẫn đến việc Mỹ coi Trung Quốc như một đối thủ cạnh tranh, và sự xâm nhập của Mỹ vào châu Á sẽ tiếp tục “làm phức tạp ổn định và an ninh khu vực”, Đa Chiều bình luận.
Với những căng thẳng đang diễn ra gần đây với Việt Nam, Philippines và Nhật Bản, trong thực tế Trung Quốc có thể đang mong muốn có 1 xung đột nhỏ mà Bắc Kinh có thể kiểm soát để khẳng định sức mạnh của họ trong khu vực một lần nữa, Đa Chiều kết luận.
Theo Giáo Dục
Tham vọng bá quyền với tư tưởng hạ tiện
Muốn trở thành siêu cường nhưng Trung Quốc (TQ) lại tự hạ thấp tư cách với những hành động bị chi phối bởi tư tưởng lấn lướt và bất chấp trật tự thế giới hiện đại.
Tàu Trung Quốc vây quanh giàn khoan Hải Dương - 981 - Ảnh: Reuters
Việc đặt giàn khoan Hải Dương - 981 (Haiyang Shiyou - 981) phi pháp trong vùng biển Việt Nam làm đe dọa hòa bình trong khu vực chỉ là động thái mới nhất trong hàng loạt các chính sách hoàn toàn đi ngược lại với tư cách nước lớn như TQ đang muốn chứng tỏ. Xin giới thiệu bài viết của Giáo sư Zachary Abuza (ảnh), chuyên gia về khoa học chính trị và đối ngoại khu vực Đông Á thuộc Đại học Simmons (Mỹ), dành riêng cho Thanh Niên. Tựa đề bài viết do Thanh Niên đặt.
Muốn trở thành siêu cường nhưng Trung Quốc (TQ) lại tự hạ thấp tư cách với những hành động bị chi phối bởi tư tưởng lấn lướt và bất chấp trật tự thế giới hiện đại.
Trung Quốc đang tận dụng triệt để sức mạnh kinh tế của mình để trở thành siêu cường trên thế giới hoặc ít nhất cũng phải là trong khu vực. Những động thái hung hăng gần đây của Bắc Kinh đối với Việt Nam, Nhật, Philippines trên biển Hoa Đông và biển Đông là minh chứng rõ rệt cho tham vọng bá quyền này.
Đáng quan ngại hơn, năm 2013, Ngoại trưởng TQ cảnh báo các nước Đông Nam Á có tranh chấp với Bắc Kinh tại biển Đông rằng họ chỉ là những "nước nhỏ" và do vậy, nhất cử nhất động đều phải nghe theo Bắc Kinh. Động thái hạ đặt giàn khoan Hải Dương - 981 rõ ràng, theo nhận định của cộng đồng quốc tế, là khiêu khích và gây bất ổn trong khu vực. TQ cũng trở nên ngạo ngược và hung hăng với Philippines kể từ khi bị Manila kiện ra tòa án quốc tế để phân xử tranh chấp lãnh thổ tại biển Đông.
Bắc Kinh rõ ràng là một thế lực với nền văn hóa chính trị có từ cách đây 4.000 năm. Nền kinh tế nước này không sớm thì muộn cũng trở thành lớn nhất trên thế giới. Dự trữ ngoại hối của TQ hiện nay là 3.820 tỉ USD, nhiều hơn bất kỳ quốc gia nào khác. Mức chi tiêu quốc phòng được chính TQ công khai - và rõ ràng con số thực còn cao hơn nhiều - đã tăng từ khoảng 16 tỉ USD năm 2000 lên 132 tỉ USD vào năm 2014. Chi tiêu quốc phòng tăng 12,2% so với năm 2013 và rất nhiều chuyên gia phỏng đoán con số thực của năm 2014 cao hơn số liệu công bố đến khoảng 40 tỉ USD. Sức mạnh quân sự của Bắc Kinh đang lớn mạnh hơn bao giờ hết.
Thế nhưng, quan niệm về "quyền lực" của TQ vẫn còn ăn sâu trong tư tưởng của một nước thiên triều từ quá khứ. Thời đó, các nước chư hầu cứ thay phiên nhau triều cống cho các đời hoàng đế Trung Hoa như một sự chấp nhận chủ quyền của Bắc Kinh để đổi lấy quyền tự trị cho chính nước mình. Đó không phải là cách thế giới ngày nay vận hành. Ngày nay, nền kinh tế TQ đang thống trị nhưng đây cũng là thời điểm các chuẩn mực và luật pháp quốc tế, đặc biệt là hệ thống pháp luật được thành lập sau Đệ nhị Thế chiến, được áp dụng chặt chẽ. TQ, cũng như các cường quốc trước đó, muốn thiết lập một trật tự thế giới để phục vụ cho quyền lợi của riêng mình. Nhưng Bắc Kinh không chấp nhận tuân thủ luật chơi.
Cường quốc thiếu trách nhiệm
Siêu cường có quyền, nhưng cũng phải gánh nghĩa vụ. "Sức mạnh càng cao, trách nhiệm càng nặng". Hãy thử nhìn vào những đóng góp của TQ - với tư cách "siêu cường" như nước này mong muốn - cho thế giới: Bắc Kinh đóng góp chỉ 5,2% vào ngân sách LHQ so với 22% của Mỹ hay 10,8% từ Nhật. Tại Ngân hàng Thế giới, tỷ lệ đóng góp của TQ là 4,42%, trong khi Đức đã là 4% và Mỹ là 15,85%. Bắc Kinh cũng chỉ góp 5,15% vào ngân sách Tổ chức Y tế thế giới, so với 10,9% của Nhật và 22% từ Mỹ.
Khi cả thế giới chung tay đóng góp cho các nạn nhân của siêu bão Haiyan ở Philippines, một công ty của Thụy Điển là IKEA thậm chí còn chi nhiều hơn TQ đễ hỗ trợ các nạn nhân - IKEA góp 2,7 triệu USD so với 2 triệu USD từ Bắc Kinh.
Ngay cả báo chí TQ cũng không chấp nhận được sự "bần tiện" này và cũng đã lên án chính phủ. Cũng không ai ngây thơ đến mức tin rằng TQ, khi viện trợ cho Myanmar và châu Phi, có động cơ nào khác ngoài việc muốn thâu tóm tài nguyên và năng lượng nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế cho riêng mình hay lợi ích của các công ty tập đoàn nhà nước.
Là siêu cường thì phải bảo vệ an ninh trong khu vực, trong khi Bắc Kinh cứ liên tục có những chính sách khiêu khích - hết với Nhật ở biển Hoa Đông rồi lại đến các nước ASEAN trên biển Đông. TQ sẽ chỉ ra mình cũng đóng góp tàu hải quân cho các hoạt động chống cướp biển ở châu Phi, nhưng còn ai khác sẽ hưởng lợi từ tự do hàng hải nơi đó ngoài các tàu buôn TQ? Và những hoạt động chống cướp biển đó cũng giúp chính hải quân TQ có những đợt diễn tập cần thiết.
Tóm lại, TQ cái gì cũng muốn. Vừa muốn đặc quyền, sức mạnh và tầm ảnh hưởng của một siêu cường nhưng khi đụng đến những nghĩa vụ siêu cường đó phải thực hiện cho cộng đồng thế giới, Bắc Kinh nếu không cậy đến danh nghĩa vẫn còn là nước "đang phát triển" của mình thì cũng từ chối đóng góp. Rõ ràng, TQ không sở hữu được quyền lực mềm cũng như những hấp lực khác về giá trị và tư tưởng.
Về mặt lịch sử, TQ có bốn ngàn năm. Thế nhưng, những gì Bắc Kinh đang hành xử không khác gì một đứa trẻ ăn chưa no, lo chưa tới và chỉ biết bắt nạt bạn bè.
Hải quân Mỹ muốn tăng cường quan hệ với Việt Nam Hải quân Mỹ mong muốn gia tăng số lượng các chuyến thăm Việt Nam của tàu bè thuộc Hạm đội 7, giữa lúc căng thẳng tăng cao ở biển Đông. Trả lời phỏng vấn của hãng Reuters, phát ngôn viên Hạm đội 7 William Marks nói: "Chúng tôi muốn hợp tác với mọi đối tác ở biển Đông và sẽ hoan nghênh việc gia tăng số lượng các chuyến thăm cảng ở Việt Nam". Hải quân Mỹ cũng muốn có thêm nhiều cuộc tập trận sâu rộng với Việt Nam nhằm mục đích cải thiện an ninh và ổn định ở khu vực. Reuters dẫn lời các quan chức quân sự Mỹ cho biết hải quân nước này không thay đổi kế hoạch triển khai tàu bè vì căng thẳng biển Đông song vẫn đang thực hiện các chuyến bay tuần thám thường nhật tại khu vực.
Theo TNO
Trung Quốc và giấc mơ 'vận mệnh lịch sử' Mỹ đã thể hiện sự chuyển biến thái độ về các tranh chấp chủ quyền ở biển Đông trước các động thái ngày càng hung hăng của Trung Quốc. Một đội tàu chiến Trung Quốc vừa thực hiện cuộc tập trận ở Ấn Độ Dương - Ảnh: Navy.81.cn Trong tuần qua, giới chức Mỹ đã đưa ra tuyên bố thẳng thừng về cái...