Giấc mơ Trung Hoa hay giấc mơ Tập Cận Bình?
Năm 2013 là một năm mà chính trường Trung Quốc diễn ra hàng loạt hành động mang dấu ấn Tập Cận Bình.
Lời chúc được gửi từ phòng riêng
Năm cũ 2013 qua đi, bước sang năm mới 2014, tại phòng làm việc của mình tọa lạc tại khu Trung Nam Hải, nơi sinh sống và làm việc của nhiều đời lãnh đạo Trung Quốc, Chủ tịch Tập Cận Bình đã nhìn nhận về một năm cũ đã qua, và hướng tới một năm mới đầy thử thách nhưng cũng đầy quyết tâm.
Bài phát biểu của ông Tập được nhân dân, giới chức Trung Quốc và dư luận quốc tế đánh giá cao về sự thẳng thắn cũng như tính phương hướng chiến lược. Tuy nhiên, vẫn còn đó một sự lạ lẫm, khi lần đầu tiên trong lịch sử, lời chúc mừng năm mới được gửi đi từ phòng làm việc riêng, thay vì Đại lễ đường Nhân dân như tiền lệ các đời lãnh đạo trước.
Tại phòng làm việc này, người ta đã nhìn thấy bức tranh Vạn Lý Trường Thành, quốc kỳ Trung Quốc và một hàng giá sách. Bên trên giá sách bày 4 bức ảnh gia đình và một bức ảnh chụp ông đang sút bóng trong chuyến thăm Ireland hồi đầu năm 2012.
Các bức ảnh gia đình gồm: ảnh ông Tập và gia đình đẩy xe cho cha mình, cố phó thủ tướng Tập Trọng Huân, ảnh ông dắt tay mẹ, bà Tề Tâm, đi dạo, ảnh vợ chồng Tập Cận Bình-Bành Lệ Viện và ảnh ông Tập đi xe đạp đèo con gái là cô Tập Minh Trạch.
Thông điệp chúc mừng năm mới được phát đi từ phòng làm việc riêng của ông Tập Cận Bình
Từ phòng làm việc này, người ta có thể nhìn thấy tất cả về vị lãnh đạo này, từ những chi tiết nhỏ về đời tư, xuất thế, đến những hình ảnh mang tính đại diện cho dân tộc Trung Hoa như quốc kỳ hay Vạn Lý Trường Thành.
Video đang HOT
Song song với lời chúc được gửi đi từ phòng riêng của ông Tập, nhìn rộng ra thế giới, từ Tổng thống Mỹ B.Obama, hay Tổng thống Nga V.Putin, cho đến Thủ tướng Nhật Shinzo Abe, cùng rất nhiều nguyên thủ của các cường quốc trên thế giới, chưa ai phát đi thông điệp từ phòng làm việc hay nhà riêng của mình. Tất cả các vị nguyên thủ này đều lựa chọn một địa điểm đại diện cho chính phủ, cho nhân dân, và cho quốc gia.
Phải chăng, một mình Tập Cận Bình muốn tạo nên một phong cách?
Dấu ấn Tập Cận Bình
Nhìn lại năm 2013, lãnh đạo Tập Cận Bình đã có rất nhiều hành động quyết liệt làm khuynh đảo chính trường Trung Quốc. Cuối năm 2012, ông Tập phát đi chiến dịch “đả hổ đập ruồi”, với mục đích triệt tiêu nạn tham nhũng từ các quan chức cấp cao trong bộ máy trung ương, đến tệ nạn tham nhũng vặt.
Chiến dịch này của ông Tập Cận Bình đã mang lại những thành công vang dội, nhưng tiếng vang lớn nhất có lẽ được tạo nên từ những con hổ lớn mà ông Tập đã “đánh” được. Điển hình là Bạc Hy Lai – ngôi sao mới của chính trường Trung Quốc, hay con hổ về hưu Chu Vĩnh Khang – nhân vật có thế lực chi phối lực lượng hành pháp Trung Quốc.
Chu Vĩnh Khang và Tập Cận Bình trao đổi trong một cuộc họp của Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc
Thậm chí, báo chí nước ngoài, đặc biệt truyền thông Nhật Bản đã có những sự liên hệ thú vị giữa Chu Vĩnh Khang và Jang Song-thaek trong cuộc thanh trừng quyền lực tại Triều Tiên. Được biết, Jang Song-thaek là nhân vật quyền lực thứ hai tại Triều Tiên, và truyền thông nhiều quốc gia cho rằng đây chỉ là nạn nhân của một cuộc tranh đoạt quyền lực.
Đỉnh điểm của những hành động mang “dấu ấn Tập Cận Bình”, sau những Bạc Hy Lai, Chu Vĩnh Khang… Chủ tịch Trung Quốc đã dám nhắc tới những sai lầm của cố lãnh đạo Trung Quốc Mao Trạch Đông.
Trong bài phát biểu tại lễ kỷ niệm 120 năm ngày sinh của cố lãnh đạo Mao Trạch Đông, ông Tập Cận Bình đã nói: “Các nhà lãnh đạo cách mạng không phải là thần thánh, mà là con người. Chúng ta không thể tôn thờ họ như thần thánh và từ chối cho phép mọi người vạch ra và sửa chữa sai lầm của họ chỉ bởi vì họ vĩ đại.”
Tập Cận Bình đã liên tiếp có những hành động thuộc kiểu “vô tiền khoáng hậu”, xưa nay chưa ai dám, đủ để biểu lộ một sự biến đổi lớn về quyền lực và vị thế của nhà lãnh đạo này chính trường Trung Quốc đã thay đổi hoàn toàn.
120 năm ngày sinh cố chủ tịch Mao, Trung Quốc không bắn pháo hoa hay những màn kỷ niệm hoành tráng, những người tưởng nhớ tới lãnh tụ Mao sử dụng món mỳ truyền thống.
Giấc mơ Trung Hoa hay giấc mơ Tập Cận Bình?
Trong thông điệp năm mới lần đầu tiên được phát đi từ phòng làm việc riêng, Chủ tịch nước Trung Quốc đã một lần nữa nhấn mạnh đến cụm từ “giấc mơ Trung Hoa”, cụm từ được nêu lần đầu tiên trong bài diễn văn khi ông Tập trở thành nguyên thủ cường quốc châu Á này.
Còn nhớ, khi đó, ông Tập đã phát biểu trước quốc hội Trung Quốc rằng “Giấc mơ Trung Quốc là giấc mơ của cả đất nước và cũng là giấc mơ của mỗi người dân. Vào giữa thế kỷ 21, Trung Quốc sẽ trở thành một quốc gia xã hội chủ nghĩa hiện đại, thịnh vượng, hùng mạnh, dân chủ, văn hóa tiên tiến và hòa hợp. Và giấc mơ Trung Quốc, cụ thể là sự phục hưng vĩ đại dân tộc Trung Hoa, sẽ thành hiện thực”.
Với quyền lực như hiện tại, giấc mơ Trung Hoa phải chăng cũng sẽ là giấc mơ của ngài Tập, và một khi đã nói ra, sẽ phải thực hiện cho bằng được.
Theo Báo Đất Việt
Triều Tiên cho "ra rìa" hàng loạt tướng lĩnh già
Kể từ vụ xử tử ông Jang Song-thaek, các quan chức "lão làng" trong quân đội Triều Tiên dường như cũng bị thay thế bởi một thế hệ các quan chức trẻ hơn, trung thành với nhà lãnh đạo Kim Jong-un, báo chí Hàn Quốc đưa tin.
Ông Kim Jong-un cùng các quan chức vào lăng viếng cha hôm 24/12.
Vài nhân vật cứng rắn từ những ngày đầu cố Chủ tịch Kim Jong-il nắm quyền đã vắng mặt trong lễ viếng Cung điện mặt trời Kumsusan ở Bình Nhưỡng hôm 24/12 nhân kỷ niệm 22 năm ông Kim Jong-il được bổ nhiệm làm tư lệnh tối cao.
Một bức ảnh chụp lễ viếng được hãng thông tấn chính thức KCNA của Triều Tiên đăng tải cho thấy bộ 3 quyền lực mới - Chủ nhiệm tổng cục chính trị quân đội Choe Ryong-hae, Tổng tham mưu trưởng quân đội Ri Yong-gil và Bộ trưởng quốc phòng Jang Jong-nam.
Qua bức ảnh, dễ dàng nhận thấy là sự vắng mặt của hàng loạt các quan chức kỳ cực của thời chính sách "tiên quân" như các thành viên Ủy ban quốc phòng quốc gia Kim Yong-chun, Ri Yong-mu, O Kuk-ryol và Hyon Chol-hae, cũng như các thành viên chủ chốt của nhóm từng thân cận với nhân vật bị xử tử Jang Song-thaek, trong đó có Bộ trưởng công an Choe Bu-il.
Bức ảnh đã làm nảy sinh các đồn đoán rằng Ủy ban quốc phòng quốc gia, từng được cho là cơ quan quyền lực nhất và thường đưa ra các quyết sách quan trọng dười thời ông Kim Jong-il, giờ đây đã suy yếu.
Mặc dù ông Kim Jong-un là chủ tịch Ủy ban quốc phòng quốc gia, nhưng vụ xử tử ông Jang - phó chủ tịch ủy ban - đã buộc các phó chủ tịch khác như Kim Yong-chun, Ri Yong-mu và O Kuk-ryol phải "về vườn".
Theo Dân Trí
Ông Kim Jong-un lệnh "xử" phụ tá của chú khi "rất say" Báo Nhật ngày 23/12 đưa tin nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un đã "rất say" khi ra lệnh xử tử 2 phụ tá thân cận của người chú dượng Jang Song-thaek, nhân vật từng được xem là quyền lực số 2 ở Triều Tiên. Lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un. Được biết nhà lãnh đạo trẻ Triều Tiên đã ra lệnh xử...