Tạo sân chơi bổ ích cho sinh viên
TP Hồ Chí Minh có nhiều trường đại học, cao đẳng với số lượng sinh viên lớn nhất cả nước, hơn 420 nghìn sinh viên đang học tập trên địa bàn.
Vấn đề đặt ra cho thành phố hiện nay là làm thế nào để tạo ra ngày càng nhiều sân chơi rèn luyện kỹ năng thực hành xã hội, giải trí lành mạnh đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của sinh viên.
Nhiều hoạt động vui chơi, giải trí dành cho sinh viên được tổ chức tại Nhà Văn hóa sinh viên .
Mới đây, thành phố đưa vào hoạt động Nhà Văn hóa Sinh viên nằm trong khuôn viên ại học Quốc gia TP Hồ Chí Minh. ây là công trình được Thành ủy, UBND thành phố Hồ Chí Minh đầu tư tặng sinh viên thành phố và ại học Quốc gia TP Hồ Chí Minh hỗ trợ vị trí đất xây dựng. Nhà văn hóa Sinh viên nằm trên diện tích 3,5 ha, tổng diện tích xây dựng khoảng 30.000 m2, gồm bảy tầng (một trệt, năm lầu, một sân thượng mái che thang), tổng mức đầu tư hơn 420 tỷ đồng. Công trình có đầy đủ các phòng chức năng, thiết bị hiện đại, như phòng hội thảo, hội trường, phòng tin học, phòng thu, phòng tập hát, nhà hát, năng khiếu, nữ công gia chánh, tư vấn, tập kịch, khiêu vũ, ngoại ngữ, tập thể dục, thư viện, các sân thể thao đa chức năng, sân khấu ngoài trời…
Bạn Nguyễn Thị Hoa, sinh viên Trường đại học Kinh tế – Luật (ại học Quốc gia TP Hồ Chí Minh) chia sẻ: “Nhà Văn hóa Sinh viên đi vào hoạt động là mong muốn của tất cả sinh viên đang theo học tại ại học Quốc gia thành phố. Cũng có nhiều khu vui chơi, giải trí ở ại học Quốc gia TP Hồ Chí Minh, song điều kiện hạn chế không thể phục vụ số lượng đông sinh viên cùng lúc. Nhà Văn hóa sinh viên là nơi để chúng em học tập, cũng là nơi để tham khảo các tài liệu phục vụ cho học tập được lưu trữ rất nhiều tại đây, đồng thời là địa điểm kết nối, giao lưu với sinh viên các trường với nhau trong học tập, rèn luyện thêm kỹ năng sống”. Cùng suy nghĩ, sinh viên năm thứ ba Trần Thị Ánh Hồng, Trường đại học Quốc tế (ại học Quốc gia TP Hồ Chí Minh) cho rằng: “Nhà Văn hóa sinh viên có đầy đủ cơ sở vật chất phục vụ công tác nghiên cứu khoa học, là nơi để chúng em trao đổi, giao lưu về khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo. Hằng ngày, có rất nhiều sinh viên của các trường đại học đến đây học tập và vui chơi. Ở đây cũng có các siêu thị bán các loại hàng hóa phục vụ cho sinh viên rất tiện ích. Nhà Văn hóa sinh viên thật sự là điểm hẹn của sinh viên thành phố, là mái nhà chung, là nơi truyền cảm hứng, tiếp sức cho hành trình trưởng thành của mỗi sinh viên”.
iểm đáng chú ý của Nhà Văn hóa sinh viên là toàn bộ khối nhà nằm giữa không gian xanh trên khu đất rộng lớn và khu nhà chính được thiết kế theo hình lục giác để tận dụng tối đa tầm nhìn ra các không gian chung quanh. ây không những là nơi vui chơi, giải trí lành mạnh cho sinh viên mà còn được ví như lá phổi xanh trong khu lõi trung tâm của toàn khu ại học Quốc gia TP Hồ Chí Minh. Giám đốc Nhà Văn hóa sinh viên TP Hồ Chí Minh Quách Hải ạt cho biết: “Nhà Văn hóa sinh viên tại ại học Quốc gia TP Hồ Chí Minh là Nhà Văn hóa sinh viên thứ hai của thành phố, sau Nhà Văn hóa sinh viên tại quận 3. Hai Nhà Văn hóa sinh viên này sẽ tạo ra sự cộng hưởng, làm đòn bẩy tổ chức các hoạt động văn hóa tinh thần, rèn luyện sức khỏe, kỹ năng… cho sinh viên được phong phú và phục vụ sinh viên tốt nhất. Các hạng mục được kết nối bởi nhiều con đường nội khu tạo thành hình vòng cung, chung quanh được thiết kế bằng những mảng không gian xanh gần gũi, thân thiện với môi trường”. Anh Quách Hải ạt cũng cho biết thêm, việc đưa vào hoạt động Nhà Văn hóa sinh viên tạo điều kiện để tổ chức đoàn, hội có thêm không gian, môi trường sinh hoạt, học tập, rèn luyện kỹ năng, nâng cao đời sống văn hóa, tinh thần cho sinh viên thành phố. ể phục vụ sinh viên, ngoài các chương trình vui chơi, giải trí, Nhà Văn hóa sinh viên tổ chức nhiều chương trình bổ ích, như tổ chức các hoạt động nghiên cứu dự án để sinh viên biến ý tưởng kinh doanh, ý tưởng sáng tạo khoa học trở thành hiện thực.
Nhiều sân chơi lớn, giàu tính sáng tạo, nhân văn và hàng loạt chương trình ý nghĩa được triển khai trong những năm qua đã góp phần làm phong phú thêm đời sống tinh thần cho sinh viên thành phố. Tuy nhiên, cần thẳng thắn nhìn nhận, so với yêu cầu thực tế, sân chơi bổ ích dành cho sinh viên vẫn đang còn thiếu, nhất là sân chơi mang tính rèn luyện kỹ năng sống, sáng tạo khoa học, trang bị kỹ năng mềm… iều này dẫn đến hệ lụy phần lớn sinh viên tại TP Hồ Chí Minh nói riêng và cả nước nói chung ra trường bị các nhà tuyển dụng đánh giá là thiếu kỹ năng sống. Thực trạng này đã khiến không ít sinh viên đánh mất cơ hội tốt trên bước đường lập nghiệp. Việc trang bị cho sinh viên không chỉ về chuyên môn, mà còn trang bị về kỹ năng sống, cũng như thái độ, ý thức và cách làm việc nhóm của sinh viên cần được chú trọng hơn. Trong đó, việc tạo nhiều sân chơi mang tính định hướng giáo dục phù hợp, bổ sung kỹ năng và khơi gợi sự sáng tạo cho sinh viên là rất cần thiết.
KHÁNH TRÌNH
Theo Nhân dân
7 quốc gia miễn học phí đại học cho sinh viên
Ngược lại với Mỹ, quốc gia đang đối mặt với cuộc khủng hoảng về khả năng chi trả giáo dục đại học, sinh viên của 7 quốc gia này được trợ cấp hoàn toàn.
Theo báo cáo từ Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD) năm 2011, 7 trong số 36 quốc gia thành viên trợ cấp toàn bộ học phí cho sinh viên các trường đại học công lập. Đa số là các quốc gia phát triển ở châu Âu, trong khi Mỹ (cũng là thành viên của OECD) lại là nơi có học phí đắt đỏ nhất.
Theo OECD, học phí trung bình hàng năm của các trường đại học ở Mỹ là hơn 6.000 USD. Nếu cộng thêm chi phí sinh hoạt, sách vở và các chi phí khác, con số có thể lên tới 25.290 USD.
Dưới đây là 7 quốc gia, nơi sinh viên được học đại học miễn phí.
Video đang HOT
Thụy Điển
Thụy Điển là quốc gia không thu học phí cho cả trường đại học công lập và tư thục.
Sinh viên Đại học Stockholm.
Tỷ lệ thanh niên học đại học: 68%
Mức phụ cấp cho mỗi sinh viên đại học hằng năm: 20.864 USD
Đan Mạch
Đan Mạch dành 0,6% tổng GDP cho các khoản trợ cấp học phí sinh viên đại học
Đại học Nam Đan Mạch.
Tỷ lệ thanh niên học đại học: 55%
Mức phụ cấp cho mỗi sinh viên đại học hằng năm: 17.634USD
Phần Lan
Thông qua học bổng và trợ cấp, Phần Lan đã giúp các sinh viên trang trải học phí cũng như sinh hoạt phí
Đại học Helsinki.
Tỷ lệ thanh niên học đại học: 69%
Mức phụ cấp cho mỗi sinh viên đại học hằng năm: 15.402 USD
Ireland
Ireland bắt đầu miễn học phí cho sinh viên đại học từ năm 1995.
Học sinh kiểm tra kết quả A-level.
Tỷ lệ thanh niên theo học đại học: 51%
Mức phụ cấp cho mỗi sinh viên đại học hằng năm: 16.284 USD
Iceland
Học phí Iceland thay đổi theo chuyên ngành vì sự khác nhau về học phí của các trường đại học, cũng như nhu cầu thị trường lao động.
Đại học Reyljavik.
Tỷ lệ thanh niên theo học đại học: 77%
Mức phụ cấp cho mỗi sinh viên đại học hằng năm: 10.429 USD
Na Uy
Na Uy là quốc gia chi trả nhiều nhất cho các khoản trợ cấp đại học, lên tới 1,3% GDP hằng năm.
Aslo, thủ đô của Na Uy.
Tỷ lệ thanh niên theo học đại học: 77%
Mức phụ cấp cho mỗi sinh viên đại học hằng năm: 18.942 USD
Cộng hòa Séc
Ngoài học phí, Cộng hòa Séc còn tài trợ các khoản phụ cấp nhỏ để giúp sinh viên trang trải sinh hoạt.
Sinh viên Đại học Séc.
Tỷ lệ thanh niên theo học đại học: 59%
Mức phụ cấp cho mỗi sinh viên đại học hằng năm: 8.738 USD
Khánh Hòa
Theo Business Insider/vietnamnet
Đẩy mạnh hoạt động khuyến học, khuyến tài, xây dựng xã hội học tập Sáng 29-9, Hội Khuyến học (HKH) tỉnh phối hợp với Sở Giáo dục và Đào tạo tổ chức lễ kỷ niệm Ngày Khuyến học Việt Nam (2-10-2008 - 2-10-2019); phát động tuần lễ hưởng ứng học tập suốt đời; trao học bổng của gia đình GS. Lê Viết Ly cho học sinh, sinh viên đạt thành tích xuất sắc trong học tập. Các...