Tạo môi trường để trẻ gần gũi và yêu sách
Đọc sách giúp thành tích học tập của học sinh tốt hơn, vốn từ vựng và khả năng diễn đạt… Rèn thói quen đọc sách cho học sinh ngay từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường là một việc làm vô cùng ý nghĩa.
Bảo đảm không gian thoáng mát, an toàn, sạch sẽ
Để thu hút học sinh đến thư viện thì trước hết thư viện cần có không gian thoáng mát, sạch đẹp, tạo nên địa điểm thu hút nhất của nhà trường. Tại đây, học sinh có thể tham gia các hoạt động như đọc sách, tổ chức các trò chơi, viết vẽ, kể chuyện, giới thiệu sách. Phòng cần trang bị đầy đủ quạt, bóng đèn, máy chiếu, kết nối mạng… để học sinh có thể xem phim tư liệu, các trích đoạn…
Ngoài ra khi bố trí các giá, kệ sách cần vừa tầm với học sinh để học sinh lấy sách thuận tiện. Để học sinh yêu thích thư viện thì trang trí trong thư viện cũng cần thể hiện tính mô phạm. Cần bài trí các góc (như góc trò chơi, góc tra cứu, góc viết vẽ…) thuận tiện, đẹp mắt; giờ mở cửa thư viện, lịch đọc, lịch mượn công bố trả rõ ràng để học sinh nắm được và thực hiện theo lịch tránh chồng chéo.
Sách trong thư viện được sắp xếp theo mã màu, giúp học sinh các lớp thuận tiện hơn trong việc tìm một cuốn sách phù hợp với trình độ đọc của bản thân. Ngoài ra, để học sinh dễ tìm đọc thì cán bộ thư viện và các cộng tác viên nên sắp xếp sách theo chủ đề.
Đổi mới giới thiệu sách cho học sinh
Để học sinh biết được trong thư viện có những loại sách gì, có truyện gì hay mà tìm đọc thì hoạt động giới thiệu sách cần được tổ chức thường xuyên.
Nhà trường cần sáng tạo nhiều hình thức trong công tác tuyên truyền giới thiệu sách như: Ghi trên bảng thông báo, điểm sách theo nội dung và trang bìa của sách dán trên thư viện hoặc một số vị trí mà học sinh thường xuyên chú ý, học sinh giới thiệu sách, giáo viên giới thiệu sách, phụ huynh giới thiệu sách, trưng bày sách trong tủ, giới thiệu sách mới theo chủ đề của nhà trường, giới thiệu thêm trong giờ chào cờ đầu tuần, giờ sinh hoạt tập thể, ngày hội đọc sách.
Video đang HOT
Hoạt động giới thiệu sách có thể được tiến hành ở ngày hội đọc sách, ngày lễ lớn trong năm, ở thư viện, vào giờ chào cờ, giờ sinh hoạt lớp…
Ở ngày hội đọc sách, hoạt động giới thiệu sách có thể do giáo viên, học sinh hay phụ huynh thực hiện. Vào giờ chào cờ, hoạt động giới thiệu sách có thể do cán bộ thư viện, ban giám hiệu nhà trường, đội cộng tác viên, giáo viên hay học sinh thực hiện.
Để tôn vinh học sinh đọc nhiều sách nhất của tháng, cũng có thể là của tuần thì vào giờ chào cờ, mời học sinh giới thiệu một cuốn sách mà em cho là hay, là thú vị nhất để cho các bạn khác biết tới.
Chính hoạt động này có ý nghĩa rất lớn, vừa tôn vinh được học sinh đọc nhiều sách nhất lại vừa khuyến khích được các em đến thư viện nhiều hơn, đọc sách nhiều hơn. Hay ở một số tiết sinh hoạt lớp, giáo viên mời học sinh giới thiệu sách cho các bạn trong lớp cùng đọc… Các bài giới thiệu sách được cán bộ thư viện cho vào tập lưu trữ của hồ sơ thư viện và đưa vào tiêu chí thi đua.
Về giới thiệu sách, nhiều khi rất cần sự linh hoạt của người giáo viên. Để học sinh biết đến sách, giáo viên chú ý từ những điều nhỏ nhất trong cuộc sống. Ví dụ: Có khi vào giờ lao động, học sinh bắt được chuồn chuồn, mấy em xúm lại cầm ngắm chuồn chuồn. Giáo viên hỏi các em: “Các em có biết vì sao mắt chuồn chuồn vừa to lại vừa tròn không?”, các em tò mò muốn biết.
Tôi mách nước: “Chuồn chuồn có đôi mắt kép rất đặc biệt, mỗi bên mắt chuồn chuồn đều có hàng nghìn đôi mắt nhỏ bên trong. Nhờ có đôi mắt như vậy mà chuồn chuồn có thể nhìn được sự vật ở mọi hướng…” và tôi gợi ý các em: “Nếu các em muốn tìm hiểu thêm thì hãy vào thư viện trường tìm đọc cuốn sách “Mười vạn câu hỏi vì sao”, trong cuốn sách đó còn giải thích vô vàn những điều thú vị khác trong thế giới tự nhiên.
Nếu có sự đổi mới trong hoạt động giới thiệu sách thì lượt học sinh vào thư viện đọc sách cũng như mượn sách về nhà tăng lên rõ rệt. Các em siêng vào thư viện đọc sách vào các giờ ra chơi, đọc xong còn trao đổi với nhau về nội dung sách.
Số lượng học sinh tham gia giới thiệu sách cũng được tăng lên, không chỉ các em trong đội cộng tác viên, các em trong ban cán sự lớp mà cả các em bình thường khá rụt rè cũng phấn khởi tham gia. Trước thì giới thiệu trong các tiết đọc thư viện, sau thì giới thiệu trong giờ sinh hoạt lớp, giới thiệu trong buổi lễ chào cờ trước trường…
Gia đình cũng góp phần rất lớn trong việc giúp trẻ hình thành thói quen đọc sách. Vì thế ngay từ đầu năm học, trong buổi họp phụ huynh, giáo viên cần trao đổi với phụ huynh về tác dụng của việc đọc sách đối với các con. Khuyến khích phụ huynh tham gia đọc sách cùng con ở nhà vừa là để theo dõi việc học của con vừa tạo thói quen đọc sách cho con. Bên cạnh đó, hàng năm, trường nên tổ chức “Ngày đọc sách gia đình” và tuần lễ “Phụ huynh đọc sách cùng con”…
Đa dạng hóa các hoạt động khuyến đọc
Quản lý, cán bộ thư viện, giáo viên khai thác hết các hình thức hoạt động thư viện như tổ chức các hình thức đọc trong thư viện, thi kể chuyện theo sách, giới thiệu sách, thi đọc diễn cảm, đọc thuộc lòng theo chủ đề, trình bày sản phẩm đọc, vẽ theo sách, tổ chức ngày hội đọc sách gia đình…
Tiết hoạt động thư viện cần đưa vào thời khóa biểu nhà trường và chú trọng nâng cao chất lượng các tiết đọc sách thư viện. Thông qua các tiết đọc thư viện, các em dần hình thành thói quen đọc sách, ngày càng đến thư viện đọc sách nhiều hơn. Ra chơi là các em đến thư viện, nghỉ là các em đến thư viện…
Với hoạt động thi kể chuyện theo sách, học sinh được lựa chọn các chuyện mà mình đọc được, yêu thích và kể lại. Hoạt động này sẽ khiến học sinh thêm hứng thú với việc đọc sách. Hoạt động kể chuyện theo sách không chỉ giúp các em đam mê đọc sách hơn, mà còn rèn các kĩ năng kể chuyện, diễn đạt, các em thêm tự tin, mạnh dạn hơn trước đám đông.
'Thêm con chữ, bớt đói nghèo': Chương trình tài trợ cho giáo dục nhân văn
Sáng 24/11/2020, Agribank Chi nhánh tỉnh Sóc Trăng tổ chức lễ trao tặng thiết bị học tập cho trường TH và THCS Kế Thành (Kế Sách).
Chương trình tặng tủ sách, thiết bị học tập với chủ đề "Thêm con chữ, bớt đói nghèo"' của Agribank (bằng nguồn kinh phí an sinh xã hội) được triển khai cho 30 cơ sở trường học thuộc các địa phương có điều kiện kinh tế khó khăn, trị giá 150 triệu đồng/trường.
Số tiền trên dùng để mua sắm máy vi tính có kết nối mạng, sách tham khảo, sách truyện giải trí, thiết bị ánh sáng, quạt, bàn ghế... Riêng tại tỉnh Sóc Trăng đã chọn trường Tiểu học và Trung học cơ sở Kế Thành để thực hiện chương trình này.
Phát biểu tại buổi lễ, thầy Nguyễn Phú Được - Hiệu trưởng Trường Tiểu học và Trung học cơ sở Kế Thành cho biết, trường Tiểu học và Trung học cơ sở Kế Thành được sáp nhập từ Trường Tiểu học Kế Thành 2 và Trường Trung học cơ sở Kế Thành vào tháng 12/2019 với 3 điểm trường gồm gần 600 học sinh.
Với số lượng học sinh đông như trên nhưng cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ học tập còn khó khăn, thiếu thốn nên chưa đáp ứng được yêu cầu cho các hoạt động của nhà trường, nhất là về phòng thư viện... Sau thời gian chuẩn bị khẩn trương, với tinh thần trách nhiệm của Ban Giám hiệu, đến nay, tủ sách và thiết bị học tập do Agribank tài trợ đã hoàn thành.
" Sau hơn 3 tuần khẩn trương chuẩn bị cơ sở vật chất, mua sắm trang thiết bị, sách vở... hôm nay, thư viện đã chính thức đưa vào sử dụng. Trường Tiểu học và Trung học cơ sở Kế Thành rất vinh dự đón nhận một tấm lòng vàng, một tình cảm đặc biệt đến với nhà trường từ Agribank đã tài trợ trang thiết bị và sách cho thư viện. Những quyển sách quý giá ấy không những giúp cho thầy và trò tìm hiểu, sưu tầm tài liệu trong giảng dạy và học tập mà còn giúp các em học sinh có thêm nghị lực trong học tập và trong cuộc sống, siết chặt hơn tình đoàn kết, khơi dậy cho các em lòng yêu thương con người, thân ái với bạn bè và nhân rộng hơn nữa những tấm gương tiêu biểu biết vượt khó, vươn lên " - thầy Nguyễn Phú Được xúc động cho biết.
Đại diện phía nhà tài trợ, ông Trương Minh Nghĩa - Phó Giám đốc Agribank Chi nhánh tỉnh Sóc Trăng đánh giá cao nỗ lực của Ban giám hiệu cũng như sự quan tâm chỉ đạo sát sao của lãnh đạo Huyện ủy, UBND huyện để đến giờ này phòng đọc sách đã hoàn thiện và đi vào hoạt động phục vụ nhu cầu học tập, nghiên cứu của thầy cô giáo và các em học sinh Trường Tiểu học và Trung học cơ sở Kế Thành.
Cũng theo ông Nghĩa, bên cạnh hoạt động kinh doanh, Agribank cũng thường xuyên quan tâm đến công tác hỗ trợ an sinh xã hội với nhiều dự án, chương trình tài trợ tổng thể và dài hạn khắp cả nước, qua đó thể hiện tinh thần trách nhiệm đối với cộng đồng, góp phần tích cực thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia về giảm nghèo bền vững và xây dựng nông thôn mới theo chủ trương của Đảng và Nhà nước.
Về lĩnh vực giáo dục, Agribank đã dành nhiều chương trình tài trợ xây dựng trường học, học bổng... cho các địa phương vùng cao ở Tây Nguyên, Tây Bắc và Tây Nam bộ. Riêng năm 2019, Agribank đã trao tặng 100 căn nhà đại đoàn kết trị giá 4 tỉ đồng cho hộ nghèo và gia đình chính sách cho tất cả các huyện, thành phố, thị xã của tỉnh Sóc Trăng; xây tặng khu hiệu bộ và phòng chức năng trị giá 5 tỉ đồng cho trường Tiểu học Long Phú B và nhiều ngôi nhà tình nghĩa cho gia đình chính sách thuộc các huyện, thị xã trong tỉnh.
Năm 2020, Agribank thực hiện chương trình trao tặng tủ sách, thiết bị học tập với chủ đề "Thêm con chữ, bớt đói nghèo" cho 30 cơ sở trường học tại 30 địa phương trong cả nước và tỉnh Sóc Trăng, Trường Tiểu học và Trung học Cơ sở Kế Thành là nơi duy nhất trong tỉnh được Agribank chọn. Có thể nói, đây là món quà khích lệ tinh thần hiếu học của các em học sinh cũng như động lực giúp các thầy cô giáo vươn lên vượt khó, đem con chữ đến với trẻ vùng sâu, vùng sa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh nhà.
Buổi lễ trao tặng quà cho trường Tiểu học và Trung học Cơ sở Kế Thành thành công tốt đẹp. Đây là niềm tự hào của Agribank Chi nhánh tỉnh Sóc Trăng nói chung và Agribank Chi nhánh huyện Kế Sách nói riêng và cũng là trách nhiệm của mỗi chúng ta trong việc tiếp tục liên hệ, phối hợp nhằm gìn giữ và phát huy tối đa hiệu quả của chương trình này, xứng đáng với tôn chỉ mục đích của chương trình là: "Thêm con chữ bớt đói nghèo" mà lãnh đạo Agribank đã khởi xướng. May mắn và tự hào cho các em học sinh Trường Tiểu học và Trung học Cơ sở Kế Thành được Agribank hỗ trợ rất nhiều thiết bị, sách bổ ích.
Những quyển sách ấy không chỉ chứa đựng tình cảm mà còn là động lực tiếp sức và làm hành trang cho các em mỗi khi đến trường. Với ý nghĩa đó, ông Trương Minh Nghĩa khẳng định "Chúng tôi mong rằng Ban Giám hiệu cùng các thầy cô giáo có giải pháp thường xuyên duy tu, bảo dưỡng máy tính, sách vở, bàn ghế, thiết bị... để duy trì lâu dài, phục vụ được nhiều thế hệ học sinh trong vùng.
Hy vọng rằng, trong thời gian tới đây Agribank sẽ triển khai nhiều chương trình về an sinh xã hội hơn nữa, mang nhiều ý nghĩa nhân văn và thiết thực như chương trình "'Thêm con chữ bớt đói nghèo" để trẻ em vùng vùng sâu vùng xa có thêm nghị lực đến trường, từng bước rút ngắn khoảng cách với trẻ em thành thị".
Cách chuẩn bị cho cuộc phỏng vấn online vào đại học Với phỏng vấn online, bạn có thể chuẩn bị những mẩu giấy nhỏ ghi chú những gì cần thiết cho việc trả lời câu hỏi, chú ý cách ăn mặc và kết nối mạng. Phỏng vấn trực tuyến không phải hình thức hoàn toàn mới. Các ứng viên ở nước ngoài luôn có cơ hội thực hiện các cuộc phỏng vấn trực tuyến...