Tạo hứng thú trong dạy và học trực tuyến
Bên cạnh hệ thống cơ sở vật chất, tốc độ đường truyền ổn định, một trong những yếu tố quyết định thành công của buổi học trực tuyến là giáo viên phải lựa chọn những nội dung trọng tâm, cốt lõi của chương trình để thiết kế bài dạy ngắn gọn và sinh động, truyền tải được kiến thức dễ hiểu và hấp dẫn học sinh.
Học sinh học trực tuyến tại nhà trong thời gian Hà Nội thực hiện giãn cách xã hội. Ảnh: Minh Hà
Tại tỉnh Hưng Yên, cô giáo ào Thị Thanh Tâm, Hiệu trưởng Trường tiểu học Dân Tiến, huyện Khoái Châu chia sẻ: Trường đã thống nhất về mức độ cần đạt của từng khối lớp đối với các môn học bắt buộc để điều chỉnh kế hoạch dạy học phù hợp, tinh giản nội dung để tập trung giúp học sinh hoàn thành các nội dung cốt lõi. Các lớp xây dựng thời khóa biểu linh hoạt, phù hợp với từng khối lớp, không để học sinh bị quá tải về kiến thức, ảnh hưởng đến sức khỏe, tránh việc học sinh phải tiếp xúc với thiết bị điện tử trong thời gian dài.
Tại Hà Nội, giáo viên Trường tiểu học Tràng An (quận Hoàn Kiếm, Hà Nội) đã cùng nhau thiết kế kế hoạch dạy, cùng dự giờ và phân tích các vấn đề như: Học sinh có hứng thú với bài giảng không? Tiếp thu bài ra sao? Từ đó, các tổ chuyên môn trao đổi để điều chỉnh nội dung, hình thức tổ chức dạy học để đạt kết quả tốt nhất.
Cô giáo Trần Thị Bích Liên, Hiệu trưởng cho biết: Trường chú trọng các buổi sinh hoạt chuyên môn, đây là cơ hội để giáo viên trao đổi về phương pháp dạy học, thiết kế bài dạy, cách ứng dụng công nghệ thông tin một cách linh hoạt, những khó khăn, vướng mắc trong quá trình dạy được tháo gỡ, giải đáp.
Theo các chuyên gia giáo dục, để việc dạy học trực tuyến đạt hiệu quả, các trường cần xây dựng kế hoạch kết hợp hài hòa giữa các môn học, không để học sinh quá tải về kiến thức và thời gian học tập, gây ảnh hưởng tiêu cực tới sức khỏe, sự phát triển tự nhiên của học sinh.
Thêm vào đó, việc quản lý chất lượng hệ thống bài giảng trực tuyến hay các hình thức đánh giá giờ dạy của giáo viên cũng cần linh hoạt và có chính sách phù hợp. Thứ trưởng Bộ Giáo dục và ào tạo Nguyễn Hữu ộ cho biết: Các địa phương cần tăng cường bồi dưỡng nghiệp vụ cho đội ngũ giáo viên, yếu tố quan trọng trong dạy học trực tuyến. Nhằm nâng cao năng lực dạy học trực tuyến, Bộ Giáo dục và ào tạo triển khai các đợt tập huấn cấp tiểu học, THCS và THPT của 63 tỉnh, thành phố.
Cần nền tảng công nghệ đồng bộ khi dạy học trực tuyến, tránh mỗi nơi một phách
Các chuyên gia giáo dục cho rằng, để khắc phục những hạn chế, khó khăn trong dạy và học trực tuyến, cần thiết kế các bài giảng phù hợp với hình thức học này, bên cạnh đó, cần sự đồng bộ, thống nhất về nền tảng công nghệ học trực tuyến, tránh tình trạng nỗi nơi một phách như hiện nay.
Video đang HOT
Đây là các ý kiến được đưa ra tại Hội thảo Xây dựng và vận hành trường học trực tuyến, vai trò của cán bộ quản lý và giáo viên cơ sở giáo dục phổ thông do Viện Nghiên cứu khoa học quản lý giáo dục, Học viện Quản lý giáo dục vừa tổ chức.
Thông tin tại hội thảo, TS Phạm Ngọc Sơn, Phó Trưởng khoa Sư phạm, ĐH Thủ đô cho biết, thuật ngữ E-learning (học tập trực tuyến) đã có từ lâu, được nhiều người biết đến nhưng ít trường học nào tham gia.
Các đại biểu thảo luận trực tuyến về giải pháp dạy học online trong mùa dịch.
Khi dịch Covid-19 bùng phát, không còn cách nào khác, các trường học buộc phải chuyển sang dạy học trực tuyến. Năm học 2021-2022 là năm thứ 2 áp dụng cách dạy học này, song nhiều nơi giáo viên và học sinh vẫn gặp không ít khó khăn.
Chưa có sự thống nhất nền tảng dạy học trực tuyến
TS Phạm Ngọc Sơn cho rằng, để dạy học trực tuyến hiệu quả, trước tiên các nhà quản lý cần hướng dẫn điều chỉnh chương trình dạy học phù hợp, thiết kế chương trình riêng, giáo viên không thể bê nguyên nội dung của 45 phút dạy trên lớp vào giảng trực tuyến bởi 2 hình thức dạy học này có nhiều điểm khác nhau. Cũng bởi chưa có hướng dẫn cụ thể, kịp thời, nên thời gian qua các trường còn nhiều lúng túng khi triển khai.
"Đáng ra khi dạy trực tuyến, việc xây dụng một cơ sở dữ liệu học tâp chung cho các trường cần triển khai sớm để có kho dữ liệu chung cho giáo viên cả nước, tránh tình trạng giáo viên phải tự lên mạng tìm tài liệu, độ chuẩn xác nhiều khi chưa cao. Cũng có thầy cô gặp khó khăn về dữ liệu bài giảng phải đi xin hay mua giáo án trên mạng để giảng dạy", TS Phạm Ngọc Sơn nói.
Hiện nay chưa có sự thống nhất về các nền tảng học trực tuyến giữa các trường. (Ảnh minh họa)
Cũng theo TS Sơn, hiện nay các trường chưa có sự thống nhất về các nền tảng học trực tuyến, mạnh ai nấy dùng, sau hơn 2 tuần học trực tuyến của năm học mới, tình trạng rớt mạng khi đang học liên tục xảy ra, các thầy cô thường dùng phần mềm Zoom - chuyên dùng cho hội họp để đưa vào học trực tuyến, đến khi bị lỗi mạng, chính các thầy cô cũng không biết khắc phục như thế nào. Tuy nhiên, nếu sử dụng các phần mềm chuyên cho học trực tuyến như Team, Google Classroom hay một số hệ thống LMS khác, trường hợp bị lỗi mạng, giáo viên vẫn có thể hướng dẫn học sinh sử dụng các tính năng khác để học tập như làm bài tập, tìm hiểu kiến thức trong tài liệu đính kèm.
Bên cạnh đó, khác hẳn với các lớp học trực tiếp, học sinh học cố định tại 1 phòng học, giáo viên là người di chuyển từ lớp này sang lớp khác, thì khi học trực tuyến, mỗi khi đến tiết, học sinh lại nháo nhào từ lớp học trực tuyến này sang lớp học trực tuyến khác, gây ra tình trạng xáo trộn, nghẽn mạng.
Theo TS Phạm Ngọc Sơn, để dạy học trực tuyến tốt, rất cần những nền tảng công nghệ phù hợp, thống nhất toàn trường, giữa các trường trong từng địa phương, thậm chí tiến đến sự đồng bộ trên cả nước, điều này tạo điều kiện cho giáo viên có thể tìm kiếm nguồn học liệu đa dạng và tin cậy để sử dụng trong quá trong dạy học của mình. Giáo viên cũng cần được tập huấn kỹ, trang bị thêm các kĩ năng cần thiết trước khi sử dụng những nền tảng này để tạo ra sự phối hợp nhịp nhàng.
Từ thực tế giảng dạy, ông Lê Đức Thuận, Trưởng phòng GD-ĐT quận Ba Đình (Hà Nội) cho biết, thời gian đầu khi dạy trực tuyến, đa số các trường học trên địa bàn quận đều sử dụng phần mềm Zoom, sử dụng miễn phí, nên thường xuyên xảy ra tình trạng lỗi mạng, quá tải người dùng. Bên cạnh đó, phần mềm này cũng không có các chức năng hỗ trợ kiểm tra, đánh giá, giao bài tập, nên giáo viên khó khăn hơn trong quá trình giảng dạy.
Trước những bất cập này, hiện nay, phòng GD-ĐT quận Ba Đình đã phối hợp với Trung tâm giải pháp công nghệ thông tin của Cục Công nghệ thông tin, Bộ GD-ĐT để làm việc với Google, đưa vào khai thác, sử dụng Google Classroom, xây dựng các lớp học trực tuyến với đầy đủ tính năng.
Đến nay, ngành giáo dục quận Ba Đình đã có 92% trường học sử dụng Google Classroom, 6% sử dụng MS team, 2% sử dụng các ứng dụng khác.
"Chúng tôi hướng đến xây dựng một nền tảng học trực tuyến đồng bộ, thống nhất để thuận tiện trong quá trình giảng dạy và quản lý", ông Thuận cho biết.
Đề xuất xây dựng mô hình dạy học trực tuyến đồng bộ
TS Đỗ Viết Tuân, Khoa Công nhệ thông tin và Truyền thông, Học viện Quản lý giáo dục cũng đề xuất cần xây dựng mô hình dạy học trực tuyến áp dụng đồng bộ cho các nhà trường thay vì mỗi nơi triển khai một cách như hiện nay.
Đề xuất một mô hình dạy học trực tuyến, TS Đỗ Viết Tuân cho biết, việc xây dựng mô hình này có thể chia làm 3 giai đoạn, trong đó giai đoạn 1 là xây dựng một hệ thống luyện tập, kiểm tra đánh giá chung. Trong phần này có các hệ thống chủ đề luyện tập, các bài thi kiểm tra đánh giá được thiết kế thành các ngân hàng câu hỏi được cung cấp bởi thầy cô đưa lên hệ thống theo các cấp độ kiến thức khác nhau, được cấu trúc hóa theo tỷ lệ từng bài, trong từng đề. Nội dung bài luyện, đề thi được trộn tự động theo các cấp độ kiến thức. Kết quả thi được thống kê đánh giá theo từng bài thi, đề thi và theo từng nội dung kiến thức cho từng học sinh tham gia học trên hệ thống.
Giai đoạn 2, là xây dựng các lớp học trực tuyến, phòng thi trực tuyến. Trong lớp học trực tuyến, giáo viên sẽ là người tạo lớp học, mời học sinh, tạo ra các bài giảng trên nền tảng có sẵn, sử dụng các ứng dụng tích hợp dạy học trực tuyến có sẵn trên hệ thống. Trong các lớp học sẽ có nguồn tài liệu có sẵn trên hệ thống hoặc do người dùng đưa lên.
Tại mỗi phòng thi trực tuyến, giáo viên sẽ là người chịu trách nhiệm tạo các phòng thi, mời học sinh vào phòng thi. Giáo viên cũng có thể thiết kế đề thi phù hợp với mục đích kiểm tra bằng cách chọn ngẫu nhiên các câu hỏi trong ngân hàng đề thi có sẵn trên hệ thống hoặc tự đưa lên.
Giai đoạn 3, hoàn thiện hệ thống trang cá nhân người dùng. Trong đó, các nhà quản lý có thể kiểm soát các hoạt động dạy học của giáo viên trên hệ thống, chia sẻ thông tin ở góc độ quản lý đến cộng đồng giáo viên.
Tài khoản cá nhân của học sinh bao gồm các thông tin cá nhân, lịch sử thi, lịch sử học tập, thống kê các hoạt động học tập. Học sinh có thể kết bạn với các thành viên khác cùng hệ thống, chia sẻ tài liệu, video bài học trên trang cá nhân ở chế độ công khai.
Trang cá nhân của giáo viên sẽ quản lý hoạt động học tập của học sinh lớp mình quản lý, hoạt động học tập của môn học đảm nhiệm, chia sẻ các tài nguyên, bài giảng tới học sinh trên cộng đồng do giáo viên tạo ra.
TS Đỗ Viết Tuân cho rằng, cần xây dựng các trường học trực tuyến để việc dạy và học trong bối cảnh mới hiệu quả hơn./.
Dạy kèm con học trực tuyến cũng giống như dạy đi xe đạp Theo chuyên gia tâm lý học, PGS. TS. Trần Thành Nam, để trẻ học trực tuyến hiệu quả, việc truyền cảm hứng học tập mới quan trọng. Thay vì chú tâm vào nội dung bài giảng, giáo viên hãy thiết kế và tạo ra các trò chơi, video thú vị để thu hút và giảm áp lực cho các em. PGS. TS Trần...