Tạo hứng thú cho học sinh từ các tiết học trải nghiệm, linh hoạt thực hiện Chương trình GDPT mới
Thực hiện Chương trình giáo dục phổ thông ( GDPT) mới, các tiết học giáo dục địa phương, các tiết học trải nghiệm được các trường phổ thông trên địa bàn Nghệ An xem như một môn học chính khóa và kỳ vọng sẽ tạo được sự hứng thú cho học trò bởi sự mới mẻ, gần gũi và thiết thực.
Quá trình thực hiện, vượt lên những khó khăn, nhiều nhà trường cũng đã linh hoạt trong quá trình tổ chức.
Giờ học của học sinh trường THPT Hà Huy Tập, thành phố Vinh. Ảnh minh họa: Bích Huệ/TTXVN
Tiết học trải nghiệm, hướng nghiệp
Tại Trường Trung học Phổ thông Thái Lão, huyện Hưng Nguyên, sau gần 3 tháng đưa môn trải nghiệm hướng nghiệp vào dạy học, giáo viên, học sinh đã bắt đầu làm quen và hào hứng với một môn học mới và cách học mới.
Với chủ đề đầu tiên của môn học là “Xây dựng nhà trường”, thay vì chỉ học lý thuyết, từng lớp học sẽ xây dựng một clip riêng giới thiệu về trường của mình. Các clip được chia sẻ trên các fanpage và giáo viên sẽ đánh giá kết quả từ những lượt xem, chia sẻ. Hay với chủ đề “Trách nhiệm với gia đình”, học sinh được nghe các bài hát về gia đình, được cô giáo bàn luận về vấn đề đạo làm con và một phần của tiết học học sinh được tranh luận, phản biện về vấn đề trách nhiệm của con cái với ông bà, bố mẹ. Thay vì né tránh, các em đã dám nói lên suy nghĩ của mình. Đây cũng là lúc các em được nói thật, được chia sẻ – những điều mà dường như chưa có ở các tiết học thông thường.
Cô giáo Lưu Thị Thanh Trà, Phó Hiệu trưởng nhà trường khẳng định: “Mỗi tiết học thực sự là một trải nghiệm khác nhau và đem đến nhiều cảm xúc khác biệt. Vì vậy, để có một tiết học thành công, giáo viên cần có sự chuẩn bị kĩ trước khi tổ chức hoạt động, luôn linh hoạt, sáng tạo trong việc tổ chức và phải lấy học sinh làm trung tâm. Các chủ đề mà chương trình đưa ra cũng rất thiết thực, gần gũi với tuổi học trò. Điều chúng tôi băn khoăn là nếu triển khai hiệu quả và lâu dài cần phải có kinh phí để tổ chức các hoạt động sân khấu hóa, có cơ sở vật chất đảm bảo để hỗ trợ quá trình dạy học (như tivi, mạng internet) và quan trọng hơn là giáo viên được đào tạo chính quy như các bộ môn khác. Trường đang khuyến khích giáo viên tự bồi dưỡng, tự xây dựng kế hoạch dạy học theo mô đun của Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ban hành.”
Video đang HOT
Năm học này là năm đầu tiên hoạt động trải nghiệm – hướng nghiệp theo chương trình GDPT mới 2018 được triển khai cho học sinh lớp 10. Khác với chương trình cũ, hoạt động trải nghiệm là hoạt động ngoài giờ lên lớp thì nay trở thành hoạt động giáo dục bắt buộc do nhà giáo dục định hướng, thiết kế và hướng dẫn thực hiện với thời lượng 105 tiết/năm (3 tiết/tuần). Mặc dù là năm đầu tiên triển khai, bước đầu có những bỡ ngỡ nhưng đến thời điểm này việc tổ chức dạy học ở các nhà trường đã cơ bản đi vào ổn định và tạo được sự hứng thú với học trò.
Thầy Cao Thanh Bảo, Hiệu trưởng Trường Trung học Phổ thông Hà Huy Tập, thành phố Vinh, cho biết: “Theo thời khóa biểu hiện nay, một tuần học sinh lớp 10 có 3 tiết trải nghiệm hướng nghiệp. Trong đó có 1 tiết tổ chức lồng ghép vào tiết sinh hoạt cuối tuần, một tiết tổ chức vào các buổi chào cờ và các tiết còn lại giáo viên sẽ dạy theo chủ đề ở sách giáo khoa. Trong quá trình dạy, giáo viên có thể sáng tạo điều chỉnh nội dung, hình thức các hoạt động để phù hợp với từng chủ đề, đối tượng học sinh và điều kiện, năng lực, sở trường của từng giáo viên.”
Để các hoạt động trải nghiệm thú vị, nhiều trường cũng đã xây dựng kế hoạch cho những chuyến học tập thực tế, những chuyến trải nghiệm ngoài nhà trường. Tuy vậy, trong điều kiện hiện nay, không phải trường nào cũng thực hiện được, đặc biệt là những trường học ở vùng sâu, vùng xa nếu không có sự ủng hộ của phụ huynh, học sinh và nguồn lực về kinh tế.
Gặp “khó” vì phải dạy chay, học chay
Cùng với hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp, chương trình giáo dục địa phương cũng là một môn học mới của Chương trình GDPT mới. Giáo dục địa phương cấp Trung học Cơ sở, Trung học Phổ thông là môn học bình đẳng như các môn học khác với thời lượng 35 tiết/khối lớp, từ lớp 6 đến lớp 12. Trong khi đó, nội dung giáo dục địa phương cấp tiểu học được lồng ghép trong hoạt động trải nghiệm với số tiết theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
Trước đó, để chuẩn bị cho Chương trình thay sách giáo khoa mới, Nghệ An đã thành lập Ban biên soạn, Hội đồng thẩm định để chuẩn bị cho sách giáo khoa địa phương. Trong hai năm đầu tiên, Nghệ An đã xuất bản các cuốn sách giáo khoa địa phương cho các lớp 1,2,6. Tuy nhiên, đến năm học này, dù đã gần hết học kỳ 1, nhưng sách giáo khoa địa phương cho học sinh lớp 3, lớp 7, lớp 10 vẫn chưa thẩm định xong, khiến việc tổ chức dạy học của nhiều trường gặp khó khăn.
Theo cô giáo Đoàn Thị Hiền, Trường Tiểu học Nam Thanh, huyện Nam Đàn: Nếu chưa có sách giáo khoa sẽ rất khó khăn cho giáo viên trong việc thiết kế bài dạy, trong truyền dạy cho học sinh. Thời gian qua, nhà trường phải tự tìm kiếm trên mạng và phải tự tìm tòi, sáng tạo để đưa vào bài học cho phù hợp, thậm chí phải đi hỏi các giáo viên khác. Quả thực, một môn học mới mà đang phải mày mò thì rất vất vả, khó khăn cho giáo viên và thiệt thòi cho học trò.
Dù là trường trọng điểm nhưng việc tổ chức dạy học môn giáo dục địa phương ở Trường Trung học Cơ sở Lý Nhật Quang, huyện Đô Lương cũng khá vất vả. Cô giáo Nguyễn Thị Hồng Kiên, Hiệu trưởng nhà trường chia sẻ: Môn giáo dục địa phương được lồng ghép vào các môn như Địa lý, Mỹ thuật, Âm nhạc, Lịch sử… Hiện nay, khi chưa có sách giáo khoa, nhà trường đã yêu cầu giáo viên chủ động tìm hiểu nguồn tư liệu từ chính địa phương của mình. Ví dụ, môn Lịch sử có thể gắn với chiến thắng Truông Bồn, âm nhạc có thể gắn với dân ca ví giặm xứ Nghệ. Tuy nhiên, nếu có sách thì việc dạy học hiệu quả hơn.
Ở bậc Trung học Phổ thông, trong năm đầu tiên triển khai chương trình sách giáo khoa mới dành cho học sinh lớp 10, các trường cũng đã bố trí chương trình địa phương theo đúng số tiết quy định. Nhưng hiện tại, vì chưa có sách giáo khoa, nên các trường chỉ dạy được gần 2 tháng đã phải tạm dừng để chờ sách giáo khoa chính thức.
Đầu tháng 11, Sở Giáo dục và Đào tạo Nghệ An tiếp tục chỉ đạo các trường sẽ dạy nội dung giáo dục địa phương từ học kỳ 2 bởi cần phải chờ rà soát lại tài liệu giáo dục địa phương sau khi đã được Bộ Giáo dục và Đào tạo thẩm định. Điều này ít nhiều cũng khiến nhiều nhà trường lúng túng trong phân công giáo viên, triển khai kế hoạch dạy học, ảnh hưởng đến việc thực hiện mục tiêu Chương trình GDPT mới đã đề ra.
Các tiết học cần lồng ghép dạy học sinh kĩ năng sử dụng mạng internet an toàn
Theo chuyên gia, cốt lõi của việc giới trẻ đắm chìm vào không gian mạng là do chúng thiếu không gian đời thực, thiếu sự tương tác của các thành viên trong gia đình, tương tác với bạn bè, thầy cô, thiếu trải nghiệm cuộc sống thực tế.
Hiện nay, internet phát triển đem lại nhiều lợi ích rộng mở, góp phần quan trọng thúc đẩy sự phát triển của xã hội. Tuy nhiên, mặt trái của không gian mạng cũng ẩn chứa nhiều hệ lụy cho giới trẻ, đặc biệt là trẻ em. Chính bởi vậy, nhiều chuyên gia giáo dục cho rằng các trường học cần thường xuyên quan tâm, tuyên truyền và có những định hướng đúng đắn trong việc sử dụng internet cũng như mạng xã hội an toàn, để phát huy được mặt tích cực, tránh những thông tin xấu, độc gây hậu quả khó lường đối với học sinh.
Trên thực tế, nhiều cơ sở giáo dục đã bắt đầu quan tâm, hướng dẫn học sinh cách sử dụng internet an toàn, tránh gặp phải những tình huống bất lợi, bị đánh cắp, lợi dụng hoặc bị bôi nhọ, lừa đảo trên mạng
Theo thầy Đinh Đức Hiền - giáo viên nổi tiếng ở Hà Nội thì ngoài công tác giáo dục đào tạo, các nhà trường cũng thường xuyên quan tâm đến việc tuyên truyền, phổ biến kiến thức giúp học sinh sử dụng mạng xã hội một cách an toàn, văn minh.
Học sinh cần được học các tương tác an toàn trên không gian mạng (ảnh minh họa)
Thầy Đinh Đức Hiền cho rằng, trẻ em cần được giáo dục kỹ năng quản lý cảm xúc và hành vi khi tham gia không gian mạng. Trong đó, trách nhiệm của gia đình và nhà trường là vô cùng quan trọng.
Thứ nhất, về phía gia đình, muốn dạy con hiệu quả thì mỗi phụ huynh cần là tấm gương cho trẻ, cần phê phán, lên án những hành vi trên mạng xã hội như chửi bới, vu khống, xúc phạm người khác thay vì tung hô, đùa cợt... Khi người lớn khước từ được những điều xấu xí do người lớn tạo ra thì thế hệ trẻ mới có môi trường phát triển toàn diện. Nên nhớ rằng hành động, đạo đức của đứa trẻ là tấm gương phản chiếu từ người lớn xung quanh.
Thứ hai, về phía nhà trường, các tiết học về tin học, đạo đức, giáo dục pháp luật, quốc phòng... cần được lồng ghép các bài học về ứng xử, quy tắc đạo đức, những kĩ năng sử dụng mạng xã hội (bảo mật, quyền riêng tư...), các tình huống cụ thể cần được đưa ra và hướng giải quyết là gì (mặt kĩ thuật với các nền tảng, mặt tâm lý ứng xử) trên không gian mạng.
Thứ ba, cốt lõi của việc giới trẻ đắm chìm vào không gian mạng là do chúng thiếu không gian đời thực, đó là sự tương tác của các thành viên trong gia đình, tương tác với bạn bè, thầy cô, thiếu trải nghiệm cuộc sống thực tế.
Các bậc cha mẹ vì mải mê với cuộc sống cơm áo gạo tiền mà quên đi tương tác với con cái. Vật chất không bao giờ thay thế được tình thương gia đình. Cha mẹ là người gần gũi nhất với con cái nhưng lại dễ dàng khước từ các ý kiến cá nhân của con cái nhất, thiếu sự lắng nghe, thiếu sự đồng cảm sẽ đẩy con cái mình tìm đến những người không thân thuộc trên không gian ảo.
Vì vậy con cái chúng ta cần phải được trải nghiệm thực tế nhiều hơn để hiểu giá trị của cuộc sống, của đồng tiền và biết tôn trọng người khác.
Tiết học, bài giảng khô khan, sao đổ tại học sinh không yêu Lịch sử! Theo chương trình giáo dục tổng thể, nhiều môn học trở thành môn lựa chọn ở cấp 3, chứ không phải chỉ riêng môn Lịch sử, nên sẽ không có việc coi nhẹ môn học này. "Theo quan điểm của tôi, học sinh chỉ có thể học được hiệu quả với bất kể môn nào thì trước hết các em phải có sự...