Tạo động lực cho giáo viên hoàn thiện chuyên môn
Ngày 20/2, Sở GD&ĐT tỉnh Quảng Trị đã tổ chức hội thi giáo viên dạy giỏi THPT cấp tỉnh năm học 2020 – 2021 nhằm nâng cao chất lượng giáo dục, phát triển nghề nghiệp, phát triển sự nghiệp giáo dục của tỉnh.
Hội thi giáo viên dạy giỏi sẽ góp phần nâng cao hiệu quả sinh hoạt chuyên môn và đẩy mạnh các phong trào thi đua dạy và học
Tham dự hội thi này có 230 thầy cô giáo giảng dạy 14 bộ môn đến từ 29 trường THPT toàn tỉnh Quảng Trị. Từ đó sẽ chọn ra những thầy cô giáo tham gia cuộc thi để công nhận, tôn vinh giáo viên đạt danh hiệu “Giáo viên dạy giỏi” và nhân rộng những điển hình tiên tiến, góp phần thu hút sự quan tâm của các lực lượng xã hội tham gia giáo dục học sinh.
Ông Mai Huy Phương, Phó giám đốc Sở GD&ĐT tỉnh Quảng Trị cho biết: Cuộc thi này sẽ tạo động lực cho giáo viên phấn đấu, hoàn thiện bản thân, đáp ứng yêu cầu đổi mới, nâng cao chất lượng giáo dục, phát triển nghề nghiệp, phát triển sự nghiệp giáo dục.
Hội thi sẽ góp phần nâng cao hiệu quả sinh hoạt chuyên môn và đẩy mạnh các phong trào thi đua dạy và học trong trường học; khuyến khích, động viên, tạo cơ hội cho giáo viên rèn luyện, tự học, sáng tạo, học hỏi, truyền đạt, phổ biến kinh nghiệm trong công tác giảng dạy đối với giáo viên phổ thông.
Các giáo viên tham dự hội thi, không chỉ đạt chuẩn nghề nghiệp từ mức khá trở lên của năm học trước, các thầy cô còn là những giáo viên dạy giỏi cấp trường và đã đề xuất được biện pháp có tính khả thi áp dụng vào quá trình giảng dạy nhằm nâng cao chất lượng dạy học bộ môn.
“Những tiết dạy của các thầy cô trên lớp sẽ thực sự là một sản phẩm kết tinh trí tuệ, tâm huyết, tài năng sáng tạo và năng lực sư phạm của các thầy cô, đáp ứng được yêu cầu phát triển toàn diện phẩm chất và năng lực của người học theo tinh thần NQ 29 về đổi mới căn bản toàn diện giáo dục và đào tạo”… – ông Phương cho hay.
Video đang HOT
Quy định mới về thi giáo viên giỏi, học sinh hết bị hành vì thầy cô dạy nháp
Hội thi chỉ phải dạy một tiết vừa giảm áp lực cho giáo viên dự thi nhưng cũng đặt thầy cô tham gia hội thi vào tình huống "được ăn cả, ngã về không".
Thi giáo viên dạy giỏi hiện nay nếu so với những quy định cũ thì đã giảm nhẹ đi rất nhiều. Giáo viên không còn phải viết sáng kiến kinh nghiệm mà thay vào đó là trình bày một biện pháp góp phần nâng cao chất lượng công tác giảng dạy của cá nhân tại cơ sở giáo dục, nơi giáo viên đang làm việc.
Thi giáo viên dạy giỏi đã giảm nhiều áp lực (Ảnh minh họa: Báo Giáo dục và Thời đại)
Thời lượng trình bày biện pháp không quá 30 phút, bao gồm cả thời gian Ban Giám khảo trao đổi. Biện pháp được lãnh đạo cơ sở giáo dục xác nhận áp dụng hiệu quả và lần đầu được dùng để đăng ký thi giáo viên dạy giỏi cơ sở giáo dục phổ thông và chưa được dùng để xét duyệt thành tích khen thưởng cá nhân trước đó.
Giáo viên không còn phải dạy thực hành 2 đến 3 tiết mà thời gian chuẩn bị đã được báo trước đó hàng tháng trời.
Quy định mới, giáo viên sẽ thực hành dạy một tiết theo kế hoạch giảng dạy tại thời điểm diễn ra Hội thi. Giáo viên được thông báo và có thời gian chuẩn bị cho tiết dạy trong thời gian không quá 02 ngày trước thời điểm thi;
"Được ăn cả ngã về không"
Trước đây, tham dự Hội thi giáo viên dạy giỏi, giáo viên phải dạy 2 đến 3 tiết (nếu dạy đạt hai tiết tốt sẽ không phải dạy tiết thứ ba). Một tiết dạy được chọn môn, chọn khối lớp. Tiết dạy thứ hai, thứ ba là bốc thăm môn, rồi phân môn và bốc thăm lớp.
Hai tiết dạy, nếu giáo viên đạt loại tốt sẽ không phải dạy tiết thứ ba. Ít năm sau lại thay đổi, trong hai tiết dạy chỉ cần một tiết đạt tốt và tiết còn lại đạt khá là đỗ.
Đã có nhiều giáo viên dạy ngay tiết đầu tiên chỉ đạt loại khá nên cố gắng ở tiết dạy thứ hai.
Nhưng với quy định trong Hội thi giáo viên dạy giỏi hiện nay, giáo viên chỉ phải dạy một tiết. Nếu tiết dạy duy nhất chỉ đạt loại khá thì chắc chắn giáo viên ấy sẽ không có cơ hội đỗ.
Hội thi chỉ phải dạy một tiết vừa giảm áp lực cho giáo viên dự thi nhưng cũng đặt thầy cô tham gia hội thi vào tình huống "được ăn cả, ngã về không". Bởi, chỉ cần chuẩn bị không tốt cho tiết dạy ấy thì thầy cô sẽ không còn cơ hội để sửa sai ở tiết dạy khác.
Trước đây, những tiết dạy dự thi thường được giáo viên dạy đi dạy lại cho dàn cốt cán cùng Ban giám hiệu nhà trường dự, góp ý rồi dự, góp ý cho đến khi hoàn hảo mới thôi (dù tiết dạy ấy không đỗ sẽ có tiết khác kéo lại).
Nay, thầy cô dự thi chỉ phải dạy 1 tiết duy nhất thì sự chuẩn bị càng trở nên kỹ càng hơn bao giờ hết.
Thông tư quy định rõ: Giáo viên không được tổ chức dạy trước (dạy thử) tiết tổ chức hoạt động giáo dục tham gia Hội thi trong năm học tổ chức Hội thi.
Và, để hạn chế chuyện dạy trước, dạy thử, giáo viên chỉ được thông báo và có thời gian chuẩn bị cho tiết dạy không quá 02 ngày trước thời điểm thi;
Làm sao để tiết dạy dự thi sẽ không dạy thử?
Thời gian 2 ngày chuẩn bị tiết dạy, giáo viên có thể dạy thử được không? Với nhiều thầy cô giáo chỉ cần biết bài dạy gì đã kịp hình thành ngay phương pháp, hình thức để triển khai tiết dạy ngay sau đó.
Giáo viên vẫn có thể dạy nháp để nhiều đồng nghiệp ngồi dự. Và sau khi dự, sẽ có nhiều ý kiến góp ý, xây dựng để tiết dạy hoàn chỉnh hơn.
Tuy thế, với thời gian chuẩn bị ít thì lợi thế sẽ thuộc về học sinh vì các em sẽ ít bị "tra tấn" bằng việc ngày nào cũng bị thầy cô mang bài ra dạy thử.
Giáo viên đã muốn dạy thử thì kiểu gì cũng sẽ dạy được. Vốn dĩ Ban giám hiệu trường nào cũng muốn giáo viên của mình thi đỗ vì ngoài thành tích, nhà trường cũng không muốn trường bạn coi thường khi trong trường có giáo viên thi rớt, nên Ban giám hiệu sẽ ủng hộ hết mình cho những thầy cô đi thi.
Nhưng trong thực tế, không phải thầy cô giáo nào đi thi giáo viên dạy giỏi cũng phải dạy đi dạy lại, cũng phải nhờ đồng nghiệp dự giờ và tư vấn.
Nhiều thầy cô giáo không muốn đồng nghiệp coi thường nên tự chứng minh rằng mình có đủ năng lực để thi đỗ chứ không phải đỗ bằng sự cộng hưởng trí tuệ, tài năng của nhiều người.
Những thầy cô giáo ấy sẽ không bao giờ dạy thử trước khi "mang chuông đi đánh sứ người". Và vì thế, không đồng nghiệp nào lại dám coi thường họ, danh hiệu giáo viên dạy giỏi họ nhận được cũng thật sự xứng đáng.
Bộ đã giúp giảm áp lực Hội thi giáo viên giỏi, mong thầy cô đừng diễn nữa Hy vọng Hội thi giáo viên dạy giỏi từ năm học này không còn tái hiện những tiết "diễn" trước các thành viên Ban giám khảo và học sinh cũng được học tự nhiên hơn. Ngày 20/12/2019, Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Thông tư số 22/2019/TT-BGDĐT Quy định về Hội thi giáo viên dạy giỏi cơ sở giáo dục mầm...