Tạo bước đột phá về chất lượng giáo dục hướng nghiệp
Bộ GD&ĐT đã trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án giáo dục hướng nghiệp và định hướng phân luồng học sinh trong giáo dục phổ thông để tạo bước đột phá về chất lượng giáo dục hướng nghiệp trong giáo dục phổ thông, góp phần chuyển biến mạnh mẽ công tác phân luồng học sinh sau trung học cơ sở.
Ảnh rminh họa/internet
Nhiều địa phương đã xây dựng kế hoạch và triển khai thực hiện Quyết định số 522/QĐ-TTg ngày 14/5/2018 của Thủ tướng Chính phủ về hướng nghiệp và định hướng phân luồng học sinh trong giáo dục phổ thông giai đoạn 2018 – 2025, gắn công tác giáo dục hướng nghiệp với việc triển khai chương trình giáo dục phổ thông mới. Việc lựa chọn học nghề phổ thông của học sinh đã chuyển dần theo hướng phù hợp với nhu cầu phát triển kỹ năng, phục vụ nhu cầu lao động của xã hội.
Video đang HOT
Bộ GD&ĐT cũng đã chỉ đạo các sở GD&ĐT, các cơ sở giáo dục đa dạng hóa các chương trình, nội dung và hình thức tổ chức dạy học, chú trọng phát triển các chương trình bồi dưỡng ngắn hạn thiết thực và hiệu quả để thu hút nhiều người đến học tại các cơ sở giáo dục thường xuyên; mở rộng dạy văn hóa kết hợp với dạy nghề góp phần phân luồng học sinh sau trung học cơ sở.
Các sở GD&ĐT chủ động phối hợp với các trường đại học, cao đẳng, trung cấp, các doanh nghiệp, các cơ sở đào tạo nghề, các nghệ nhân, doanh nhân tư vấn hướng nghiệp cho học sinh; lồng ghép các chủ đề giáo dục hướng nghiệp trong chương trình giáo dục phổ thông và hoạt động tư vấn tuyển sinh; cung cấp thông tin về thị trường lao động cho học sinh để các em lựa chọn ngành, nghề phù hợp.
Các trường đại học, cao đẳng đã quan tâm tới công tác tư vấn hướng nghiệp cho học sinh, sinh viên. Trên 160 trường đại học, cao đẳng đã có bộ phận hướng nghiệp, tư vấn việc làm, hỗ trợ sinh viên quan hệ với doanh nghiệp, nhưng trường con lai đều bố trí cán bộ chuyên trách công tác hướng nghiệp, tư vấn việc làm cho học sinh, sinh viên.
Hải Bình
Theo GDTĐ
Đà Nẵng: Giáo dục hướng nghiệp và định hướng phân luồng học sinh trong giáo dục phổ thông
UBND TP Đà Nẵng vừa ban hành Kế hoạch thực hiện đề án Giáo dục hướng nghiệp và định hướng phân luồng học sinh trong giáo dục phổ thông giai đoạn 2019-2025 trên địa bàn thành phố.
Theo đó, đề án nhằm nâng cao chất lượng giáo dục hướng nghiệp trong giáo dục phổ thông, từ đó phân luồng học sinh sau trung học cơ sở và trung học phổ thông vào học các trình độ giáo dục nghề nghiệp phù hợp, đáp ứng nhu cầu nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực của thành phố.
Học sinh tham gia ngày hội tư vấn tuyển sinh giáo dục nghề nghiệp do Sở Lao động - Thương binh và Xã hội TP Đà Nẵng tổ chức.
Kế hoạch đặt mục tiêu đến năm 2020, sẽ có khoảng 50% trường trung học cơ sở, 50% trường trung học phổ thông tại thành phố có chương trình giáo dục hướng nghiệp gắn với hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ của địa phương; có khoảng 50% trường trung học cơ sở, 50% trường trung học phổ thông có giáo viên kiêm nhiệm làm nhiệm vụ tư vấn hướng nghiệp đáp ứng yêu cầu về chuyên môn, nghiệp vụ. Đặc biệt, có ít nhất 20% học sinh tốt nghiệp trung học cơ sở tiếp tục học tập tại các cơ sở giáo dục nghề nghiệp đào tạo trình độ chứng chỉ nghề, sơ cấp, trung cấp; ít nhất 20% học sinh tốt nghiệp trung học phổ thông tiếp tục học tập tại các cơ sở giáo dục nghề nghiệp đào tạo trình độ cao đẳng, đại học kỹ thuật.
Đến năm 2025, TP Đà Nẵng phấn đấu 100% trường trường trung học cơ sở và trung học phổ thông có chương trình giáo dục hướng nghiệp gắn với sản xuất, kinh doanh, dịch vụ của địa phương; 100% trường trường trung học cơ sở và trung học phổ thông có giáo viên kiêm nhiệm làm nhiệm vụ tư vấn hướng nghiệp đáp ứng yêu cầu về chuyên môn, nghiệp vụ. Phấn đấu có ít nhất 30% học sinh tốt nghiệp trường trung học cơ sở tiếp tục học tập tại các cơ sở giáo dục nghề nghiệp đào tạo trình độ chứng chỉ nghề, sơ cấp, trung cấp; đồng thời, ít nhất 35% học sinh tốt nghiệp trung học phổ thông tiếp tục học tập tại các cơ sở giáo dục nghề nghiệp đào tạo trình độ cao đẳng, đại học kỹ thuật.
UBND thành phố giao Sở Giáo dục và Đào tạo chủ trì, phối hợp với Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, các ngành, đơn vị liên quan triển khai kế hoạch thực hiện đề án Giáo dục hướng nghiệp và định hướng phân luồng học sinh trong giáo dục phổ thông. Đồng thời, đề nghị các trường cao đẳng, trung cấp, cơ sở giáo dục nghề nghiệp, Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp, Giáo dục thường xuyên đưa vào chương trình đào tạo của các khoa, ngành học các nội dung về giáo dục hướng nghiệp, định hướng phân luồng cho học sinh phổ thông, thu hút học sinh đăng ký tham gia học nghề...
BM
Theo baodansinh
Hòa Bình: Trường trung học phải có giáo viên làm nhiệm vụ tư vấn hướng nghiệp Từ năm học 2019-2020, Sở GD&ĐT Hòa Bình yêu cầu mỗi trường trung học có ít nhất 1 giáo viên kiêm nhiệm, phối hợp với đoàn thanh niên của trường làm nhiệm vụ tư vấn hướng nghiệp. Ảnh minh họa/internet. Hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ hoạt động giáo dục hướng nghiệp và phân luồng học sinh, hoạt động giáo dục ngoài giờ...