Tang vật đang chờ xử lý “biến mất”: Bất ngờ kết quả xác minh
Trong báo cáo kết quả xác minh vụ việc tang vật đang chờ xử lý thì “biến mất”, chính quyền địa phương không đề cập đến việc khai thác đá trái phép.
Ngày 19-2, Sở Tài nguyên và Môi trường (TN-MT) Gia Lai cho biết đã nhận được báo cáo kết quả kiểm tra, xác minh và xử lý theo thông tin phản ánh về hoạt động khai thác, chế biến khoáng sản trái phép tại xã Ia Drang, huyện Chư Prông. Đây là kết quả kiểm tra vụ việc “Tang vật đang chờ xử lý thì… “biến mất” mà Báo Người Lao Động phản ánh.
Trước đó, ngày 5-1, UBND xã Ia Drang có văn bản nêu rõ hộ ông Phạm Văn Thủy ( thôn Hợp Thắng, xã Ia Drang) trong quá trình múc ao đã phát hiện đá và đưa lên trên khoảng 300 cục đá Bazan, đường kính trên 0,5-1m (ước tính từ 150-170m3). UBND xã Ia Drang đã đề nghị dừng việc múc ao, cấm vận chuyển đá ra khỏi vị trí.
Khoảng 150-170m3 đá đã được phát hiện tại hiện trường
Đến ngày 16-1, UBND xã Ia Drang có thông báo yêu cầu ông Phạm Văn Thủy san lấp trả lại mặt bằng nguyên trạng như ban đầu chưa cải tạo, không được tự tiện khai thác khi chưa được cấp có thẩm quyền đồng ý.
Báo cáo gửi Sở TN-MT do ông Phạm Vũ Tú, Phó chủ tịch UBND huyện Chư Prông, ký vào ngày 30-1, nội dung cho biết UBND xã Ia Drang đã kiểm tra thực tế việc khắc phục của gia đình ông Phạm Văn Thủy. Theo đó, hiện trạng khu vực đã được san gạt trả lại hiện trạng ban đầu. Hộ gia đình ông Thủy cam kết không vận chuyển đá đi nơi khác, đã tiến hành lấp toàn bộ số đá đã phát sinh trong quá trình đào ao. Do đó, việc phản ánh tang vật “biến mất” là không có cơ sở.
Video đang HOT
Theo ông Phạm Văn Thủy, khoảng 2 tháng qua đều có người đến khai thác đá rồi chở đi ngay
Việc khai thác đá chủ yếu diễn ra vào ban đêm
Thực tế, phóng viên ghi nhận trong nhiều ngày tại khu đất nhà ông Phạm Văn Thủy đều có người, phương tiện đến khai thác đá.
Trong vai người tìm mua đá về xây nhà, phóng viên được ông Phạm Văn Thủy cho biết cách đây khoảng 2 tháng, ông có thuê người để múc ao lấy nước tưới. Trong quá trình cải tạo ao thì gặp phải đá lớn. Sau đó, một người đàn ông thường gọi tên T.P đến đặt vấn đề để khai thác số đá này. Hàng ngày, cứ chiều tối là có người đến khai thác đá, đến giờ đi ngủ của người dân thì nghỉ, vận chuyển đá đi ngay.
“Tôi chỉ cần múc ao lấy nước tưới. Còn đá thì do người đàn ông kia khai thác và lấy đi. Hiện tại không khai thác đá từ dưới lên nữa, chỉ đập những cục đá thành viên rồi vận chuyển đi ngay trong đêm” – ông Thủy nói.
Tuy vậy, không hiểu vì lý do gì mà trong các văn bản của UBND xã Ia Drang và UBND huyện Chư Prông chỉ đề cập đến việc ông Thủy đào ao phát hiện đá mà không đề cập đến việc khai thác số đá trên.
Thực tế có việc khai thác đá trái phép nhưng chính quyền huyện Chư Prông không đề cập đến trong các báo cáo
Ngay từ khi phát hiện việc khai thác đá trái phép, số lượng lớn đá đang còn tại hiện trường, nhóm phóng viên đã nhiều lần liên hệ với chính quyền huyện Chư Prông để nắm thông tin cụ thể vụ việc nhưng không nhận được phản hồi.
Sau khi đi kiểm tra, Sở TN-MT Gia Lai đã liên tục có các văn bản đề nghị UBND huyện Chư Prông kiểm tra, xác minh và xử lý hoạt động khai thác, chế biến khoáng sản trái phép tại địa phương trên.
Lấp hết lại là “chưa hợp lý”
Theo ông Lương Thanh Bình, Phó Giám đốc Sở TN-MT Gia Lai, huyện Chư Prông đã báo cáo việc hộ ông Phạm Văn Thủy trong quá trình đào ao đã phát hiện khoáng sản là đá xây dựng. Tuy nhiên, hiện chưa có quy định cụ thể về vấn đề tận thu nên huyện lúng túng trong xử lý. Về việc xử lý bằng cách “lấp hết lại” ông Bình cho rằng chưa hợp lý. “Nếu huyện gom lại, xác lập sở hữu toàn dân và bán đấu giá thì hợp lý hơn” – ông Bình nói.
Bắt giữ nhóm cai thầu xây dựng trả 'lương' công nhân bằng ma túy
Công an xác định, nhóm cai thầu đã đi mua heroin về chia thành các tép nhỏ rồi phát cho công nhân là người nghiện ma túy.
Chiều 25/10, một lãnh đạo Công an tỉnh Lai Châu cho biết, Công an huyện Tam Đường vừa phá thành công chuyên án, bắt giữ nhóm cai thầu trả công thợ bằng ma túy.
Theo đó, các nghi phạm bị bắt giữ hình sự gồm: Nguyễn Văn Bình (48 tuổi, quê Hà Nam), Hà Thị Huyền (52 tuổi, quê Hà Nội), Lò Văn Ban (56 tuổi) và Hà Trung Kiên (26 tuổi, cùng quê Lai Châu).
Trước đó, đầu tháng 10/2023, Công an huyện Tam Đường nắm được nguồn tin Bình và Huyền đến bản Chu Va 12, xã Sơn Bình, huyện Tam Đường, để nhận thầu xây dựng công trình khu du lịch sinh thái Cổng Trời.
Tại đây, Bình và Huyền sống với nhau như vợ chồng. Nhóm thợ của Bình có nhiều người nghiện rất nghe lời chủ vì hằng ngày được trả công bằng heroin.
Nhóm nghi phạm bị công an bắt giữ. Ảnh: CACC
Sau khi lập chuyên án, tiến hành điều tra, Công an huyện Tam Đường bắt quả tang Bình, Huyền, Ban, Kiên về hành vi mua bán trái phép chất ma túy.
Lực lượng công an thu giữ tang vật là heroin cùng 2 quyển sổ ghi số lần phát heroin cho những người làm thuê.
Tại cơ quan điều tra, Bình và đồng bọn khai nhận, do điều kiện công trường xa khu dân cư khó tìm thợ xây nên Bình bàn với Huyền tìm thuê những người nghiện ma túy rồi trả công bằng heroin.
Bình và Huyền thuê được 11 "con nghiện". Cặp đôi này giao tiền cho Ban đi tìm mua ma túy mang về đưa cho Kiên chia thành các tép nhỏ rồi đưa cho Huyền cất giữ. Hằng ngày, Huyền giao cho Kiên ghi sổ phân phát ma túy cho công nhân sử dụng.
Mỗi tép được tính giá 70.000-100.000 đồng, được ghi chép chi tiết vào sổ của Kiên và một sổ của Huyền, cuối tháng Bình sẽ đối chiếu, trừ tiền lương thợ và tính ra lãi từ việc mua heroin về trả công cho người làm, chia cho Ban, Kiên và Huyền.
Mang súng ra đường, 2 người đàn ông bị xử phạt Cơ quan chức năng của tỉnh Hà Tĩnh vừa ra quyết định xử phạt 2 người đàn ông ở huyện Nghi Xuân và Cẩm Xuyên về hành vi tàng trữ, sử dụng súng săn với mức phạt 15 triệu đồng mỗi người. Trước đó, vào ngày 25/8, nhận được tin báo của quần chúng nhân dân về việc có 1 chiếc xe ô...