Tăng trưởng tín dụng hơn gấp 2 lần so với cùng kỳ năm ngoái
Sáng 27/5, tại Hội nghị triển khai Nghị định 31 về gói hỗ trợ lãi suất 2%, Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước (NHNN), Đào Minh Tú cho biết: Tính đến ngày 27/5 tăng trưởng tín dụng của toàn hệ thống ngân hàng đạt 7,75% so với cuối năm 2021; tăng cao hơn gấp 2 lần so với cùng thời điểm năm 2021.
Hội nghị trực tuyến toàn ngành ngân hàng về chương trình hỗ trợ lãi suất 2% từ nguồn ngân sách Nhà nước 40.000 tỷ đồng theo Nghị định 31 diễn ra sáng 27/5.
Tăng trưởng tín dụng cao hơn so với dự kiến và cao hơn so với cùng kỳ năm trước phản ánh sự phục hồi tích cực của nền kinh tế. Vốn tín dụng sẽ đóng góp tích cực hỗ trợ doanh nghiệp cũng như các hộ kinh doanh.
Ngay từ đầu năm 2022, NHNN đã có chỉ đạo, định hướng tín dụng tập trung vào các lĩnh vực sản xuất kinh doanh, lĩnh vực ưu tiên, kiểm soát chặt chẽ tín dụng đối với lĩnh vực tiềm ẩn rủi ro. Theo ông Đào Minh Tú, kết quả tăng trưởng tín dụng đồng đều ở nhiều lĩnh vực. Đặc biệt những lĩnh vực có khó khăn (vận tải, du lịch, khách sạn…) cũng ghi nhận tăng trưởng mạnh trên 8%, cao hơn mức tăng trưởng chung; tín dụng lĩnh vực công nghiệp và công nghiệp phụ trợ tăng trưởng 7,6%.
Video đang HOT
Dòng vốn tín dụng tăng trưởng tốt và được điều hướng tích cực đã bù đắp đáng kể sự thiếu hụt vốn cho doanh nghiệp trong bối cảnh thị trường trái phiếu doanh nghiệp và chứng khoán gặp khó khăn, tạo điều kiện cho doanh nghiệp phục hồi kinh tế.
“Việc triển khai chính sách hỗ trợ lãi suất 2% sẽ tạo hiệu ứng tích cực hơn cho việc tăng trưởng của doanh nghiệp, giúp doanh nghiệp mạnh dạn hơn trong triển khai kế hoạch sản xuất kinh doanh. Tất nhiên, việc triển khai chính sách này cũng đặt thêm trách nhiệm cho các tổ chức tín dụng trong đảm bảo nguồn cung ứng vốn,” Phó Thống đốc khẳng định.
Một số ngân hàng có mức tăng trưởng tín dụng cao như: Vietcombank, VPBank, MB… Hiện NHNN đang xem xét để điều chỉnh để mức tín dụng sao cho đảm bảo phù hợp mục tiêu chính sách tiền tệ vĩ mô cũng như kiểm soát lạm phát.
Theo lãnh đạo NHNN, thời gian qua, trong bối cảnh dịch COVID-19 tác động tiêu cực tới nhiều ngành, lĩnh vực, ngành ngân hàng đã chủ động triển khai nhiều giải pháp về tiền tệ, tín dụng, lãi suất, thanh toán, cũng như các chính sách về cơ cấu lại thời hạn trả nợ, miễn, giảm lãi, phí, giữ nguyên nhóm nợ… trong hơn 2 năm qua bằng chính nguồn lực của mình nhằm tháo gỡ khó khăn cho người dân, doanh nghiệp, nền kinh tế.
Cho phép tăng bội chi ngân sách trong 2 năm 2022-2023 không quá 240.000 tỉ đồng
Văn phòng Chính phủ vừa ban hành Thông báo số 126 kết luận của Phó thủ tướng Lê Minh Khái tại cuộc họp về tình hình rà soát danh mục và mức vốn dự kiến bố trí cho các nhiệm vụ, dự án thuộc Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội tại Nghị quyết 43/2022.
Theo đó, về chính sách tài khóa, chính sách miễn, giảm thuế, tăng chi đầu tư phát triển từ nguồn ngân sách nhà nước tối đa 176.000 tỉ đồng cho lĩnh vực y tế, phòng, chống dịch bệnh, an sinh xã hội, lao động, việc làm, hỗ trợ doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh, đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng; hỗ trợ tiền thuê nhà trọ cho người lao động; tăng hạn mức bảo lãnh Chính phủ đối với trái phiếu phát hành trong nước cho Ngân hàng Chính sách xã hội.
Cho phép tăng bội chi ngân sách nhà nước khoảng 1 - 1,2% GDP/năm, không vượt quá 240.000 tỉ đồng trong 2 năm 2022 và 2023.
Ảnh minh họa. Nguồn: Internet.
Về chính sách tiền tệ, phấn đấu giảm lãi suất cho vay tối thiểu 0,5 - 1%; tiếp tục cơ cấu lại thời hạn trả nợ và giữ nguyên nhóm nợ, miễn giảm lãi vay đối với khách hàng bị ảnh hưởng bởi dịch COVID-19; sử dụng các nguồn tài chính hợp pháp để nhập khẩu vắc xin, thuốc điều trị và thiết bị, vật tư y tế phục vụ phòng, chống dịch trong trường hợp cần thiết.
Tiếp tục tái cấp vốn đối với Ngân hàng Chính sách xã hội để cho người sử dụng lao động vay trả lương ngừng việc, trả lương phục hồi sản xuất cho người lao động, bảo đảm tính khả thi và tổ chức triển khai nhanh trong thực tế...
Ngoài ra, Chính phủ cho phép áp dụng các chính sách khác như sử dụng khoảng 5.000 tỉ đồng từ Quỹ dịch vụ viễn thông công ích VN để phát triển hạ tầng viễn thông, internet, trong đó có 1.000 tỉ đồng trang bị máy tính bảng cho chương trình "Sóng và máy tính cho em"; khoảng 5.000 tỉ đồng để đổi mới công nghệ, ươm tạo công nghệ, ươm tạo doanh nghiệp khoa học công nghệ... và cho phép áp dụng một số cơ chế đặc thù để thực hiện.
Ngành ngân hàng đẩy mạnh kích cầu tín dụng cuối năm Theo Ngân hàng Nhà nước, tính đến ngày 29/10, tăng trưởng tín dụng bất ngờ ghi nhận mức tăng 8,72% so với cuối năm 2020, cao hơn so với mức tăng 6,5% ở cùng kỳ năm trong bối cảnh làn sóng dịch COVID-19 lần thứ 4 tác động đến nhiều lĩnh vực, doanh nghiệp trong nhiều tháng. Tuy vậy, tại TP Hồ Chí...