Tăng tốc tiến độ các dự án giao thông trọng điểm của Hà Nội
Chiều 26-5, Phó Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Nguyễn Thế Hùng cùng lãnh đạo các sở, ngành liên quan đã đi kiểm tra tiến độ một số dự án giao thông trên địa bàn thành phố.
Tại dự án xây dựng tuyến đường từ Trường Đại học Mỏ – Địa chất vào Khu công nghiệp Nam Thăng Long (quận Bắc Từ Liêm), ông Phạm Hoàng Tuấn, Giám đốc Ban Quản lý dự án Đầu tư xây dựng công trình giao thông thành phố Hà Nội cho biết, công trình có tổng mức đầu tư trên 196,3 tỷ đồng, quy mô gồm: Xây dựng cầu qua sông Nhuệ và xây dựng tuyến đường với chiều dài 1.004m, chiều rộng 30m.
Phó Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Nguyễn Thế Hùng kiểm tra dự án xây dựng đường nối từ Trường Đại học Mỏ – Địa chất vào khu công nghiệp Nam Thăng Long. Ảnh: Tuấn Lương.
Với hạng mục cầu, đến nay, nhà thầu đã hoàn thành công tác lao lắp 26 phiến dầm, thi công xong bản mặt cầu và bê tông lan can cầu. Với hạng mục đường đã nhận được mặt bằng sạch 800/900m và đã xây dựng xong hạ tầng thoát nước, hào kỹ thuật… Hiện trong phạm vi dự án còn vướng mặt bằng của 19 hộ dân. Nếu sớm được bàn giao mặt bằng vào đầu tháng 6-2020, ban sẽ tập trung chỉ đạo nhà thầu đẩy nhanh tiến độ thi công, thông cầu trước ngày 15-7-2020 và thông xe dự án vào dịp 10-10-2020 chào mừng Ngày Giải phóng Thủ đô.
Video đang HOT
Ghi nhận nỗ lực của chủ đầu tư và các nhà thầu, Phó Chủ tịch UBND thành phố Nguyễn Thế Hùng yêu cầu UBND quận Bắc Từ Liêm nhanh chóng hoàn thành công tác giải phóng mặt bằng, bàn giao cho chủ đầu tư trước ngày 5-6 tới để kịp thời hoàn thành công trình trong tháng 9-2020.
Cũng trong chiều 26-5, đồng chí Nguyễn Thế Hùng đã tới kiểm tra tiến độ dự án đường sắt đô thị Nhổn – Ga Hà Nội.
Phó Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Nguyễn Thế Hùng kiểm tra dự án Đường sắt đô thị Nhổn – Ga Hà Nội. Ảnh: Tuấn Lương.
Theo ông Nguyễn Cao Minh, Trưởng ban Quản lý đường sắt đô thị Hà Nội, tiến độ tổng thể dự án đã đạt 62,15%, trong đó tính riêng tiến độ phần trên cao đạt 73,28%. Nhìn chung, tiến độ 5 tháng của năm 2020 bị chậm do ảnh hưởng dịch Covid-19. Bên cạnh đó, việc vướng mắc, xung đột về mặt bằng chân thang tại các ga S4, S5, S7 cũng ảnh hưởng nghiêm trọng đến kế hoạch vận hành đoạn trên cao. Các ga ngầm S9, 10, 11, 12 đến nay cơ bản đã đáp ứng được yêu cầu thi công cho giai đoạn 1. Tuy nhiên, từ quý III-2020, các nhà thầu sẽ triển khai thi công giai đoạn 2. Vì vậy, chủ đầu tư kiến nghị UBND thành phố chỉ đạo các địa phương liên quan đẩy nhanh công tác giải phóng mặt bằng phần bổ sung.
Nhằm thúc đẩy tiến độ dự án, đồng chí Nguyễn Thế Hùng yêu cầu các địa phương trong cuối tháng 6-2020 phải hoàn tất công tác giải phóng mặt bằng; chủ đầu tư phối hợp với các sở, ngành liên quan rà soát kỹ, tránh việc tăng tổng mức đầu tư; đồng thời tháo gỡ vướng mắc để giải ngân vốn. Tháng 12-2020, đoàn tàu đầu tiên phải về đến Hà Nội, tháng 1-2021 phải bắt đầu thi công đào ngầm bằng máy đào ngầm (TBM). Cùng với tăng tốc về tiến độ, công tác thi công phải bảo đảm chất lượng, an toàn…
TP HCM đề xuất dự án đầu tư xây dựng tuyến metro gần 68.000 tỉ đồng
Dự án metro số 3A (Bến Thành - Tân Kiên) chiều dài khoảng 20 km, với tổng mức đầu tư dự kiến gần 68.000 tỉ đồng, vừa được TP HCM đề xuất đầu tư xây dựng.
Ban Quản lý đường sắt đô thị TP HCM ngày 6-5 cho biết UBND TP vừa có công văn kiến nghị Bộ Kế hoạch và Đầu tư xem xét, lựa chọn đề xuất dự án đầu tư xây dựng tuyến đường sắt đô thị số 3A (Bến Thành - Tân Kiên), trình Thủ tướng Chính phủ xem xét phê duyệt.
Tuyến metro này là một trong những tuyến huyết mạch, có vai trò đặc biệt quan trọng trong việc hình thành và xây dựng hệ thống vận tải hành khách công cộng khối lượng lớn của TP HCM.
Dự án sau khi hoàn thành sẽ kết nối trực tiếp với tuyến metro số 1 (Bến Thành - Suối Tiên), tạo thành hành lang vận chuyển hành khách công cộng hiện đại, xuyên tâm, liên kết khu vực Đông Bắc và Tây Nam của TP.
Ban Quản lý đường sắt đô thị cho biết nghiên cứu do tư vấn của Cơ quan Hợp tác Quốc tế Nhật Bản (JICA) thực hiện, dự án metro số 3A chiều dài toàn tuyến gần 20 km, đi qua 8 quận, huyện tại TP. Toàn tuyến có 18 nhà ga, với tổng mức đầu tư dự kiến vào khoảng 313 tỉ Yên, tương đương gần 68.000 tỉ đồng.
Toàn tuyến metro số 3A có 18 nhà ga, với tổng mức đầu tư dự kiến vào khoảng 313 tỉ Yên, tương đương gần 68.000 tỉ đồng - nguồn: Ban Quản lý đường sắt đô thị TP HCM
Tư vấn hiện cũng đề xuất phân kỳ đầu tư dự án thành 2 giai đoạn, trong đó giai đoạn 1 từ Bến Thành đến Bến xe Miền Tây, dài 9,9 km chủ yếu đi ngầm, dự kiến được đầu tư xây dựng từ năm 2025 đến năm 2031. Còn giai đoạn 2 sẽ từ Bến xe Miền Tây đến Depot Tân Kiên, dài 9.7km, đi trên cao, đầu tư từ năm 2028 đến 2034.
"Việc gửi đề xuất dự án nêu trên đến Bộ Kế hoạch và Đầu tư xem xét, lựa chọn trình Thủ tướng Chính phủ thể hiện quyết tâm của TP HCM trong việc tiếp tục từng bước hoàn thiện mạng lưới đường sắt đô thị. Mạng lưới khi hình thành sẽ góp phần giải quyết các vấn đề về ùn tắc, tai nạn giao thông, ô nhiễm môi trường, đồng thời cũng làm tiền đề cho một hệ thống giao thông phát triển bền vững, văn minh, hiện đại..." - đại diện Ban Quản lý đường sắt đô thị nhấn mạnh.
Theo quy hoạch, TP HCM có 8 tuyến metro với tổng chiều dài 230 km. Trong đó tuyến metro số 1 (Bến Thành - Suối Tiên) hiện đạt khoảng 72%, đang chạy "nước rút" để về đích vào năm sau. Còn với dự án metro số 2 giai đoạn 1 (Bến Thành - Tham Lương), hiện cũng đang tập trung thực hiện công tác giải phóng mặt bằng, dự kiến khởi công năm 2021, thi công đến năm 2025 và vận hành thử, khai thác chính thức năm 2026. Những tuyến còn lại hiện TP cũng đang gấp rút đẩy nhanh các bước để đầu tư xây dựng.
Chủ tịch UBND TP.HCM thăm Ga Nhà hát thành phố Chủ tịch UBND TP.HCM ghi nhận sự nỗ lực của tập thể Ban quản lý đường sắt đô thị và các nhà thầu thi công đã đưa dự án hoàn thành sớm hơn tiến độ đề ra. Chiều 27-4, đoàn lãnh đạo UBND TP.HCM do Chủ tịch Nguyễn Thành Phong dẫn đầu thăm Ga Nhà hát TP, tuyến metro số 1 (Bến Thành...