Tăng tốc đào tạo giáo viên liên môn

Theo dõi VGT trên

Để chuẩn bị cho chương trình giáo dục phổ thông mới, các trường sư phạm đã triển khai giảng dạy về tích hợp, mở ngành mới về sư phạm khoa học tự nhiên, sư phạm lịch sử và địa lý

Theo lộ trình áp dụng chương trình giáo dục phổ thông mới, năm học 2021-2022, chương trình này sẽ được triển khai ở lớp 2, lớp 6 và tiếp tục cuốn chiếu ở các lớp cao hơn. Đến năm học 2024 – 2025, toàn chương trình sẽ được áp dụng.

Thay đổi căn bản cách dạy – học

Một trong các điểm mới của chương trình giáo dục phổ thông mới là dạy học tích hợp để phát huy năng lực học sinh. Những thay đổi căn bản trong cách dạy – học đòi hỏi giáo viên cũng phải thay đổi rất nhiều. Vấn đề được đặt ra là chuẩn bị đội ngũ giáo viên như thế nào, khi ngay trong năm học tới, học sinh lớp 6 sẽ học 2 môn học mới là khoa học tự nhiên, lịch sử và địa lý?

GS-TS Nguyễn Quý Thanh, Hiệu trưởng Trường ĐH Giáo dục – ĐHQG Hà Nội, mong muốn Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD-ĐT) cùng địa phương khi cấp chỉ tiêu cho các ngành, đặc biệt là bậc THCS, thì không cấp chỉ tiêu cho giáo viên đơn môn. Thời gian tới, khi có khóa sinh viên được đào tạo dạy học các môn “tích hợp” như lịch sử và địa lý hay khoa học tự nhiên ra trường, Bộ GD-ĐT cần yêu cầu tăng cường tuyển dụng giáo viên tích hợp.

Tăng tốc đào tạo giáo viên liên môn - Hình 1

Khi chương trình thay đổi theo hướng dạy tích hợp, giáo viên cũng sẽ phải thay đổi nhiều Ảnh: TẤN THẠNH

GS Nguyễn Quý Thanh cho rằng địa phương cần đặt hàng các cơ sở đào tạo giáo viên đã có kinh nghiệm triển khai chương trình đào tạo giáo viên dạy những môn học mới, đồng thời đào tạo nâng chuẩn giáo viên dạy đơn môn vật lý, hóa học… để có thể đảm nhận việc dạy tích hợp.

Theo PGS-TS Lê Anh Phương, Hiệu trưởng Trường ĐH Sư phạm – ĐH Huế, trường này đang đào tạo giáo viên ngành sư phạm khoa học tự nhiên, sư phạm lịch sử và địa lý. Ngoài đào tạo, trường còn được giao nhiệm vụ bồi dưỡng giáo viên đang dạy đơn môn có thể chuyển sang dạy tích hợp để đáp ứng yêu cầu của chương trình mới. PGS Lê Anh Phương cho rằng giáo viên dạy các môn vật lý, hóa học và sinh học hiện nay có thể tham gia dạy môn khoa học tự nhiên được ngay.

Video đang HOT

Xây dựng chương trình đào tạo mới

Theo các chuyên gia giáo dục, việc quan trọng nhất đối với các trường sư phạm hiện nay là phải xây dựng chương trình đào tạo các ngành mới. Trên thực tế, các trường sư phạm cũng đã “đón đầu” bằng cách đào tạo những ngành học mới, đáp ứng yêu cầu đổi mới phổ thông, như: Trường ĐH Sư phạm Hà Nội, Trường ĐH Sư phạm TP HCM, Trường ĐH Sư phạm Huế, Trường ĐH Giáo dục – ĐHQG Hà Nội…

Từ năm học 2019-2020, Trường ĐH Giáo dục – ĐHQG Hà Nội đã mở chương trình đào tạo giáo viên ngành khoa học tự nhiên, bậc THCS. Ngay sau đó, năm học 2020-2021, trường tuyển sinh và đào tạo giáo viên ngành lịch sử và địa lý.

Theo PGS-TS Nguyễn Chí Thành, Trưởng Khoa Sư phạm Trường ĐH Giáo dục – ĐHQG Hà Nội, các chương trình đào tạo cử nhân này hoàn toàn mới ở Việt Nam, được cập nhật phù hợp với tình hình trong nước và có tham khảo chương trình tiên tiến của nước ngoài. Sinh viên 2 ngành này được nhà trường đào tạo theo hướng tích hợp, ứng dụng triệt để công nghệ thông tin, với hình thức dạy học kết hợp thông qua hệ thống giáo dục trực tuyến Moodle, triển khai thực địa trải nghiệm. Điều này giúp sinh viên tốt nghiệp có thể giảng dạy ngay ở các trường phổ thông.

Trường ĐH Sư phạm TP HCM cũng đã triển khai một số ngành đào tạo giáo viên tích hợp như sư phạm lịch sử và địa lý, sư phạm khoa học tự nhiên từ năm 2019, 2020. Năm 2021, trường dự kiến tuyển sinh thêm một số ngành mới là sư phạm công nghệ (tích hợp các lĩnh vực công nghiệp, nông nghiệp và kinh tế gia đình), sư phạm giáo dục công dân (đào tạo giáo viên môn học này bậc THCS, THPT cho chương trình phổ thông mới) và giáo dục học.

Trong khi đó, Trường ĐH Sư phạm – ĐH Đà Nẵng từ 2 năm nay cũng đã mở thêm nhiều ngành đào tạo giáo viên tích hợp như sư phạm tin học và công nghệ tiểu học, sư phạm công nghệ, sư phạm khoa học tự nhiên, sư phạm lịch sử và địa lý… Trường ĐH Vinh, Trường ĐH Sư phạm – ĐH Thái Nguyên cũng tuyển mới ngành sư phạm khoa học tự nhiên.

Chỉnh sửa các ngành đơn môn

Đối với các trường chưa kịp mở ngành mới đào tạo giáo viên tích hợp, giải pháp đưa ra là chỉnh sửa chương trình để sinh viên các ngành đơn môn có thể tham gia giảng dạy chương trình tích hợp sau khi tốt nghiệp.

Tại Trường ĐH Sư phạm TP HCM, sinh viên trúng tuyển ngành sư phạm tin học sẽ được học thêm một số học phần về công nghệ. Trường CĐ Sư phạm Huế tuyển ngành sư phạm vật lý nhưng ghép thêm hóa học, sư phạm lịch sử ghép thêm địa lý…

Đào tạo GV môn học mới: Trường sư phạm chuẩn bị thế nào?

Hai ngành mới được tuyển sinh tại các cơ sở đào tạo GV trong cả nước đáp ứng nhu cầu về đội ngũ giảng dạy 2 môn học tích hợp (KHTN, Lịch sử và Địa lí) khi triển khai CTGDPT 2018 với lớp 6, từ năm học 2021 - 2022.

Đào tạo GV môn học mới: Trường sư phạm chuẩn bị thế nào? - Hình 1


Một tiết học ở Trường THCS Trần Cao Vân (TP Huế). Ảnh minh họa

Triệt để đổi mới trong đào tạo

PGS.TS Nguyễn Chí Thành - Trưởng khoa Sư phạm, Trường ĐH Giáo dục (ĐHQG Hà Nội) cho biết: Trường ĐH Giáo dục đã mở chương trình đào tạo giáo viên ngành Khoa học tự nhiên (bậc THCS) và đón nhận sinh viên từ năm học 2019 - 2020. Tiếp đó, năm học 2020 - 2021, nhà trường triển khai mô hình đào tạo giáo viên ngành Lịch sử và Địa lí.

Giáo viên Lịch sử và Địa lí cũng như Khoa học tự nhiên được đào tạo tại Trường ĐH Giáo dục theo hướng tích hợp, ứng dụng triệt để công nghệ thông tin, với hình thức dạy học kết hợp Blended Learning thông qua Hệ thống giáo dục trực tuyến Moodle, triển khai thực địa trải nghiệm.

Sinh viên tốt nghiệp có thể bắt tay ngay vào công việc giảng dạy ở các trường phổ thông mà không phải trải qua thời gian thử việc. Ở đó, giảng viên luôn định hướng để người học nắm bắt được tri thức, tự làm chủ tri thức của mình và được đánh giá bằng năng lực thực sự. Nơi đây, sinh viên nắm bắt được tương lai và nhận định rõ mục tiêu phấn đấu của mình.

Cũng theo PGS Nguyễn Chí Thành, các chương trình đào tạo cử nhân này hoàn toàn mới ở Việt Nam, được cập nhật phù hợp với tình hình trong nước và có tham khảo chương trình tiên tiến của nước ngoài. Việc này đã và đang tạo nên những hiệu ứng tích cực trong đổi mới đào tạo giáo viên, đáp ứng các yêu cầu của xã hội, sự phát triển của khoa học kĩ thuật như công nghệ 4.0, góp phần triển khai thành công Chương trình giáo dục phổ thông 2018.

Đào tạo GV môn học mới: Trường sư phạm chuẩn bị thế nào? - Hình 2


Luật Giáo dục 2019 đặt ra yêu cầu nâng chuẩn đối với giáo viên bậc THCS để có bằng đại học. Ảnh minh họa

Những lưu ý quan trọng

GS.TS Nguyễn Quý Thanh, Hiệu trưởng Trường ĐH Giáo dục (ĐHQG Hà Nội), thành viên Hội đồng quốc gia giáo dục và phát triển nhân lực giai đoạn 2016 - 2021, cho rằng: Luật Giáo dục 2019 đặt ra yêu cầu đào tạo, bồi dưỡng nâng chuẩn đối với giáo viên bậc THCS để có bằng đại học. Như vậy, các cơ sở đào tạo giáo viên đối mặt với 2 vấn đề: Đào tạo giáo viên đáp ứng chuẩn mới theo Luật Giáo dục 2019, cũng như theo Chuẩn nghề nghiệp giáo viên phổ thông 2018 và bồi dưỡng trình độ giáo viên đáp ứng yêu cầu triển khai Chương trình giáo dục phổ thông 2018.

Các trường sư phạm cần chuẩn bị như thế nào? Trả lời câu hỏi này, GS.TS Nguyễn Quý Thanh nhấn mạnh: Đầu tiên phải xây dựng các chương trình đào tạo các ngành mới, như giáo viên dạy môn Lịch sử và Địa lí hay dạy môn Khoa học tự nhiên; bên cạnh đó cần tiếp tục tăng cường đào tạo giáo viên các môn đang thiếu cục bộ như Tin học. Cùng với đó, xây dựng các chương trình bồi dưỡng nâng chuẩn giáo viên THCS đang dạy các môn như Vật lý, Hóa học, Sinh học... từ cao đẳng lên đại học để trở thành các giáo viên dạy môn Khoa học tự nhiên.

Cũng theo GS.TS Nguyễn Quý Thanh, điều vô cùng quan trọng là đổi mới mục tiêu đào tạo theo hướng đào tạo giáo viên trở thành nhà giáo dục, khoa học, văn hóa và hoạt động xã hội trên nền hiểu biết vừa rộng vừa sâu một chuyên ngành. Đổi mới về phương thức đào tạo: Đào tạo tích hợp sư phạm phổ thông theo hướng đào tạo nội trú (đào tạo vừa học vừa làm tại trường phổ thông), và đào tạo theo nhu cầu của nhà sử dụng sản phẩm. Đổi mới chương trình đào tạo theo hướng mô đun hóa, liên thông công nhận tín chỉ giữa các trường cho các học phần tương đương.

Đổi mới nội dung đào tạo: Đào tạo tri thức rộng, theo 3 trụ cột công nghệ thông tin, kiến thức chuyên môn (khoa học cơ bản) và nghiệp vụ sư phạm (khoa học sự phạm), với mô hình TPACK (T: Công nghệ - Technology; P: Phương pháp sư phạm - Pedagogy; CK: Kiến thức chuyên môn - Content Knowledge) phổ biến trong đào tạo giáo viên trên thế giới hiện nay.

Từ đó, tạo cho giáo viên năng lực chuyển đổi tri thức khoa học thành tri thức sư phạm, vận dụng trong các tình huống dạy học tích hợp hướng tới hoạt động của các cá nhân (phân hóa) trong môi trường công nghệ thông tin.

"Để đáp ứng yêu cầu mới, việc ứng dụng công nghệ thông tin mạnh mẽ trong dạy học, quản lý, bảo đảm chất lượng cũng cần được chú trọng. Ngoài ra, cần xây dựng các mô đun bồi dưỡng giáo viên phổ thông đáp ứng Chương trình giáo dục phổ thông mới.

Đây là minh họa rõ nét về việc các cơ sở đào tạo giáo viên tham gia phát triển các sản phẩm dịch vụ cho giáo dục phổ thông. Ví dụ, phát triển chương trình bồi dưỡng theo các chủ đề mà nhà trường có nhu cầu; phát triển hệ thống học liệu, ấn phẩm hay học liệu số...; phát triển ngân hàng đề kiểm tra, đánh giá..." - GS Nguyễn Quý Thanh chia sẻ thêm.

Bên cạnh nỗ lực của các trường sư phạm, GS Nguyễn Quý Thanh đồng thời mong muốn Bộ GD&ĐT và địa phương khi cấp chỉ tiêu cho các ngành, đặc biệt là bậc THCS, không cấp chỉ tiêu cho giáo viên đơn môn. Đồng thời, từ năm học 2021 - 2022 bắt đầu có sinh viên được đào tạo dạy học các môn "tích hợp" như Lịch sử và Địa lí hay Khoa học tự nhiên ra trường, Bộ GD&ĐT cần yêu cầu tăng cường tuyển dụng giáo viên tích hợp.

Địa phương cần đặt hàng các cơ sở đào tạo giáo viên đã có kinh nghiệm triển khai chương trình đào tạo giáo viên dạy những môn học mới và đồng thời đào tạo nâng chuẩn giáo viên dạy đơn môn Vật lí, Hóa học... để trở thành các giáo viên có thể đảm nhiệm việc dạy tích hợp.

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Không

Tin liên quan

Tin đang nóng

Vụ bé 3 tuổi nhanh trí cứu bạn rơi xuống hố sâu: Mẹ ruột muốn đón về nuôi, quyết định cuối cùng ra sao?Vụ bé 3 tuổi nhanh trí cứu bạn rơi xuống hố sâu: Mẹ ruột muốn đón về nuôi, quyết định cuối cùng ra sao?
06:49:28 10/04/2025
Bé gái ra nghĩa trang chụp ảnh với mộ bố mẹ và sau đó "đưa cho AI", kết quả cuối cùng ai cũng bật khócBé gái ra nghĩa trang chụp ảnh với mộ bố mẹ và sau đó "đưa cho AI", kết quả cuối cùng ai cũng bật khóc
06:50:54 10/04/2025
Bạn trai Bùi Lan Hương: "Tôi ngại ở chung với người yêu, sợ phiền người ta"Bạn trai Bùi Lan Hương: "Tôi ngại ở chung với người yêu, sợ phiền người ta"
09:10:46 10/04/2025
Nam công nhân kiếm hàng chục triệu đồng/tháng từ cho đồng nghiệp vay lãi "cắt cổ"Nam công nhân kiếm hàng chục triệu đồng/tháng từ cho đồng nghiệp vay lãi "cắt cổ"
06:39:35 10/04/2025
Con trai hàng xóm cưới, vợ tôi muốn mừng 100 triệu, nghe cô ấy nói mà tôi thấy xấu hổ nhục nhã vô cùngCon trai hàng xóm cưới, vợ tôi muốn mừng 100 triệu, nghe cô ấy nói mà tôi thấy xấu hổ nhục nhã vô cùng
05:26:50 10/04/2025
Dàn mỹ nhân trong "Địa đạo": Trên phim lấm lem, ngoài đời sắc vóc nổi bậtDàn mỹ nhân trong "Địa đạo": Trên phim lấm lem, ngoài đời sắc vóc nổi bật
07:14:32 10/04/2025
Mời thông gia sang ăn giỗ, cả nhà ngỡ ngàng với thứ trong bịch nilon mà bố chồng tôi xách sangMời thông gia sang ăn giỗ, cả nhà ngỡ ngàng với thứ trong bịch nilon mà bố chồng tôi xách sang
05:22:32 10/04/2025
Quỳnh Lương: "Mẹ chồng đòi trao sính lễ, tặng hồi môn nhưng tôi không nhận vì..."Quỳnh Lương: "Mẹ chồng đòi trao sính lễ, tặng hồi môn nhưng tôi không nhận vì..."
06:42:22 10/04/2025

Tin mới nhất

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

13:01:46 21/12/2022
Việc Hà Tĩnh công nhận học sinh (HS) giỏi cấp tỉnh với HS có điểm IELTS cao đang được dư luận quan tâm. Nhiều giáo viên phổ thông và giảng viên dạy Ngoại ngữ thể hiện băn khoăn trước việc này
Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

12:01:38 21/12/2022
Tiếp tục chương trình giám sát chuyên đề Việc thực hiện Nghị quyết số 88/2014/QH13 và Nghị quyết số 51/2017/QH14 của Quốc hội về đổi mới chương trình, SGK giáo dục phổ thông trên địa bàn tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu , sáng 20/12, Đoàn Đại biểu ...
Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

11:01:38 21/12/2022
Theo thông báo mới của Bộ GD&ĐT chứng chỉ tiếng Trung (HSK) đã được cấp phép tổ chức duy nhất tại ĐH Thành Đông (Hải Dương)
Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

10:45:40 21/12/2022
Trường ĐH Tôn Đức Thắng (TP.HCM) đang làm rõ trách nhiệm việc cơ sở ở Bảo Lộc đăng trên fanpage banner tìm hiểu truyền thống ngày 22/12 nhưng in hình lính Mỹ
Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

10:36:43 21/12/2022
Lịch nghỉ tết của học sinh Hà Nội thiết kế theo quy định của Nhà nước. Nếu cho nghỉ thêm, hàng nghìn học sinh mầm non, tiểu học không ai trông nom vì bố mẹ vẫn phải đi làm
Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

10:01:37 21/12/2022
Năm 2023 Trường ĐH Kiên Giang tuyển sinh 22 ngành, trong đó có 2 ngành mới, dự kiến 1.675 chỉ tiêu. Trường ĐH Kiên Giang vừa tổ chức Hội nghị Tổng kết công tác tuyển sinh năm 2022 và đề ra các giải pháp, phương hướng để nâng cao hiệu qu...
Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

08:06:29 21/12/2022
Cùng với các ngành đào tạo khác, trong những năm qua, Trường Đại học (ĐH) Hồng Đức không ngừng đổi mới công tác quản lý, xây dựng và hoàn thiện nội dung chương trình đào tạo ngành giáo dục mầm non (GDMN) với mục tiêu đào tạo những giáo ...
Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

07:59:41 21/12/2022
UBND tỉnh Hà Giang quyết định cho học sinh trên toàn tỉnh bắt đầu nghỉ học từ ngày 18/1 đến hết ngày 29/1/2023. Ngày 19/12, Chủ tịch UBND tỉnh ban hành Quyết định số 2341/QĐ-UBND về việc cho trẻ mầm non, học sinh, sinh viên các cơ sở gi...
Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

07:59:05 21/12/2022
Ngày 20/12, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội tổ chức tổng kết hội thi giáo viên dạy giỏi thành phố cấp Trung học cơ sở năm học 2022-2023
Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

07:58:36 21/12/2022
Chiều ngày 20.12, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân đã công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023. Theo đó, nhà trường tuyển sinh 60 mã ngành/chương trình với 6200 chỉ tiêu đại học chính quy
Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

07:57:38 21/12/2022
Năm 2023, Trường đại học Kinh tế Quốc dân giữ nguyên 4 phương thức tuyển sinh và có sự thay đổi về chỉ tiêu mỗi phương thức để phù hợp tình hình thực tế
Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi

Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi

07:56:12 21/12/2022
Một kỳ thi học sinh giỏi được tổ chức tốn rất nhiều công sức, tâm huyết của nhiều nhà giáo, học sinh và tốn kém tiền bạc nhưng cũng là một hoạt động khuyến tài quan trọng của giáo dục địa phương. Vậy nên cấp tổ chức cần cẩn trọng trong ...

Có thể bạn quan tâm

6 mẹo tiết kiệm tiền này sẽ giúp bạn có cuộc sống không phải lo lắng khi về già!

6 mẹo tiết kiệm tiền này sẽ giúp bạn có cuộc sống không phải lo lắng khi về già!

Sáng tạo

12:11:11 10/04/2025
Khi còn trẻ, nhiều người thường không nghĩ nhiều đến việc tiết kiệm tiền cho tương lai. Tuy nhiên, việc xây dựng thói quen tài chính tốt từ sớm có thể giúp bạn tận hưởng một cuộc sống thoải mái, không phải lo lắng khi về già.
Dứa ngọt thơm nhưng 'đại kỵ' với những người này, chớ ăn vào kẻo 'tự hại mình'

Dứa ngọt thơm nhưng 'đại kỵ' với những người này, chớ ăn vào kẻo 'tự hại mình'

Sức khỏe

12:07:23 10/04/2025
Axit trong dứa có thể làm mòn men răng và gây ê buốt, đặc biệt là ở những người có răng nhạy cảm. Người có các vấn đề về răng miệng như viêm nướu, sâu răng, hoặc răng bị mòn men nên hạn chế ăn dứa. Sau khi ăn dứa nên súc miệng thật kĩ.
Quang Hải gia nhập đường đua pickleball

Quang Hải gia nhập đường đua pickleball

Sao thể thao

12:07:06 10/04/2025
Trong vài năm trở lại đây, pickleball - môn thể thao kết hợp giữa tennis, cầu lông và bóng bàn - đang dần trở thành một xu hướng toàn cầu.
Váy họa tiết hoa nữ tính, nhẹ nhàng mà đẹp hút mắt

Váy họa tiết hoa nữ tính, nhẹ nhàng mà đẹp hút mắt

Thời trang

11:27:42 10/04/2025
Váy hoa dáng rộng buộc eo, cổ tròn xẻ nhẹ nhàng tôn nét trẻ trung và nữ tính của nàng. Gam màu xanh dương cộng hưởng cùng họa tiết trắng nổi bật tạo nên dấu ấn khó phai
Không phải "bạn gái 8 năm", đây mới chính là nàng thơ mới của bạn thân HIEUTHUHAI

Không phải "bạn gái 8 năm", đây mới chính là nàng thơ mới của bạn thân HIEUTHUHAI

Nhạc việt

11:25:07 10/04/2025
HURRYKNG đã hé lộ nàng thơ mới sẽ sánh đôi cùng mình trong MV Như Cách Anh Đã Từng Thôi. Bức ảnh mỹ nhân rơi lệ khiến fan thốt lên tuyệt đối điện ảnh .
Kim Soo Hyun bị chôn vùi trong bão scandal: Liệu có còn đường quay lại?

Kim Soo Hyun bị chôn vùi trong bão scandal: Liệu có còn đường quay lại?

Sao châu á

11:21:49 10/04/2025
Từng là một trong những ngôi sao hàng đầu của làn sóng Hallyu, Kim Soo Hyun đang phải đối mặt với những thách thức nghiêm trọng đe dọa sự nghiệp vốn lẫy lừng của anh.
Bí quyết làm pizza xúc xích phô mai ngon như nhà hàng

Bí quyết làm pizza xúc xích phô mai ngon như nhà hàng

Ẩm thực

11:17:41 10/04/2025
Pizza được ưa chuộng từ người lớn cho tới trẻ em. Bởi phần đế giòn thơm ngon và xúc xích được phủ lớp phô mai béo ngậy làm nhiều người mê mẩn.
Cuối tháng 4: 4 con giáp từ vận xui hóa vận may, tài lộc bùng nổ, có bạn không?

Cuối tháng 4: 4 con giáp từ vận xui hóa vận may, tài lộc bùng nổ, có bạn không?

Trắc nghiệm

11:06:28 10/04/2025
Đến cuối tháng 4, 4 con giáp này dù có gặp vận xui cũng hóa vận may, tài lộc bùng nổ, mọi sự hanh thông.Tháng 4 tới, vận xui tan biến, phúc khí ngập tràn: 3 con giáp âm thầm bứt phá,
Người đàn ông dùng tay không bắt rắn hổ mang chúa dài 3 mét

Người đàn ông dùng tay không bắt rắn hổ mang chúa dài 3 mét

Lạ vui

11:00:01 10/04/2025
Một người bắt rắn đã nhận được cuộc gọi từ người dân về một loài bò sát dài 3 mét ẩn náu phía sau một ngôi nhà ở Nakhon Ratchasima, Thái Lan.
Cháy nhà trong đêm ở TP Mỹ Tho, bốn người tử vong

Cháy nhà trong đêm ở TP Mỹ Tho, bốn người tử vong

Tin nổi bật

10:14:00 10/04/2025
Sáng 10/4, Công an tỉnh Tiền Giang cho biết, cơ quan chức năng đang khám nghiệm hiện trường vụ cháy xảy ra tại một nhà dân ở đường Nam Kỳ Khởi Nghĩa, Phường 4, thành phố Mỹ Tho.
Cơ hội hay bế tắc từ việc Mỹ - Iran nối lại đàm phán

Cơ hội hay bế tắc từ việc Mỹ - Iran nối lại đàm phán

Thế giới

09:39:07 10/04/2025
Theo Xinhua, mọi con mắt hiện đổ dồn về Muscat, nơi các cuộc thảo luận sắp tới có thể giúp giảm căng thẳng hoặc phơi bày giới hạn của ngoại giao hiện tại. Trong khi Iran vẫn giữ cánh cửa mở, họ đòi hỏi sự rõ ràng và cam kết.