Tăng năng suất, chất lượng cho sản phẩm táo Ninh Thuận
Xác định táo là một trong những cây trồng chủ lực nên tỉnh Ninh Thuận đã có nhiều cơ chế hỗ trợ, khuyến khích các hộ dân mở rộng diện tích trồng táo.
Việc ứng dụng các tiến bộ khoa học, kỹ thuật mới vào canh tác được coi là giải pháp then chốt nhằm tạo đột phá để tăng năng suất, chất lượng sản phẩm.
Thạc sỹ Nguyễn Văn Chính, Giám đốc Trung tâm Bảo vệ thực vật – Viện nghiên cứu Bông và Phát triển nông nghiệp Nha Hố kiểm tra vườn táo giống TN 01 trồng trong nhà lưới.
Cây táo cho quả quanh năm hoặc có thể cắt cành cho ra trái tập trung thu mỗi năm hai vụ. Thông thường, sản lượng táo thu hoạch phải bỏ đi gần một nửa do bị sâu bệnh, nhất là khi bị ruồi vàng đục quả. Không chỉ các loại sâu bệnh gây phiền toái, cỏ dại và thời tiết thay đổi thất thường cũng gây ảnh hưởng không nhỏ đến năng suất, chất lượng sản phẩm. Đây là những nguyên nhân chính khiến người trồng phải tốn nhiều chi phí, công chăm sóc.
Để khắc phục tình trạng trên, Viện Nghiên cứu Bông và Phát triển nông nghiệp Nha Hố (trực thuộc Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam) đã nghiên cứu, xây dựng mô hình trồng giống táo mới, sử dụng bao lưới quanh vườn táo với mái che cơ động và giải pháp xử lý sâu bệnh, cỏ dại, kết hợp quy trình chăm sóc tối ưu để cây tăng năng suất, chất lượng sản phẩm sau thu hoạch.
Thạc sỹ Nguyễn Văn Chính, Giám đốc Trung tâm bảo vệ thực vật (Viện Nghiên cứu Bông và Phát triển nông nghiệp Nha Hố) cho biết, trên diện tích 1 ha, Viện đầu tư trên 160 triệu đồng gồm chi phí lắp đặt nhà lưới có mái che tự động và hệ thống tưới nước tiết kiệm xây dựng mô hình trồng giống táo mới TN01.
Sau hai năm trồng thực nghiệm, cây táo sinh trưởng phát triển khỏe, dễ ra hoa đậu quả. Quả hình trứng, khi chín có màu xanh vàng, thịt quả màu trắng, ít nhớt và giòn, hương vị quả thơm nhẹ. Khối lượng quả trung bình từ 80 – 82 gram/quả, quả lớn có thể đạt tới 290 gram/quả. Tỷ lệ ăn được của quả đạt từ 95 – 96%; độ ngọt đạt từ 11 – 12% trong mùa mưa và từ 13 – 14% trong mùa khô, năng suất từ 50 – 70 tấn/ha/vụ.
Qua theo dõi, mô hình bao lưới vườn táo với mái che cơ động có nhiều ưu điểm như: màn lưới che chắn không cho côn trùng, ruồi vàng xâm nhập đục quả, hạn chế phun thuốc bảo vệ thực vật, giảm tỷ lệ quả bị ruồi hại trên 80% so với vườn không bao lưới.
Đồng thời, màn lưới giúp cản bớt ánh sáng mặt trời chiếu vào quả táo, bảo vệ quả bớt bị rám vỏ và sậm màu, hạn chế mưa gió gây rụng quả. Do không lo ngại côn trùng xâm nhập nên thời gian để táo chín lâu hơn, chất lượng quả táo ngon hơn.
Video đang HOT
Sử dụng “bẫy thức ăn” để dẫn dụ và tiêu diệt tiêu diệt sâu bệnh gây hại vườn táo.
Theo Thạc sỹ Nguyễn Văn Chính, mô hình có nhiều ưu điểm nhưng cần phải chú ý kỹ thuật áp dụng bao màn lưới vào đúng thời điểm để không làm ảnh hưởng đến quá trình sinh trưởng phát triển của cây.
Do táo có đặc tính ưa sáng, màn lưới phải đủ độ cao (khoảng 4,5m) để tạo sự thông thoáng cho vườn. Khi cây táo ở giai đoạn ra hoa đậu quả thì kéo màn lưới ra để tăng khả năng ra hoa đậu quả. Đến giai đoạn cây đậu quả hoàn toàn thì kéo lưới vào để ngăn các loại côn trùng, sâu bệnh xâm nhập gây hại vườn táo.
Cùng với bao lưới, Viện kết hợp hai phương pháp phủ bạt và trồng cây đậu đen để ngăn cỏ dại; trong đó, biện pháp trồng xen cây đậu đen với cây táo ngay sau khi cắt cành mang lại nhiều tác dụng như cây đậu đen sẽ sinh trưởng nhanh và che phủ đất giành hết không gian làm cho cỏ không thể phát triển. Cây đậu giúp tăng khả năng giữ ẩm tiết kiệm được nước tưới rất phù hợp với điều kiện khí hậu khô nóng của Ninh Thuận.
Ngoài việc tăng cường được lượng phân đạm cho đất, cây đậu đen còn có khả năng cố định đạm trong không khí cung cấp cho đất, tạo ổ sinh thái cho sinh vật có ích phát triển để hạn chế sâu hại phát triển. Khi cây đậu già, tiến hành cắt bớt cũng có thể cung cấp một lượng lớn chất hữu cơ cho đất.
Cùng với biện pháp canh tác mới, mô hình kết hợp sử dụng các loại bẫy bã sinh học, bẫy dính, bẫy sâu, bẫy đèn, chế phẩm sinh học… giúp ngăn chặn, tiêu diệt sâu bệnh, côn trùng gây hại vườn táo. Theo tính toán, năng suất ở vườn táo sử dụng bẫy sinh học cao hơn khoảng 5 tấn/ha so với sản xuất táo truyền thống.
Mô hình trồng cây táo trong nhà lưới của Viện Nghiên cứu Bông và Phát triển nông nghiệp Nha Hố.
Tiến sỹ Phan Công Kiên, Phó Viện trưởng Viện nghiên cứu Bông và Phát triển nông nghiệp Nha Hố cho biết, để góp phần thực hiện Đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp thích ứng với biến đổi khí hậu của tỉnh Ninh Thuận, Viện đã đẩy mạnh công tác nghiên cứu khoa học trên nhiều đối tượng cây trồng khác nhau. Đối với cây táo, Viện đã nghiên cứu, chọn tạo được nhiều giống táo chất lượng như TN05, TN01…; đồng thời nghiên cứu các kỹ thuật trồng trọt và bảo vệ thực vật mới để áp dụng vào sản xuất.
Trồng táo trong nhà lưới kết hợp biện pháp quản lý dịch hại tổng hợp là mô hình sản xuất tiên tiến có nhiều ưu điểm vượt bậc so với cách truyền thống, giúp chủ động quản lý dịch hại cũng như diễn biến thất thường của thời tiết. Viện sẽ phối hợp với các ban, ngành địa phương chuyển giao mô hình bao lưới vườn táo cũng như quy trình kỹ thuật canh tác mới cho người trồng với quy mô diện tích 20 ha.
Năm 2021, Ninh Thuận tập trung mở rộng quy mô sản xuất, nâng diện tích trồng táo lên trên 1.100 ha, sản lượng thu hoạch ước đạt khoảng 44.000 tấn. Để giúp nông dân Ninh nâng cao hiệu quả kinh tế từ cây táo, ngành nông nghiệp tỉnh đang tích cực nhân rộng diện tích bao lưới, phát triển giống mới, mở rộng vùng sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP, táo hữu cơ để nâng cao chất lượng sản phẩm.
Đồng thời, Ninh Thuận đẩy mạnh liên kết sản xuất theo chuỗi giá trị, đẩy mạnh quảng bá thương hiệu, tìm kiếm đầu ra sản phẩm táo tươi; đa dạng hóa các sản phẩm chế biển từ quả táo nhằm đáp ứng nhu cầu đa dạng của thị trường, góp phần nâng cao thu nhập cho người dân.
Ninh Thuận: Trồng cây nho lạ ghép lên gốc cây nho dại, ra trái quá trời, quả xanh lét mà ăn vừa ngọt vừa thơm
Chị Nguyễn Thị Hiền, thôn Thái An, xã Vĩnh Hải, huyện Ninh Hải (Ninh Thuận) trồng giống nho mới NH 01-26, chia sẻ: Giống nho mới thích nghi tốt với điều kiện khí hậu ở địa phương, khả năng chống chịu sâu bệnh, ra hoa và đậu quả tốt, ít bị nứt trong điều kiện mưa gió, quả chín ngọt và thơm đặc trưng .
Giống nho mới NH 01-26 được Viện Nghiên cứu Bông và Phát triển nông nghiệp Nha Hố chuyển giao cho nông dân thôn Thái An, xã Vĩnh Hải (huyện Ninh Hải, tỉnh Ninh Thuận) trồng thử nghiệm vào năm 2018.
Qua hơn 2 năm, giống nho mới lạ này đã thể hiện nhiều ưu điểm vượt trội, hơn hẳn so với các giống nho truyền thống, được nhiều hộ lựa chọn trồng và mở rộng diện tích.
Chị Nguyễn Thị Hiền ở thôn Thái An, xã Vĩnh Hải (huyện Ninh Hải, tỉnh Ninh Thuận) chăm sóc vườn nho NH 01-26 chuẩn bị thu hoạch.
Gia đình chị Nguyễn Thị Hiền là một trong 7 hộ tiên phong trồng giống nho mới lạ mang tên NH 01-26, chia sẻ: Giống nho mới thích nghi tốt với điều kiện khí hậu ở địa phương, khả năng chống chịu sâu bệnh, ra hoa và đậu quả tốt, ít bị nứt trong điều kiện mưa gió, quả chín ngọt và thơm đặc trưng.
Nhận thấy giống nho mới lạ có nhiều ưu điểm vượt trội, gia đình chị Hiền đã mở rộng diện tích từ vài chục gốc trồng thử nghiệm vào năm 2018 lên 1,2 sào hiện nay.
Hiện vườn nho NH 01-26 của gia đình chị Hiện chuẩn bị thu hoạch lứa thứ 4, với giá bán từ 100.000 đến 110.000 đồng/kg tại vườn.
Như vậy, giá bán nho NH 01-26 cao gấp 3 đến 4 lần so với giá nho đỏ trồng trước đây.
Kinh tế gia đình chị Hiền cũng ngày càng phát triển đi lên nhờ giống nho mới lạ NH 01-26
Giống nho mới NH 01-26 được Viện Nghiên cứu Bông và Phát triển nông nghiệp Nha Hố lai ghép với gốc nho dại nên thích nghi tốt với điều kiện nắng hạn của tỉnh Ninh Thuận.
Đây là giống nho có lá dày, nhiều lông nên có khả năng chống chịu với nhiều loại sâu bệnh, nhất là bệnh thán thư, mốc sương là 2 đối tượng gây hại chính trên cây nho.
Thời gian sinh trưởng của nho NH 01-26 ngắn, từ lúc trồng đến khi cho thu hoạch lứa quả đầu khoảng 9 đến 10 tháng, tùy thuộc vào điều kiện canh tác.
Giống nho mới lạ NH 01-26 có chu kỳ cho trái sớm, từ cắt cành đến thu hoạch trong vòng 3 tháng, nên 1 năm có thể canh tác được 3 vụ, năng suất đạt từ 9 đến 11 tấn/ha.
Chất lượng trái nho NH 01-26 cao nên người tiêu dùng chọn mua dù giá cao gấp nhiều lần so với nho đỏ truyền thống.
Từ 2 sào trồng thử nghiệm ban đầu, đến nay trên địa bàn xã Vĩnh Hải, huyện Ninh Hải (tỉnh Ninh Thuận) đã phát triển khoảng 1,5 ha giống nho mới NH 01-26.
Tiến sĩ Phan Công Kiên, Phó Viện trưởng, Viện Nghiên cứu Bông và Phát triển nông nghiệp Nha Hố, cho biết: Ưu điểm của giống nho mới này là khả năng ra hoa và đậu quả rất là tốt, thích hợp với mọi điều kiện thời tiết trong năm.
Kỹ thuật canh tác giống nho mới NH 01-26 cũng giống như các loại nho khác. Nhờ khả năng chống chịu sâu bệnh hại rất tốt nên lượng thuốc bảo vệ thực vật sử dụng trồng nho NH 01-26 rất ít.
Dự thảo quy định mới về cơ cấu lại thời hạn trả nợ, miễn giảm lãi, phí Ngân hàng Nhà nước vừa có dự thảo thông tư sửa đổi bổ sung một số điều của Thông tư số 01/2020/TT-NHNN ngày 13/3/2020 quy định về việc tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài cơ cấu lại thời hạn trả nợ, miễn, giảm lãi, phí, giữ nguyên nhóm nợ nhằm hỗ trợ khách hàng chịu ảnh hưởng bởi dịch...