Tăng mức bồi thường khi bị chậm, hủy chuyến bay
Từ ngày 1/7/2015, mức bồi thường ứng trước không hoàn lại trong vận chuyển hành khách bằng đường hàng không sẽ được thay đổi.
Theo đó, mức bồi thường đối với hành khách bay nội địa sẽ áp dụng theo Thông tư 14/2015/TT-BGTVT và được tăng thêm 100.000 VNĐ so với trước đây.
Cụ thể, mức bồi thường cho mỗi hành khách đối với chuyến bay nội địa như sau:
Chuyến bay có độ dài đường bay dưới 500 km: 200.000 VNĐ;
Chuyến bay có độ dài đường bay từ 500 km đến dưới 1.000 km: 300.000 VNĐ;
Chuyến bay có độ dài đường bay từ 1.000 km trở lên: 400.000 VNĐ.
Mức bồi thường cho mỗi hành khách đối với chuyến bay quốc tế như sau:
Chuyến bay có độ dài đường bay dưới 1.000 km: 25 USD;
Chuyến bay có độ dài đường bay từ 1.000 km đến dưới 2.500 km: 50 USD;
Chuyến bay có độ dài đường bay từ 2.500 km đến dưới 5.000 km: 80 USD;
Chuyến bay có độ dài đường bay từ 5.000 km trở lên: 150 USD.
Hành khách của Vietnam Airlines bị chậm chuyến
Người vận chuyển có thể bồi thường ứng trước không hoàn lại cho hành khách bằng tiền mặt; Chuyển khoản ngân hàng hoặc thông qua các dịch vụ trung gian thanh toán phù hợp khác trong trường hợp hành khách yêu cầu. Đối với phương thức này, người vận chuyển có nghĩa vụ bồi thường ứng trước không hoàn lại trong vòng 14 ngày làm việc kể từ ngày nhận được yêu cầu của hành khách;
Video đang HOT
Vé miễn cước, chứng từ bồi hoàn để sử dụng tiếp dịch vụ của người vận chuyển hoặc các dịch vụ miễn phí khác trong trường hợp hành khách chấp thuận.
Trong trường hợp hành khách không nhận được khoản bồi thường ứng trước không hoàn lại hoặc mức bồi thường ứng trước không hoàn lại chưa phù hợp với các quy định của Thông tư này, hành khách gửi văn bản đề nghị đến người vận chuyển trong thời hạn 90 ngày kể từ ngày chuyến bay dự kiến cất cánh để yêu cầu người vận chuyển thực hiện nghĩa vụ. Trong thời hạn 7 ngày kể từ ngày nhận được văn bản, người vận chuyển có nghĩa vụ trả lời bằng văn bản về việc thực hiện nghĩa vụ bồi thường ứng trước không hoàn lại theo quy định tại Thông tư này.
Hành khách có thể khởi kiện người vận chuyển về việc bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật dân sự nếu không đồng ý với quyết định của người vận chuyển
Thông tư 14 bãi bỏ Quyết định 10/2007/QĐ-BGTVT./.
Vũ Hạnh
Theo_VOV
Cần Thơ ngày ấy, bây giờ!
Những ngày này, Cần Thơ rực rỡ sắc cờ hoa, các con đường ở nội ô thành phố lung linh ánh đèn, các công trình trọng điểm hối hả về đích... Cần Thơ đang thay da đổi thịt từng ngày....
Vòng Cung - một thuở "đi dễ, khó về"!
Trong sử sách vẫn còn ghi rất rõ: Cuộc kháng chiến chống Mỹ, Cần Thơ là trung tâm đầu não vùng IV chiến thuật của địch, chỉ huy toàn vùng ĐBSCL. Từ vị trí quan trọng đó mà tháng 4/1975, sau khi bị thất bại nặng nề trên nhiều chiến trường Miền Nam, Tây Nguyên và mặt trận Sài Gòn - Gia Định, địch vẫn quyết tâm tập trung lực lượng phòng thủ tại Cần Thơ để hy vọng cứu vãn tình thế.
Ông Năm Bình đọc bản tuyên ngôn giải phóng Cần Thơ (ảnh tư liệu)
Bộ tư lệnh vùng IV chiến thuật đã điều phần lớn lực lượng về trấn thủ tại tuyến lộ Vòng Cung. Từ ngày 26/4, lực lượng của ta đã nổi dậy và tiến công đồng loạt vào các mục tiêu, đến 14 giờ 30 phút ngày 30/4/1975, ta chiếm Đài phát thanh Cần Thơ, 15 giờ bản tuyên bố giải phóng Cần Thơ của UBND cách mạng TP Cần Thơ do đồng chí Nguyễn Văn Lưu (bí danh Năm Bình) đọc, được phát trên sóng của Đài phát thanh Cần Thơ.
Giờ đây được trò chuyện với nhân chứng sống trong giờ khắc lịch sử đó, không khí hào hùng như được sống lại. Trên bàn viết của người chiến sĩ Nguyễn Văn Lưu cứ đến những ngày tháng 4 lịch sử, lại bày rất nhiều các hình ảnh, tư liệu lịch sử của những ngày 40 năm trước.
Với nụ cười hiền, ông đồng ý cho chúng tôi gọi bằng bí danh quen thuộc, một thời làm cho địch "khiếp vía". Ông Năm Bình kể lại: "Lúc 11 giờ 30 phút ngày 30/4/1975, tại thành phố Cần Thơ, sau khi sĩ quan, nha cảnh sát Hậu Giang bỏ trốn, chúng tôi đề nghị lực lượng gác khám thả tù chính trị ở khám lớn và trại giam của nha cảnh sát, gần 6.000 người được thả. Tổ nội tuyến của ta ở Trung tâm nhập ngũ số 4 (của vùng 4 chiến thuật) cũng mở cửa thả 5.000 tân binh và đào binh. Hơn 11.000 tù nhân được thả, tỏa khắp thành phố hô khẩu hiệu hoan nghênh cách mạng, kết hợp với quần chúng mang theo cờ nổi dậy làm dậy sóng cả thành phố".
Thấy khí thế hừng hực của ta, bọn địch ở các ngã Đầu Sấu, đường Tạ Thu Thâu (nay là đường Mậu Thân) bỏ chạy bỏ lại súng đạn. Ban khởi nghĩa gồm 12 người do tôi dẫn đầu đi chiếm Đài phát thanh. Vào tới Đài phát thanh, lực lượng của ta nhanh chóng hạ cờ địch, treo cờ Chính phủ cách mạng lâm thời yêu cầu quản đốc giao đài lại cho quân cách mạnh.
Ông Nguyễn Văn Lưu đã đọc lời tuyên bố giải phóng Cần Thơ trên Đài phát thanh. Đến 19 giờ 30/4, Cần Thơ hoàn toàn được giải phóng. Lời tuyên bố giải phóng Cần Thơ được phát đi phát lại trên Đài Phát thanh phủ sóng khắp vùng Tây Nam bộ đã cổ vũ đồng bào nổi dậy giành chính quyền về tay nhân dân.
Một thời, từng thước đất lộ Vòng Cung trộn máu của bao đồng chí, đồng bào. "Vòng Cung đi dễ, khó về/Đạn chen đầu đạn, bom kề hố bom" (Lâm Thao). Bây giờ, rảo bước trên tuyến lộ Vòng cung, những chứng tích ngày xưa dường như không còn, mọc lên đó là những tòa nhà kiên cố, đời sống của người dân ngày càng được nở hoa.
Trung tâm năng động
Chiến tranh đi qua, chặng đường 40 năm đất nước thống nhất không phải là dài nhưng đủ để quân dân, chính quyền và Đảng bộ TP Cần Thơ chứng kiến được những thành tựu rất đáng tự hào, đang làm thay da đổi thịt cho vùng kháng chiến xưa.
Năm 2010 cầu Cần Thơ được khánh thành nối liền giao thông ĐBSCL
Để có được sự thay đổi, sung túc đó, những năm qua TP Cần Thơ đã vượt qua khó khăn, tập trung cải cách hành chính, huy động mọi nguồn lực, hướng về cơ sở; thực hiện cơ chế một cửa liên thông, một cửa điện tử được các ngành, các cấp tập trung mở rộng trên nhiều lĩnh vực, nhiều mô hình mới. Từng bước xây dựng đội ngũ công chức, viên chức đủ về số lượng, bảo đảm về chất lượng và hiệu quả phục vụ, đặc biệt ưu tiên chuẩn hóa đội ngũ cán bộ công chức cấp xã. TP cũng chủ động kêu gọi đầu tư, xây dựng mô hình sản xuất mới trong nông nghiệp, thủy sản, cây ăn trái, mở rộng dịch vụ thương mại, tập trung cho du lịch...
Ông Lê Hùng Dũng - Chủ tịch UBND TP Cần Thơ, chia sẻ, Cần Thơ có ngày hôm nay là nhờ được thực hiện theo một lộ trình đúng hướng. Trước tiên là xây dựng cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội, đường sá, các cơ sở sản xuất, công nghiệp Cần Thơ; điển hình là 2 khu công nghiệp tại Trà Nóc trực thuộc quận Bình Thủy. Trung tâm công nghệ phần mềm Cần Thơ cũng là một trong những dự án được thành phố quan tâm đầu tư phát triển; Nhà máy nhiệt điện có công suất 200 MW, đã hòa vào lưới điện quốc gia. Hiện tại, đang xây dựng Nhà máy nhiệt điện Ô Môn có công suất giai đoạn đầu là 600 MW, sau đó sẽ được nâng cấp lên 1.200 MW...
Điểm nhấn đáng tự hào chính là cầu Cần Thơ khánh thành năm 2010 nối liền giao thông các tỉnh trong vùng ĐBSCL. Hệ thống cảng phục vụ tốt cho việc vận chuyển giao thương cho cả vùng như, cảng Trà Nóc; cảng Cần Thơ; cảng Cái Cui với hàng chục ngàn tấn, khối lượng hàng hóa thông qua cảng hàng triệu tấn mỗi năm; đường hàng không Cần Thơ có sân bay Trà Nóc, là sân bay lớn nhất khu vực ĐBSCL ...
Ông Lê Hùng Dũng - Chủ tịch UBND TP Cần Thơ cũng cho biết thêm, Tổng sản phẩm quốc nội trên địa bàn (GDP) trong năm 2014 đạt hơn 69.514 tỷ đồng, tăng hơn 12% , là mức tăng cao nhất trong 3 năm trở lại đây. Cơ cấu kinh tế của địa phương tiếp tục chuyển dịch đúng hướng. Trong cơ cấu GDP, tỷ trọng nông nghiệp, thủy sản chiếm 7,27 %; công nghiệp, xây dựng chiếm 35,79%; thương mại, dịch vụ chiếm 56,94 %...
Nhờ duy trì được mức tăng trưởng kinh tế đã góp phần cải thiện thu nhập và nâng cao mức sống của người dân. Với tổng thu ngân sách Nhà nước trên địa bàn đạt hơn 12 nghìn tỷ đồng, TP cũng là địa phương duy nhất ở ĐBSCL điều tiết ngân sách về Trung ương.
Để có được kết quả này, UBND TP đã chủ động triển khai thực hiện kịp thời, linh hoạt và có hiệu quả các giải pháp chỉ đạo, điều hành của Chính phủ, Thành ủy và HĐND TP, thực hiện tốt các mục tiêu lớn về ổn định kinh tế vĩ mô; kiềm chế lạm phát, duy trì tăng trưởng gắn với tái cơ cấu nền kinh tế và chuyển đổi mô hình tăng trưởng.
Ngoài ra, lãnh đạo TP còn sát cánh cùng doanh nghiệp, kịp thời tháo gỡ những trở ngại trong sản xuất, triển khai hỗ trợ phát triển và giải quyết kịp thời các kiến nghị, đề xuất để góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh, thúc đẩy sản xuất phù hợp với tình hình thực tiễn của các doanh nghiệp xuất khẩu.
Nhờ vậy, năm 2014, khu chế xuất và công nghiệp Cần Thơ tiếp tục thu hút thêm 5 đơn vị với tổng đầu tư đăng ký đạt 48 triệu đô-la. Nâng tổng số dự án trong các khu công nghiệp còn hiệu lực lên 214 dự án. Nhằm thu hút hơn nữa các nhà đầu tư, TP còn tổ chức xúc tiến thương mại kêu gọi đầu tư, kết nối cung cầu giữa nhà sản xuất-nhà phân phối thông qua các hoạt động hội chợ triển lãm trong và ngoài nước, đưa hàng Việt về nông thôn, quảng bá thương hiệu, tiềm năng và thế mạnh của Cần Thơ...
Năm 2014, TP thu hút 1,3 triệu lượt du khách, doanh thu đạt hơn 1 nghìn tỷ đồng, tăng 20% so với năm 2013. Các loại hình du lịch đặc trưng như: Du lịch hội nghị, du lịch sông nước-miệt vườn, du lịch sinh thái, du lịch văn hóa-lịch sử, du lịch tâm linh đang thu hút du khách; du lịch cộng đồng, lưu trú tại nhà dân đang bước đầu hình thành và phát triển mạnh. Các loại hình dịch vụ khác tiếp tục phát triển đa dạng, nhất là dịch vụ bưu chính-viễn thông, nhà hàng-khách sạn,... chất lượng ngày càng được nâng cao.
Xứng đáng là "thủ đô của miền Tây"
Không phải ngẫu nhiên mà người ta gọi Cần Thơ là Tây Đô (thủ đô của miền Tây). Vị trí "chiến lược" nằm ở trung tâm của châu thổ gắn liền với dấu mốc lịch sử đã tạo nên tầm và dáng Tây Đô!
Cần Thơ đang xây dựng đô thị văn minh xứng tầm "thủ phủ" của khu vực
Mới đây trong buổi làm việc với TP Cần Thơ, Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nhấn mạnh: Thời gian qua Cần Thơ đã phát triển nhanh, toàn diện, bước đầu phát huy được lợi thế là thành phố trung tâm của vùng, các lĩnh vực văn hóa- xã hội được quan tâm, quốc phòng an ninh được giữ vững, các loại tội phạm được kiềm chế...
Những công trình trọng điểm của TP Cần Thơ không chỉ phục vụ cho thành phố mà còn đóng vai trò quan trọng cho sự phát triển của cả vùng. Đây là những thuận lợi lớn làm bàn đạp để Cần Thơ vươn xa. Vì vậy TP Cần Thơ đã tích cực liên kết với các địa phương trong vùng kinh tế trọng điểm (Cần Thơ, Kiên Giang, An Giang và Cà Mau) để khai thác thế mạnh như: đào tạo nhân lực, du lịch, nông nghiệp, thương mại, thực hiện các công trình giao thông...
Công tác xây dựng Đảng, xây dựng hệ thống chính trị luôn được quan tâm tập trung lãnh đạo mang lại hiệu quả đáng phấn khởi, những năm gần đây đảng bộ, chính quyền các ban ngành, đoàn thể các cấp đẩy mạnh việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh, chuyển biến tích cực từ nhận thức đến hành động, gắn với thực hiện Nghị quyết Trung ương 4 (khóa XI) Qua đó, nhiều lĩnh vực, ngành của thành phố đang từng bước trở thành vai trò trung tâm, động lực thúc đẩy phát triển vùng ĐBSCL.
Về điều này Phó Thủ tướng Vũ Văn Ninh từng nhấn mạnh: TP Cần Thơ từng bước trở thành trung tâm về kinh tế-xã hội vùng ĐBSCL. Thời gian tới, TP Cần Thơ quan tâm chuyển dịch cơ cấu kinh tế, chọn theo hướng thương mại-dịch vụ, công nghiệp và nông nghiệp công nghệ cao trong vòng 5 năm tới.
Sau 40 năm giải phóng và 11 năm trực thuộc Trung ương, TP Cần Thơ đang vươn mình trỗi dậy, thực hiện trọng trách là "anh cả" trong mọi lĩnh vực, nhất là trong phát triển kinh tế, xã hội ở ĐBSCL. Dòng sông Hậu vẫn hiền hòa chở nặng phù sa mỗi mùa lũ về. Sông Hậu, lộ Vòng Cung vẫn "ôm lấy" thành phố với những dòng lịch sử hào hùng. Người Tây Đô đang nỗ lực "gạn đục, khơi trong" trong nhịp sống hối hả để hòa vào phương châm "trí tuệ-năng động-nhân ái-hào hiệp và thanh lịch".
Cần Thơ là một thành phố trung tâm vùng đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL). Vốn được mệnh danh là Tây Đô - Thủ phủ của miền Tây Nam bộ từ hơn trăm năm trước, là thành phố giải phóng sớm trong ngày 30/4/1975 được Bộ Chính trị, Chính phủ xác định là thành phố trung tâm động lực, đóng vai trò kết nối, tạo lực đẩy cho toàn vùng. Đây là một trong 5 thành phố trực thuộc trung ương. Ngày 24/6/2009, TPCT chính thức được Thủ tướng Chính phủ ra quyết định công nhận là đô thị loại 1 của Việt Nam thuộc vùng kinh tế trọng điểm của vùng ĐBSCL và là vùng kinh tế trọng điểm thứ tư của Việt Nam.
Phạm Tâm
Theo Dantri
Nạn nhân Airbus A320 sẽ được bồi thường bao nhiêu? Liên quan đến vụ máy bay Đức rơi tại Pháp khiến 150 người thiệt mạng, các chuyên gia pháp lý nhận định, hãng hàng không Germanwings có thể phải đối diện mức bồi thường cao hơn bình thường. Theo tin tức trên The Guardian, theo quy định quốc tế, thông thường, khi tai nạn xảy ra, các hãng hàng không sẽ bồi thường...