Tăng lương giáo viên chưa phải giải pháp triệt để nâng cao chất lượng giáo dục

Theo dõi VGT trên

Cần sắp xếp thang bảng lương cho phù hợp trả lương theo vị trí làm việc và công sức bỏ ra chứ không thể “cào bằng” như hiện nay.

Vài lời bàn về việc tiêu 12 ngàn tỷ đồng để đào tạo 9000 tiến sĩBốn giải pháp cứu ngành sư phạm của cô Phan TuyếtKiến nghị Quốc hội giám sát việc phát hành, phân phối sách giáo khoa

Tôi và hàng triệu giáo viên trong cả nước tất nhiên là rất vui mừng với thông tin từ chính Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Phùng Xuân Nhạ trả lời báo chí bên lề Quốc hội ngày 16/11 rằng:

Bộ trưởng hứa, đồng hành để tăng lương cho giáo viên theo Nghị quyết 29 của Trung ương, để giáo viên được hưởng thang, bậc lương cao nhất.

Dù chưa biết bao giờ lời nói của Bộ trưởng thành hiện thực nhưng phát biểu trên của Bộ trưởng cũng cho thấy sự quan tâm của Bộ trưởng dành cho hàng triệu giáo viên trong cả nước. Xin cám ơn Bộ trưởng!

Tăng lương giáo viên chưa phải giải pháp triệt để nâng cao chất lượng giáo dục - Hình 1

Hình minh họa, nguồn: VnEconomy.

Nhưng nhìn lại tôi thấy chưa an tâm lắm vì hình như Bộ trưởng có nhiều phát biểu hay cho ra đời các văn bản quy phạm pháp luật chưa thành hiện thực như:

Đầu tháng 3/2016, Bộ Giáo dục và Đào tạo ra văn bản gửi các sở về việc không ép giáo viên thi giáo viên giỏi để lấy thành tích;

Nhưng đến nay đã hơn 1,5 năm, các sở, phòng giáo dục và đào tạo vẫn giao chỉ tiêu thi giáo viên giỏi mỗi trường tối thiểu bao nhiêu giáo viên dự thi nếu không trường, giáo viên sẽ bị cắt thi đua;

Hay như Thông tư 35/2015 khi xét thi đua giáo viên bồi dưỡng học sinh đạt giải I, II, III cấp tỉnh, giáo viên đạt giáo viên giỏi sẽ được tính như sáng kiến kinh nghiệm;

Hay phát biểu của Bộ trưởng về bỏ sáng kiến kinh nghiệm;

Rồi Bộ Giáo dục và Đào tạo yêu cầu rà soát, bỏ bớt các kỳ thi nhưng đâu lại vào đấy…

Những vấn đề trên đều rất thực tế nhưng hiểu sao lại không triển khai thực hiện được, vướng mắc ở đâu?

Vì thế, phát biểu của Bộ trưởng dù rất vui tôi thấy rất “băn khoăn”.

Nhưng bản thân tôi và nhiều giáo viên khác có điều “băn khoăn” khác lớn hơn.

Đó chính là cho dù phát biểu của Bộ trưởng có thành sự thật đi chăng nữa thì liệu việc tăng lương giáo viên có làm tăng chất lượng và hiệu quả giáo dục, học sinh học tốt, trở thành người có ích cho xã hội hay không?

Tăng lương giáo viên chưa phải giải pháp triệt để nâng cao chất lượng giáo dục - Hình 2

Tăng lương giáo viên chưa phải là giải pháp triệt để giúp nâng cao chất lượng giáo dục. (Ảnh minh họa: Nhandan.com.vn)

Lương giáo viên đang cao hay thấp?

Chúng ta thường dùng cụm từ lương giáo viên thấp. Theo suy nghĩ cá nhân tôi là đúng nhưng chưa đầy đủ.

Mức lương, thang bảng lương hiện nay là không phù hợp, không tương xứng với năng lực làm việc mà chi trả lương theo t.uổi, giáo viên càng lớn t.uổi thì lương càng cao.

Lực lượng giáo viên trẻ, giáo viên mới ra trường chính là đối tượng thiệt thòi nhiều nhất, dù làm rất nhiều công việc, tham gia nhiều phong trào, nhiệt tình năng nổ, đi đầu trong đổi mới phương pháp, ứng dụng công nghệ thông tin,…nhưng mức lương lại “èo uột”, “bèo bọt”.

Một số giáo viên từ 50 t.uổi trở đi thì năng suất làm việc sụt giảm, ít tích cực, chỉ đến lớp dạy và về ít tham gia các phong trào, kỳ thi giáo viên giỏi,…nhưng mức lương lãnh tương đối “khá” vì ngoài lương, phụ cấp ưu đãi còn có phụ cấp thâm niên, chức vụ,….

Gần đây, Bộ Giáo dục và Đào tạo có văn bản gửi Bộ Nội vụ và Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội về mức lương giáo viên từ 3,2 triệu đồng đến 10 triệu đồng, theo tôi văn bản trên đúng nhưng chưa đầy đủ.

Đó chỉ là mức lương trên lý thuyết, còn thực nhận (thu nhập thực tế) của giáo viên mới ra trường thấp hơn rất nhiều.

Tôi xin phân tích cụ thể như sau, nếu giáo viên mới ra trường công tác tại trường mầm non, tiểu học theo Bộ Giáo dục và Đào tạo đưa ra mức lương khi mới nhận công tác (lương bậc 1) là 3.264.300 đồng.

Nhưng t.iền thực nhận của giáo viên trên tôi tạm tính như sau:

Video đang HOT

Giáo viên mới ra trường sẽ tập sự từ 6 tháng đến 12 tháng chỉ nhận lương 85% là 2.774.655 đồng, đóng bảo hiểm xã hội, y tế là 10,5% còn khoảng 2.483.316 đồng.

Đó là chưa kể 1% quỹ công đoàn, quỹ tương trợ tỉnh, huyện, quỹ khuyến học, t.iền báo, trừ các ngày lương để ủng hộ thiên tai, lũ lụt, mái ấm công đoàn,…mỗi tháng trên dưới 300.000 đồng.

Vậy số t.iền thực nhận của giáo viên mới ra trường thực nhận chỉ trên dưới 2.183.316 đồng, đó là chưa kể các khoản hiếu, hỉ, tang, lễ,…

Nếu giáo viên dạy hợp đồng thì còn tệ hơn rất nhiều vì không có phụ cấp ưu đãi 35% thì lương thực nhận chỉ trên dưới 1,8 triệu đồng.

Khối trung học cơ sở, trung học phổ thông giáo viên mới ra trường cũng không khá hơn là bao.

Điều bất cập là đa số giáo viên mới ra trường đều tốt nghiệp đại học sư phạm nhưng dạy mầm non, tiểu học chỉ hưởng lương trung cấp (từ hệ số 1,86), dạy trung học cơ sở hưởng lương cao đẳng (từ hệ số 2,1).

Thử hỏi với số t.iền thực nhận từ lương như trên, giáo viên mới ra trường làm sao đủ trang trải cuộc sống, chứ đừng nói gì đến khơi gợi đam mê, nhiệt huyết, yêu nghề.

Nhìn mức lương trên, có ai dám thi vào ngành sư phạm, ai sẽ dành hết tâm huyết cho việc đổi mới căn bản và toàn diện ngành giáo dục mà Đảng và nhà nước đang triển khai rất quyết liệt?

Tăng lương giáo viên sẽ tăng chất lượng là mệnh đề sai

Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ có nêu thông tin khi tăng lương kèm với tăng năng suất, chất lượng và hiệu quả giáo dục.

Bản thân tôi cho rằng điều trên là chưa đúng bản chất của giáo dục.

Tôi nhớ lại rất rõ thời tôi còn ngồi học trong trường phổ thông cách đây khoảng hơn 20 năm trở về trước, đời sống giáo viên, lương bổng, chế độ rất thấp.

Có nhiều giáo viên đi xa hàng chục cây số trên những chiếc xe đạp “cà tàng”, có khi xe trở chứng hỏng bánh xe phải dắt bộ, hay tuột xích, giáo viên đến lớp trễ mồ hôi nhễ nhại, tay chân dính đầy dầu nhớt.

Nhiều giáo viên mặc những bộ đồ cũ kỹ, nhàu nát mà nhiều đồng nghiệp vẫn thường đùa với nhau “đi dạy có đem theo ti vi phía sau lưng” – là những mảnh vá trên những tấm áo.

Giáo viên có khi phải ăn bo bo để sống và đi dạy,…

Nhưng khi đã đến lớp mỗi lời nói, mỗi cử chỉ, hành động, mỗi nhân cách mỗi bài dạy của giáo viên đều là những bài học quý giá về kiến thức, đạo đức và nhân cách sống,… bằng những tấm lòng chân thành, những tình cảm yêu thương dành cho học sinh.

Tất cả giáo viên đứng lớp đều là những tấm gương sáng về đạo đức, nhân cách để mọi học sinh noi theo.

Giáo viên nghèo cứ nghèo, khổ vẫn khổ nhưng vẫn dạy hết mình và dành hết tâm huyết cho giáo dục mà không hề kêu ca, than vãn hay đòi hỏi mình nhận được gì mà chỉ muốn cho đi nhân cách, đạo đức, kiến thức của mình.

Nhưng chất lượng học tập học sinh vẫn rất tốt, học sinh ngoan, hiền, lề phép, kính trọng thầy cô, người lớn t.uổi.

Thế hệ trên hình ảnh người thầy dù khó khăn, lam lũ nhưng rất chuẩn mực, đạo đức chứ không có những hình ảnh lệch lạc, méo mó của một số giáo viên như hiện nay, rất nhiều học sinh trong giai đoạn trên thành công cả trong kinh tế lẫn chính trị,…

Biết đất nước còn nghèo, nhiều gia đình còn nhiều khó khăn nên đa số giáo viên đến trường dạy bằng cái tâm, mong ước điều tốt đẹp cho học sinh mà không bao giờ “than vãn” về lương bổng, chế độ, chỉ mong hàng ngày được đến trường để dạy cho các em mà không mong nhận lại gì.

Nhiều học sinh khó khăn không theo kịp bài trên lớp, giáo viên gọi vào trường dạy thêm kiến thức cho học sinh mà không nhận một đồng thù lao nào từ học sinh.

Chính những hình ảnh cao quý, đạo đức, những bài học quý giá đó là mục tiêu là động lực thôi thúc tôi đến với nghề giáo.

Tôi luôn tâm niệm phải luôn cố gắng hết sức mình để không phụ những tấm lòng các thầy cô đã dạy cho mình, bằng cách luôn cố gắng dạy tốt.

Dạy là cho không phải nhận

Hiện nay, cơm, áo, gạo, t.iền trở thành mục tiêu của mỗi con người trong công việc.

Nó ăn sâu vào tiềm thức của một bộ phận giáo viên là phải kiếm nhiều t.iền để trang trải cuộc sống.

Giáo viên không xem việc mình dạy cái gì cho học sinh là chính mà chuyển sang tư duy mình nhận được cái gì là chính.

Giáo viên chỉ mong có thu nhập càng cao càng tốt mà không hỏi thu nhập có xứng đáng với công sức của mình hay không.

Một số giáo viên có tư tưởng đi dạy là nhận lương, nên luôn muốn mức lương cao, càng cao càng tốt.

Nên thu nhập có cao bao nhiêu đi chăng nữa đối với một số giáo viên vẫn là không đủ.

Do đó giai đoạn hiện nay việc tăng lương cho giáo viên nếu có cho dù có tăng cao bao nhiêu đi chăng nữa cũng sẽ khó tăng chất lượng giáo dục.

Bởi vì giáo viên có tư tưởng nhận là chính, dạy là phụ, lòng tham vô đáy nên nếu tăng gấp 2 thậm chí gấp 3 lần đi chăng nữa mà không thay đổi quan niệm, tư duy cũng không tăng chất lượng giáo dục.

Nhiều giáo viên, không lo dạy thực chất, yêu thương học chỉ kêu ca lương bổng, chế độ, đòi hỏi quyền lợi mà xao nhãng công việc chính của mình.

Nhiều giáo viên ai cũng nói mức lương cao thì cần gì làm thêm, dạy thêm để ảnh hưởng uy tín, chất lượng,… nhưng khi lương có cao họ vẫn dạy thêm.

Tôi xin dẫn chứng nếu giáo viên công tác từ trên 30 năm với mức lương trung bình trên 10 triệu/tháng cũng gọi là có thu nhập khá;

Hay những giáo viên công tác tại vùng khó khăn có 70% phụ cấp ưu đãi, 70% phụ cấp thu hút, phụ cấp lâu năm,… nhận từ 7 đến 20 triệu/tháng nhưng đâu có ai bỏ dạy thêm để dạy học thực chất;

Hay khi mức lương nhận khá cao nhưng chất lượng làm việc của những giáo viên đó tôi thấy không thay đổi nên mệnh đề tăng lương để tăng chất lượng và hiệu quả giáo dục tôi thấy là sai!?!

Giải pháp…

Tăng lương là công việc nên làm nhất là đối với giáo viên mới ra trường bên cạnh đó sắp xếp thang bảng lương cho phù hợp trả lương theo vị trí làm việc và công sức bỏ ra chứ không thể “cào bằng” như hiện nay, cứ công tác lâu năm là lương cao.

Quốc hội vừa thông qua chủ trương tăng lương mức lương cơ sở từ 1.300.000 đồng lên 1.390.000 đồng.

Trong giai đoạn kinh tế đất nước còn nhiều khó khăn, tôi nghĩ đó cũng là sự cố gắng của Chính phủ, các cấp lãnh đạo.

Nhưng nếu tăng như trên, đối tượng tăng cao nhất vẫn tập trung vào đối tượng lớn t.uổi, chứ giáo viên mới ra trường thật ra không tăng bao nhiêu, chưa đủ bù vào các khoản hao hụt, thất thu hay tăng giá.

Dù cho bất kỳ hoàn cảnh nào, giai đoạn nào cũng dạy học sinh bằng tất cả tình thương yêu.

Giáo viên phải được quán triệt tư duy dạy là cho không phải nhận.

Nhiệm vụ giáo viên là dạy những điều tốt đẹp cho học sinh, bớt kêu ca, than vãn, hay đòi quyền lợi, tư lợi cho bản thân.

Luôn khắc phục khó khăn hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình, xứng đáng với thiên chức làm thầy.

Bên cạnh đó, Bộ Giáo dục và Đào tạo cũng nên “cởi trói” cho giáo dục giảm bớt các thành tích, bỏ bớt các hội thi, phong trào,…

Bộ Giáo dục phải kiên quyết loại khỏi ngành các “con sâu” trong ngành giáo dục như vi phạm pháp luật, vi phạm đạo đức, vi phạm dạy thêm học thêm, vi phạm về những điều giáo viên không được làm.

Chỉ khi tư duy, tinh thần, thái độ giáo viên được thông suốt, không còn những hình ảnh méo mó về giáo viên, khi đó đến lớp dạy bằng cái tâm, dạy hết mình, dạy thực chất thì chắc chắn chất lượng, hiệu quả giáo dục sẽ tăng.

Theo GDVN

Nói không với “chạy biên chế”, được không?

Vì sao, thay vì tìm mọi cách "chạy biên chế" chính chúng ta không nỗ lực hoàn thiện kiến thức, năng lực sư phạm để thi tuyển một cách đường hoàng?

Suy nghĩ muốn có công việc tốt phải "chạy" thật sự đã ăn sâu vào trong tiềm thức của nhiều người, từ người già đến người trẻ, từ thế hệ này sang thế hệ khác.

Nói đúng hơn, chính suy nghĩ này đã thui chột nhiều người giỏi thật sự, khiến họ bị gạt ra khỏi những môi trường tốt để phát triển và cống hiến.

Thực trạng này đã và đang diễn ra phổ biến và họ vẫn thường ví von đây là cơ chế "không nói ai cũng biết".

Nếu muốn loại bỏ tư tưởng này trong nhận thức của nhiều người, thì đó là cả một vấn đề cần nhiều thời gian và sự thay đổi toàn diện.

Nói không với chạy biên chế, được không? - Hình 1

Nói không với chạy biên chế có được không (Ảnh minh họa: laodong.vn).

Đọc xong bài viết "Tại sao giáo viên cứ phải cắm đầu &'chạy' vào biên chế?", tôi cảm thấy e ngại và có phần lo lắng cho chất lượng giáo dục của những "thầy cô tương lai" này.

Vì sao, thay vì tìm mọi cách "chạy biên chế" chính chúng ta không nỗ lực hoàn thiện kiến thức, năng lực sư phạm để thi tuyển một cách đường hoàng? Và đây là câu chuyện của chính tôi:

Vào năm 2013, tôi tốt nghiệp ngành Sư phạm Ngữ văn với tấm bằng thủ khoa trong tay. Cùng lúc đó có đợt thi tuyển viên chức giáo dục của một thành phố lớn tại Khánh Hòa, tôi đăng kí dự thi với sự háo hức nhưng cũng đầy nỗi lo toan.

Vì các anh chị khóa trước đều bảo: "Nếu một sinh viên mới tốt nghiệp ra trường muốn đi dạy tại một thành phố lớn thì phải chi thật mạnh tay mới mong chen chân được".

Khi ấy, bản thân gia đình thuộc hộ cận nghèo của phường, chi phí ăn học, đi lại vốn gặp nhiều khó khăn, huống chi là phải "chạy" việc để vào biên chế. Nhưng nhờ sự động viên của gia đình và thầy cô, tôi vẫn mạnh dạn nộp hồ sơ để dự thi.

Quy định của đợt thi viên chức năm đó gồm hai mục điểm: điểm học tập nhân 2 và điểm thi thực hành cũng nhân 2. Điểm thi thực hành với thang điểm 100, 85% điểm ở phần thi soạn giáo án, 15% điểm còn lại ở phần thi vấn đáp.

So với các thí sinh khác, tôi có lợi thế về điểm tốt nghiệp do là thủ khoa nên quy đổi bảng điểm học tập tôi được xếp đứng đầu. Nhưng điểm thi thực hành sẽ có yếu tố quyết định "người đỗ kẻ trượt".

Đề thi soạn giáo án rơi đúng vào bài tiếng Việt lớp 7, vốn là phần sở trường, tôi tự tin soạn giảng giáo án theo đúng 5 bước lên lớp; tích hợp kiến thức rõ ràng và thể hiện tốt các phương pháp dạy phân môn tiếng Việt.

Giáo án dù tốt đến đâu cũng cần phải có kĩ năng vấn đáp trôi chảy. Nhờ sự bình tĩnh và nắm chắc phương pháp, tôi cũng đã vượt qua "ải" vấn đáp trực tiếp trước ban giám khảo với điểm số tuyệt đối 15/15 điểm.

Khi Phòng giáo dục và đào tạo công bố bảng điểm và danh sách thí sinh đỗ trong kì thi viên chức, tôi gần như vỡ òa cảm xúc khi tên mình xếp thứ 2, vị trí á khoa trong số những người đỗ.

Có thể vị trí thứ nhất luôn là niềm ao ước của nhiều người. Nhưng riêng tôi, bằng năng lực thực sự của mình, vị trí thứ 2 đã là "món quà" tuyệt vời, ngoài sức tưởng tượng.

Tính từ lúc nhận nhiệm sở về trường đến nay đã gần 5 năm giảng dạy, tôi đã có trong tay danh hiệu giáo viên giỏi; hướng dẫn học sinh giỏi thành phố/tỉnh; hướng dẫn học sinh đã giải Cuộc thi viết thư UPU quốc gia...

Ngẫm nghĩ lại thì số phận vẫn luôn dành cho những người giỏi thật sự một "con đường riêng" để họ chiếm lĩnh và thể hiện đúng khả năng của mình. Nhưng quan trọng họ phải biết nắm bắt và tận dụng cơ hội có "một không hai" này.

Liệu rằng có những trường hợp như tôi sẽ xảy ra nữa hay không? Tôi tin là có "nếu cương quyết nói không với các loại "chạy".

Để không xảy ra những tình trạng "chạy cửa sau", "chạy điểm"... thì mỗi bạn thí sinh khi tham gia bất cứ một kì thi tuyển dụng nào, hãy sẵn sàng nói không với tiêu cực. Không có người "chạy" thì sẽ không có người "ăn".

Khi đó tất cả thí sinh sẽ được kiểm tra, đ.ánh giá một cách công bằng và công tâm. Năng lực mới chính là thứ quyết định chứ không phải t.iền bạc hay những mối quan hệ ngoài luồng.

Ngay cả bản thân những thí sinh nắm trong tay những bằng cấp loại ưu, loại giỏi cũng không nên "ảo tưởng" về chính khả năng của mình. Có thể bạn học giỏi nhưng khi vào thực tế bạn sẽ lúng túng và sai lầm.

Từ kiến thức đến thực tiễn luôn có một khoảng cách nhất định. Nắm kiến thức thật vững, vận dụng nhịp nhàng và biết bổ sung những điều còn thiếu sót của bản thân. Đó sẽ là một phương châm làm việc cho những bạn muốn giỏi hơn nữa.

Cần có một cơ chế thi cử minh bạch

Điều này lại không nằm trong khả năng của các thí sinh mà chính những người quản lí phải thể hiện được vai trò "cầm cân nảy mực" của mình. Phải biết đề cao tư tưởng thi cử để chọn người tài chứ không phải lựa người nhà.

Sau mỗi cuộc thi cần công bố điểm cụ thể ở từng phần thi của mỗi thí sinh, để mỗi người tự so sánh, chứ không phải là cầm trên tay quyết định trúng tuyển hay không trúng tuyển một cách mập mờ, thiếu minh bạch.

Đối với một số lĩnh vực như giáo dục, y tế, hành chính sự nghiệp... thì nên cho phép người dự thi được ngồi dự phần thi của những bạn khác, chứ không chỉ riêng sự đ.ánh giá của ban giám khảo.

Làm được thế, tự khắc năng lực và trình độ của mỗi người sẽ được "phơi bày" một cách công khai. Đỗ hay trượt sẽ rõ ràng hơn.

Làm đúng chuyên ngành được đào tạo; thi tuyển một cách công bằng; thể hiện đúng khả năng thật sự...đó luôn là niềm mong mỏi của hàng trăm ngàn sinh viên đã và đang cầm trên tay tấm bằng đại học, cao đẳng sau khi tốt nghiệp ra trường.

Đừng để sau những cuộc "chạy đua ngầm", những người giỏi không được trọng dụng, còn những kẻ "kém tài" lại được cân nhắc lên những vị trí cao.

Bất công lắm thay!

Theo GDVN

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tin đang nóng

Người tố Nam Thư giật chồng đăng clip 6 phút: Run rẩy khi đọc tin nhắn, con trai kể 1 chi tiết g.ây s.ốc
07:02:53 07/07/2024
Nam Thư để lộ bằng chứng liên quan đến người đàn ông trong drama giật chồng?
06:35:55 07/07/2024
Xôn xao loạt tin nhắn mẹ chồng hăm dọa con dâu vì "bóc phốt" chồng ngoại tình trên MXH
06:24:31 07/07/2024
Thúy Ngân kể hậu trường cảnh gào khóc gây chú ý trên màn ảnh Việt
06:15:22 07/07/2024
Clip hot: Son Ye Jin lần đầu tiết lộ lý do phải lòng Hyun Bin
06:19:21 07/07/2024
Ly hôn nửa năm, tôi c.hết sững thấy vợ cũ đẫy đà trong chiếc váy ngắn, nghe em nói một câu mà tôi cả đêm thức trắng
09:35:29 07/07/2024
Mỹ nam là "báu vật của showbiz" về quê chăn vịt
06:31:37 07/07/2024
Loạt khoảnh khắc Hiền Hồ trên sân pickleball: Visual nổi bật nhưng không thấy nụ cười, thi đấu quyết tâm nhưng thành tích "sấp mặt"!
07:45:43 07/07/2024

Tin mới nhất

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

13:01:46 21/12/2022
Việc Hà Tĩnh công nhận học sinh (HS) giỏi cấp tỉnh với HS có điểm IELTS cao đang được dư luận quan tâm. Nhiều giáo viên phổ thông và giảng viên dạy Ngoại ngữ thể hiện băn khoăn trước việc này

Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

12:01:38 21/12/2022
Tiếp tục chương trình giám sát chuyên đề Việc thực hiện Nghị quyết số 88/2014/QH13 và Nghị quyết số 51/2017/QH14 của Quốc hội về đổi mới chương trình, SGK giáo dục phổ thông trên địa bàn tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu , sáng 20/12, Đoàn Đại biểu ...

Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

11:01:38 21/12/2022
Theo thông báo mới của Bộ GD&ĐT chứng chỉ tiếng Trung (HSK) đã được cấp phép tổ chức duy nhất tại ĐH Thành Đông (Hải Dương)

Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

10:45:40 21/12/2022
Trường ĐH Tôn Đức Thắng (TP.HCM) đang làm rõ trách nhiệm việc cơ sở ở Bảo Lộc đăng trên fanpage banner tìm hiểu truyền thống ngày 22/12 nhưng in hình lính Mỹ

Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

10:36:43 21/12/2022
Lịch nghỉ tết của học sinh Hà Nội thiết kế theo quy định của Nhà nước. Nếu cho nghỉ thêm, hàng nghìn học sinh mầm non, tiểu học không ai trông nom vì bố mẹ vẫn phải đi làm

Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

10:01:37 21/12/2022
Năm 2023 Trường ĐH Kiên Giang tuyển sinh 22 ngành, trong đó có 2 ngành mới, dự kiến 1.675 chỉ tiêu. Trường ĐH Kiên Giang vừa tổ chức Hội nghị Tổng kết công tác tuyển sinh năm 2022 và đề ra các giải pháp, phương hướng để nâng cao hiệu qu...

Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

08:06:29 21/12/2022
Cùng với các ngành đào tạo khác, trong những năm qua, Trường Đại học (ĐH) Hồng Đức không ngừng đổi mới công tác quản lý, xây dựng và hoàn thiện nội dung chương trình đào tạo ngành giáo dục mầm non (GDMN) với mục tiêu đào tạo những giáo ...

Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

07:59:41 21/12/2022
UBND tỉnh Hà Giang quyết định cho học sinh trên toàn tỉnh bắt đầu nghỉ học từ ngày 18/1 đến hết ngày 29/1/2023. Ngày 19/12, Chủ tịch UBND tỉnh ban hành Quyết định số 2341/QĐ-UBND về việc cho trẻ mầm non, học sinh, sinh viên các cơ sở gi...

Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

07:59:05 21/12/2022
Ngày 20/12, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội tổ chức tổng kết hội thi giáo viên dạy giỏi thành phố cấp Trung học cơ sở năm học 2022-2023

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

07:58:36 21/12/2022
Chiều ngày 20.12, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân đã công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023. Theo đó, nhà trường tuyển sinh 60 mã ngành/chương trình với 6200 chỉ tiêu đại học chính quy

Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

07:57:38 21/12/2022
Năm 2023, Trường đại học Kinh tế Quốc dân giữ nguyên 4 phương thức tuyển sinh và có sự thay đổi về chỉ tiêu mỗi phương thức để phù hợp tình hình thực tế

Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi

07:56:12 21/12/2022
Một kỳ thi học sinh giỏi được tổ chức tốn rất nhiều công sức, tâm huyết của nhiều nhà giáo, học sinh và tốn kém t.iền bạc nhưng cũng là một hoạt động khuyến tài quan trọng của giáo dục địa phương. Vậy nên cấp tổ chức cần cẩn trọng trong ...

Có thể bạn quan tâm

Thác Krông Kmar (Đăk Lăk) êm ả giữa đại ngàn xanh thẩm

Du lịch

11:56:04 07/07/2024
Từ trung tâm huyện Krông Bông ngược về phía dãy Cư Yang Sin khoảng 3 cây số, bạn sẽ gặp một thắng cảnh đẹp của Đăk Lăk đó là thác Krông Kmar.

Nhận miễn phí ngay game siêu chất lượng, đồ họa quá đẹp, giá ban đầu lên tới gần 200.000

Mọt game

11:43:18 07/07/2024
Những món quà tặng miễn phí trên Epic Games Store đã dần trở thành thói quen đối với tất cả các game thủ, và đây cũng là điều mà nền tảng này hướng tới ngay từ khi ra mắt vào năm 2019.

Rộ clip Nam Thư giật chồng, bị "bắt ghen" giữa phố đến "ăn" 50 cái tát bầm dập

Sao việt

11:10:28 07/07/2024
Giữa lúc tin đồn giật chồng còn đang lan truyền rần rần những ngày qua thì trên mạng xã hội bất ngờ xuất hiện đoạn clip Nam Thư bị chính thất tát 50 cái gây xôn xao và được dân tình chú ý.

Mặc quần áo cao cấp vào mùa hè thế nào?

Thời trang

11:10:00 07/07/2024
Mùa hè là thời điểm lý tưởng để bạn diện những trang phục cao cấp, thể hiện phong cách thời trang sành điệu và cá tính. Tuy nhiên, để mặc đồ cao cấp vào mùa hè một cách thanh lịch, thoải mái và tỏa sáng, bạn cần lưu ý một số điều sau đâ...

'Hệ tư tưởng' Bích Phương chỉ thích nằm dạo này sắc vóc 'slay' hết chỗ chê

Làm đẹp

11:09:56 07/07/2024
Bích Phương nhiều lần tự nhận mình là người lười nhất Việt Nam, chỉ thích nằm và ít khi ra ngoài. Vậy làm thế nào để cô giữ được vóc dáng chuẩn nét khiến vạn người mê như vậy?

Chủ trương chính của Tổng thống đắc cử Iran

Thế giới

11:05:23 07/07/2024
Ông cũng chỉ trích các yêu cầu nghiêm ngặt về khăn trùm đầu đối với phụ nữ và vận động bỏ phiếu cho các vị trí thuộc tầng lớp trung lưu. Ông Pezeshkian nói rằng ông phản đối việc kiểm duyệt internet.

T.rúng s.ố độc đắc đúng ngày 7/7/2024, 3 con giáp phát tài rực rỡ, t.iền bạc không lúc nào cạn

Trắc nghiệm

10:58:52 07/07/2024
3 con giáp rũ bùn đứng dậy sáng loà , sự nghiệp phát tài rực rỡ, t.iền bạc không lúc nào cạn. Người t.uổi Dần sẽ có vận may bùng nổ, buôn may bán đắt và cầu được ước thấy

Chị vợ khóc nấc tung clip 6 phút vạch trần Nam Thư, xé lòng câu nói của con trai

Netizen

10:44:18 07/07/2024
Drama Nam Thư bị tố giật chồng đang là đề tài nóng được cư dân mạng vô cùng quan tâm. Dù chính chủ đã lên tiếng phủ nhận, tuyên bố đang bị vu khống, nhưng bên phía người phốt, cụ thể là chị vợ vẫn chưa chịu ngưng, cô đăng clip vạch trần...

Trước lúc qua đời, em dâu để lại cho tôi nửa tỷ và dặn dò một việc khiến vợ chồng tôi rơi vào tình cảnh bị quấy rối liên tục

Góc tâm tình

10:42:03 07/07/2024
Ngày em gọi điện về thông báo kết quả, cả nhà tôi ai nấy đều bàng hoàng và thương em lắm. Tôi lấy chồng được 8 năm nay. Gia đình chồng có hai anh em, chồng tôi là cả.

Diva Hồng Nhung khoe cách giấu ổ điện trong penthouse 450m2, gợi nhớ cách giấu đồ trong nhà tài tình của một MC VTV

Sáng tạo

10:42:00 07/07/2024
Kể từ khi có cơ ngơi mới là penthouse tại TP.HCM, Hồng Nhung liên tục chia sẻ đầy hào hứng về những cách chăm sóc, trang hoàng nhà cửa. Cô Bống còn khoe bí kíp che giấu ổ điện tài tình

Vụ tai nạn lao động ở Bình Dương: Xác định nguyên nhân ban đầu

Tin nổi bật

10:31:19 07/07/2024
Bồn phía trên có chiều ngang 3m, dài 6m, cao 5m. Nóc bồn chứa bột gỗ có 1 đường ống dẫn dùng để chứa bụi gỗ, thông từ phía trong nhà xưởng sản xuất ra bên ngoài và đưa lên hệ thống xử lý trên bồn.