Tăng lương giáo viên chính là thể chế hóa quan điểm của Đảng
Đồng tình với đề xuất lương giáo viên phải được xếp cao nhất trong thang bảng lương hành chính sự nghiệp, Đại biểu Quốc hội tỉnh Trà Vinh Tăng Thị Ngọc Mai cho rằng, Bộ GD&ĐT phải quyết liệt làm việc và phải có giải pháp chắc chắn, đủ mạnh để thuyết phục được Quốc hội.
Tăng lương giáo viên chính là thể chế hóa quan điểm của Đảng. Ảnh: Minh Phong
Theo Đại biểu Tăng Thị Ngọc Mai, đề xuất lương của nhà giáo được xếp cao nhất trong hệ thống thang bậc lương hành chính sự nghiệp của Bộ GD&ĐT là hợp lý và phù hợp với mục tiêu phát triển giáo dục.
Tuy nhiên, đi kèm với việc tăng lương thì cần phải có một loạt chính sách đồng bộ như: Chính sách tinh giản biên chế trong ngành Giáo dục như thế nào, chính sách thu hút và giữ người tài vào ngành ra sao và cơ chế loại bỏ những người không đủ phẩm chất và năng lực yếu kém… Đặc biệt là phải nâng cao chất lượng giáo dục, hiệu quả giảng dạy của giáo viên.
Với nội dung đề xuất không thu học phí đối với học sinh THCS, tôi cũng đồng tình bởi hiện nay chúng ta đang thực hiện chính sách phổ cập giáo dục và nếu vẫn thu học phí đối với bậc học này thì sẽ mâu thuẫn chủ trương, chính phổ cập của nhà nước.
Nếu như theo cảm tính, thu nhập bình quân đầu người có tăng, nhưng số lượng người nghèo và đội ngũ công nhân vẫn rất đông. Và đến một độ nào đó, những công nhân này sẽ phải đối diện với nguy cơ không còn việc làm. Khi đó khó khăn sẽ đến với gia đình họ và nếu họ vẫn phải đóng tiền học phí cho con em mình thì khó khăn sẽ lại tăng lên.
Video đang HOT
Vì thế, việc miễn học phí cho học sinh THCS là phù hợp với thực tiễn. Tuy nhiên, chúng ta vẫn phải có những đánh giá tác động từ chính sách này để có cơ sở khách quan khi bảo vệ quan điểm.
Tại Khoản 6, Mục III, phần B, Nghị quyết số 29-NQ/TW của Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa XI về đổi mới căn bản, toàn diện GD-ĐT, nêu rõ: “Lương của nhà giáo được xếp cao nhất trong hệ thống thang bậc lương hành chính sự nghiệp”. Vì vậy, cần phải có cơ chế, chính sách tháo gỡ vấn đề này và cần thể chế hóa quan điểm của Đảng trong Nghị quyết số 29-NQ/TW vào Luật giáo dục.
Theo Giaoducthoidai.vn
GS.VS Đào Trọng Thi: Thang bảng lương của giáo viên phải đặc thù
Đồng tình với đề xuất: Lương giáo viên phải được xếp cao nhất trong thang bảng lương hành chính sự nghiệp; GS.VS Đào Trọng Thi - nguyên Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội - cho rằng, đề xuất lần này rất khả thi vì Nghị quyết của Đảng đã nói từ lâu, nhắc đi nhắc lại nhiều lần. Sau đó Nghị quyết 29 cũng đã nhắc lại nhưng đến nay vẫn chưa thực hiện được.
ảnh minh họa
Tăng lương cho giáo viên là cần thiết
Theo GS.VS Đào Trọng Thi, từ Nghị quyết Trung ương VIII, khóa II năm 1996 đã nhắc đến mức lương của giáo viên cao nhất trong bảng lương hành chính sự nghiệp. Nhưng đến nay, sau hơn 20 năm chúng ta vẫn chưa thực hiện được và mới thực hiện được một số phụ cấp nghề nghiệp như: Phụ cấp giảng dạy và phụ cấp thâm niên.
Tuy nhiên, phụ cấp khác hẳn với lương. Bởi lương có tính chất ổn định, cố định để đảm bảo đời sống cho giáo viên và cũng làm cho giáo viên cảm thấy niềm tự hào về công việc mình đang làm. Bởi vậy tăng lương cho giáo viên là cần thiết.
"Không chỉ xếp lương ở bậc cao nhất trong thang bảng lương sự nghiệp hành chính, tôi đề xuất: Thang bảng lương của giáo viên phải là thang bảng lương đặc thù. Bởi nhà giáo là một nghề đặc thù nên thang bảng lương của họ phải đặc thù. Không thể mang thang bảng lương của anh chuyên viên đặt vào bảng lương của giáo viên" - GS.VS Đào Trọng Thi nhấn mạnh.
GS.VS Đào Trọng Thi - phân tích: Khác với các ngành nghề khác chỉ cần một trình độ, nhà giáo phải có nhiều trình độ khác nhau tương ứng với từng bậc học.
Chẳng hạn: Mầm non và tiểu học chỉ cần trình độ từ trung cấp trở lên nhưng lên đến THCS phải có trình độ từ cao đẳng trở lên; đến THPT thì phải có trình độ đại học trở lên... Thậm chí ở bậc đại học thì nhà giáo phải có trình độ tiến sỹ, PGS hoặc GS...
Do đó nếu mình mang thang bảng lương của chuyên viên hành chính mà áp vào bảng lương của giáo viên thì không phù hợp với tính chất đặc thù của nghề giáo.
GS.VS Đào Trọng Thi: Đề xuất tăng lương cho giáo viên lần này là khả thi nếu như có quyết tâm
Tăng lương giáo viên phải được thể chế hóa bằng luật
"Đề xuất tăng lương cho giáo viên lần này là khả thi nếu như có quyết tâm. Vì Nghị quyết của Đảng đã nói từ lâu, nhắc đi nhắc lại nhiều lần. Nghị quyết 29 cũng đã nhắc lại nhưng vẫn chưa thực hiện được. Vậy thì bây giờ còn cái gì không thực hiện nữa nào" - GS.VS Đào Trọng Thi nêu vấn đề.
Cũng theo GS.VS Đào Trọng Thi, đúng là Nghị quyết của Đảng chưa có giá trị pháp lý. Vì vậy điều này phải được thể chế hóa bằng luật và khi đó chính phủ phải thực hiện. Luật đã đưa ra là phải thực hiện và làm được điều này cũng là một bước tiến mang tính cách mạng. Vì đây là ý chí quyết tâm của Đảng, của nhân dân.
"Lao động của nhà giáo không thêm đo đếm bằng số lượng. Sản phẩm của giáo dục không phải là số lượng. Không phải tôi đào tạo ra nhiều học sinh mà tôi đào tạo học sinh có chất lượng. Mà chất lượng ấy đòi hỏi sự tự giác của giáo viên.
Điều này đã khác hẳn với các ngành nghề khác. Chất lượng của sản phẩm khác nó là tiêu chuẩn, anh sản xuất một cái bát là chất lượng như nhau đúng tiêu chuẩn.
Nhưng giáo dục không thế; giáo dục không có chuyện sản xuất một loạt học sinh có chất lượng như nhau mà em nào có khả năng thì sẽ có chất lượng tốt hơn" - GS.VS Đào Trọng Thi nêu quan điểm.
Theo Giaoducthoidai.vn
Nhìn thẳng vào việc tăng lương giáo viên Bộ GD-ĐT đang đưa ra đề xuất lương của nhà giáo sẽ xếp cao nhất trong hệ thống bậc lương hành chính sự nghiệp. Thế nhưng, điều cần làm là nhìn thẳng vào xem lương giáo viên hiện nay "thấp" ở nhóm đối tượng nào. Giáo viên phải chờ thời gian rất dài để được tăng lương nên ngành giáo dục rất khó...