Tăng lương để ngăn giáo viên dạy thêm chẳng khác nào đánh đố Nhà nước
Vấn nạn dạy thêm – học thêm tràn lan đã được đưa ra bàn luận cách đây hơn 20 năm, ấy thế mà đến nay đây vẫn là câu chuyện nóng từ năm học này qua năm học khác.
Những ngày gần đây, câu chuyện “dạy thêm, học thêm” lại gây xôn xao dư luận khi có ý kiến cho rằng, tăng lương giáo viên 20 triệu đồng/tháng, có lẽ chẳng giáo viên nào dạy thêm. Tuy nhiên theo nhiều chuyên gia, khát vọng trong cuộc sống của mỗi người đều rất cao, do đó kể cả tăng lương lên 20 triệu đồng/ tháng thì họ vẫn tìm cách để tăng thu nhập.
Chia sẻ với Tạp chí điện tử Giáo dục Việt Nam, thầy Nguyễn Xuân Khang – Hiệu trưởng trường Marie Curie, Hà Nội cho rằng, vấn đề dạy thêm – học thêm đã được đưa ra bàn luận từ rất nhiều năm rồi bởi tại Nghị quyết Hội nghị lần thứ hai Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khoá VIII) về định hướng chiến lược phát triển giáo dục – đào tạo trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá và nhiệm vụ đến năm 2000 đã nêu ra một trong những thực trạng của giáo dục – đào tạo là:
“- Những biểu hiện tiêu cực, thiếu kỷ cương trong giáo dục đang có chiều hướng gia tng: dạy thêm và học thêm tràn lan, tốn nhiều thời gian và tiền bạc của học sinh, ảnh hưởng xấu đến sự phát triển toàn diện của học sinh và quan hệ thầy trò…. ”
Như vậy có thể thấy, vấn nạn dạy thêm – học thêm tràn lan đã được đưa ra bàn luận cách đây hơn 20 năm, ấy thế mà đến nay đây vẫn là câu chuyện nóng từ năm học này qua năm học khác.
Thầy Nguyễn Xuân Khang – Hiệu trưởng trường Marie Curie, Hà Nội (Ảnh: Thùy Linh)
Video đang HOT
Trở lại với vấn đề tăng lương giáo viên lên mức cao thì sẽ ngăn chặn được tình trạng dạy thêm thì thầy Nguyễn Xuân Khang cho rằng: “Đó là yếu tố tích cực nhưng không phải lý do duy nhất”.
Để ngăn chặn dạy thêm mà giải quyết bằng cách tăng lương thì nhà nước không thể làm nổi bởi cùng lúc ngân sách không thể tăng lương cho thầy cô cả nước. “Ví dụ, giờ lương thầy cô đang 7 triệu đồng/ tháng, giờ nhà nước lấy đâu ra tiền để tăng lên 20 triệu đồng/ tháng, như vậy chẳng khác nào đánh đố nhà nước”, thầy Khang nói.
Phải thừa nhận rằng, các văn bản quản lý hoạt động dạy thêm, học thêm đã đầy đủ từ Bộ Giáo dục và Đào tạo đến các Sở Giáo dục và Đào tạo.
Ngay trong các văn bản của Bộ Giáo dục và Đào tạo cũng nhấn mạnh, nhà trường tổ chức dạy thêm cho hai đối tượng, học sinh yếu để cải thiện trình độ học sinh và bồi dưỡng học sinh giỏi để đáp ứng cao hơn.
Do đó cần phải phân biệt những trường hợp nào dạy thêm cần ngăn chặn và những trường hợp nào dạy thêm là hợp pháp chứ không thể cấm tất cả các hoạt động dạy thêm.
Bởi theo thầy Khang nhìn nhận, học thêm là nhu cầu có thật của học sinh và phụ huynh, càng học lên lớp cao thì nhu cầu đó càng nhiều. Thậm chí, nhiều học sinh giỏi học thêm “thầy ta” chưa đủ thì học thêm “thầy tây”, rõ ràng, khi học sinh, phụ huynh chủ động đi học thêm phải khác với việc giáo viên dạy ở trường không đến nơi đến chốn để rồi “đẩy” học sinh phải đi học thêm chính mình – đây là tình trạng rất tệ hại, “tôi thấy xấu hổ cho ngành, cho các thầy cô bởi dân gian có câu “lành cho sạch, rách cho thơm”", thầy Khang bày tỏ.
Nhưng đừng để tình trạng tệ hại này lẫn với những nhu cầu chính đáng của học sinh, phụ huynh bởi thầy Khang biết có thầy cô giỏi nên không chỉ học sinh trường đó mà học sinh trường khác cũng muốn được kèm cặp.
Ví như có những phụ huynh năm nào cũng muốn cô A chủ nhiệm kiêm dạy Văn luôn nhưng một mình cô A chỉ dạy tối đa được 4/12 lớp trong một khối và phụ huynh phải chấp nhận điều này. Tuy nhiên, vì quá tin tưởng vào năng lực của cô A nên phụ huynh muốn cô kèm con mình ở nhà, được cô kèm là phấn khởi với cả con và cha mẹ. Đó là nhu cầu chính đáng.
Lương có tăng 20 triệu đồng/tháng, giáo viên cũng khó bỏ dạy thêm
Dạy thêm thu nhập "khủng", gấp 5 -10 lần lương, nên dù 20 triệu/tháng thì giáo viên cũng khó mà bỏ dạy thêm.
Có ý kiến cho rằng, tăng lương giáo viên 20 triệu/tháng, có lẽ chẳng giáo viên nào dạy thêm hay trả lương giáo viên từ 15 triệu/tháng như trường dân lập, giáo viên sẽ không muốn dạy thêm.
Thật ra giáo viên trường dân lập có muốn dạy thêm học sinh chính khóa cũng không dạy được, nhà trường không cho phép, học sinh được học đầy đủ trong giờ chính khóa rồi, không có nhu cầu học thêm nữa.
Giáo viên công lập dạy thêm có thu nhập cao, chủ yếu dạy học sinh chính khóa. Vì vậy, dù kêu la lương thấp nhưng vẫn "bám trụ" để dạy thêm, chứ mấy ai vì lương thấp mà bỏ nghề.
Dạy thêm thu nhập "khủng", gấp 5 - 10 lần lương, dù lương 20 triệu/tháng thì giáo viên những môn dạy thêm được như hiện nay cũng khó mà bỏ dạy thêm.
Cơ sở pháp lý nào để tăng lương cho giáo viên công lập lên 20 triệu/tháng? Ngay cả lương của nhiều lãnh đạo chủ chốt ở các đơn vị có khi cũng chỉ khoảng đó, thì sao đòi hỏi lương giáo viên tăng như vậy được.
Như vậy, bài toán về lương để giải đáp ẩn số dạy thêm, học thêm là không thể thực hiện. Vậy tại sao lương thấp nhưng người ta vẫn sẵn sáng bỏ hàng trăm triệu để chạy biên chế giáo viên?
Điều này chỉ lý giải được khi người ta biết vào biên chế sẽ dạy thêm được, thu hồi vốn đầu tư được. Như vậy động cơ vào nghề giáo là vì tiền, dạy thêm vì tiền, sống bằng dạy thêm, không sống bằng lương.
Muốn bỏ dạy thêm, phải bỏ nguồn gốc gây ra nhu cầu học thêm. Nguyên nhân tạo nhu cầu ảo về học thêm, chính là chương trình giáo dục của chúng ta quá nặng; thi cử chúng ta quá hàn lâm, xã hội quá chú trọng bằng cấp.
Giản lược chương trình đảm bảo tính vừa sức; thi cử nhẹ nhàng, chú trọng đánh giá phẩm chất, năng lực; yêu cầu thực tài, xóa bỏ chũ nghĩa bằng cấp.
Muốn có thực tài, có năng lực, có phẩm chất là phải tự học, tự học mới sáng tạo, học thêm chỉ học thuộc, học tủ, học vẹt. Nhu cầu học thêm sẽ giảm dần và biến mất.
Không có nhu cầu học thêm, dạy thêm sẽ biến mất.
Dùng điểm số ép học sinh học thêm nên xử lý thế nào? Mặc dù Bộ GD&ĐT cấm việc dạy thêm ở bậc tiểu học, cấm dạy chữ trước khi vào lớp 1, cũng như những quy định khác về dạy thêm, học thêm. Tuy nhiên, vì nhiều lý do khác nhau mà tình trạng dạy thêm, học thêm vẫn diễn ra chưa có hồi kết. Vì nhiều lý do khác nhau, học sinh hiện nay...