Tăng huyết áp, nguy cơ và biện pháp phòng ngừa
Tăng huyết áp là một trong các bệnh không lây nhiễm, có ảnh hưởng quan trọng đến sức khỏe cộng đồng. Tại Việt Nam, có 25% người trưởng thành trên 25 tuổi có tăng huyết áp, trong đó 52% không biết mình tăng huyết áp.
Ảnh minh họa
ThS. BS Bùi Hữu Minh Trí, Giám đốc Bệnh viện Tim mạch An Giang cho biết, phần lớn tăng huyết áp ở người trưởng thành không rõ nguyên nhân (tăng huyết áp nguyên phát hay vô căn), chỉ có khoảng dưới 5% các trường hợp là có nguyên nhân (tăng huyết áp thứ phát). Tăng huyết áp nguyên phát thường liên quan đến một số yếu tố nguy cơ tim mạch hoặc lối sống: gia đình, tuổi cao, béo phì, ít vận động, hút thuốc lá, đái tháo đường, ăn mặn, rối loạn lipid máu.
Triệu chứng bệnh ban đầu không rõ ràng, thường là nhức đầu, chóng mặt, nặng ngực, khó thở hoặc không có triệu chứng. Bệnh có thể diễn ra thầm lặng trong thời gian dài và gây ra các biến chứng nghiêm trọng. Tăng huyết áp la yêu tô nguy cơ chinh dân đên cac biên cô tim mach năng như: tai biến mạch máu não (xuất huyết não, nhồi máu não), biến chứng tim (nhôi mau cơ tim, thiếu máu cơ tim, suy tim), suy thân, bệnh động mạch chi va tổn thương võng mạc gây mu loa. Đột quỵ, nhồi máu cơ tim và bệnh tim do tăng huyết áp là 3 trong 20 nguyên nhân gây tử vong hàng đầu tại nước ta.
Theo BS Trí, có thể phòng ngừa tăng huyết áp bằng việc áp dụng lối sống, sinh hoạt lành mạnh, chế độ ăn hợp lý: tập thể dục, đi bộ hoặc vận động ở mức độ vừa phải, đều đặn khoảng 30-60 phút/ngày; tránh lo âu, thư giãn, nghỉ ngơi hợp lý; giảm ăn mặn, ăn nhiều rau xanh, hoa quả tươi, hạn chế mỡ động vật; hạn chế rượu, bia, không hút thuốc lá, duy trì cân nặng lý tưởng.
Video đang HOT
Khi đã được chẩn đoán tăng huyết áp thì huyết áp phải được kiểm soát theo mục tiêu: huyết áp tâm thu
BS Trí khuyến cáo, để phòng ngừa tăng huyết áp và các biến chứng tim mạch nguy hiểm, người trưởng thành cần khám sức khỏe, đánh giá các yếu tố nguy cơ, đo huyết áp định kỳ ít nhất 1 lần/năm ngay cả khi khỏe mạnh, không có triệu chứng gì. Đối với người tăng huyết áp cần hiểu rõ điều trị tăng huyết áp là lâu dài và cần thay đổi lối sống, sinh hoạt, chế độ ăn, tuân thủ uống thuốc hạ áp theo đơn của bác sĩ.
Mắc nhiều bệnh vì dinh dưỡng không hợp lý
Dinh dưỡng không hợp lý, dinh dưỡng thiếu lành mạnh là một trong những nguyên nhân chủ yếu gây gia tăng các bệnh lây nhiễm, làm thay đổi mô hình bệnh tật và tử vong ở Việt Nam, với 75% tỷ lệ tử vong là do các bệnh không lây nhiễm, trong đó đứng đầu là các bệnh tim mạch, tăng huyết áp, đái tháo đường, gout...
Ảnh minh họa.
Chế độ dinh dưỡng với bệnh không lây nhiễm
Theo thống kê, bệnh mạn tính không lây đang là nguyên nhân dẫn đến tử vong của 40 triệu người trên thế giới mỗi năm. Ở Việt Nam các bệnh không lây nhiễm đang gia tăng nhanh chóng, là nhóm bệnh có tỉ lệ tử vong cao nhất, chiếm 73% các trường hợp.
Hiện nay, quá trình công nghiệp hóa, đô thị hóa, phát triển kinh tế và toàn cầu hóa thị trường đã có những ảnh hưởng nhất định đến lối sống, chế độ ăn, tình trạng dinh dưỡng và sức khỏe của quần thể dân cư, đặc biệt là ở các nước đang phát triển. Mức sống cải thiện, thực phẩm sẵn có tràn ngập... đã làm gia tăng các hậu quả liên quan đến thay đổi lối sống và thói quen ăn uống không hợp lý, ít hoạt động thể lực và sử dụng thuốc lá thường xuyên dẫn đến sự gia tăng các bệnh không lây nhiễm.
Càng ngày càng có nhiều bằng chứng khoa học chứng minh rằng, việc thực hiện chế độ dinh dưỡng hợp lý, dinh dưỡng lành mạnh có tác động mạnh mẽ tới sức khỏe của mỗi con người trong suốt cả cuộc đời, thậm chí liên quan đến cả thế hệ sau của họ (dinh dưỡng với chu kỳ vòng đời). Hành vi ăn uống thiếu khoa học không chỉ ảnh hưởng tới sức khỏe hiện tại mà còn có thể là nguyên nhân của các bệnh như ung thư, bệnh tim mạch và đái tháo đường sau này hay không.
Đề phòng bệnh không lây nhiễm
Các bệnh không lây nhiễm có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi. Thiếu và thừa các chất dinh dưỡng đều tác động tiêu cực tới sự phát triển những căn bệnh này. Vì vậy, việc thực hiện chế độ dinh dưỡng hợp lý là rất cần thiết trong phòng bệnh không lây nhiễm.
Không có một thức ăn nào là toàn diện và có đầy đủ các chất dinh dưỡng cần thiết theo nhu cầu cơ thể. Mỗi loại thức ăn có chứa một số loại chất dinh dưỡng nhất định với tỷ lệ khác nhau, cho nên bữa ăn hàng ngày cần đa dạng và phối hợp nhiều loại thực phẩm. Các chất dinh dưỡng của các loại thực phẩm này sẽ bổ sung cho nhau và giá trị dinh dưỡng của bữa ăn sẽ tăng lên. Trong khẩu phần ăn hàng ngày nên có sự phối hợp giữa nguồn chất đạm động vật và thực vật (thịt, cá, trứng, sữa, tôm, cua, hải sản... đậu, đỗ...).
Ngoài ra, nên có cả dầu thực vật và mỡ động vật ở tỷ lệ cân đối trong khẩu phần ăn. Tăng cường ăn vừng lạc, đậu đỗ, rau xanh và hoa quả chín. Không nên ăn các thức ăn nhanh, thức ăn chế biến sẵn vì có nhiều muối/ngọt/mỡ, thức ăn có chỉ số đường huyết cao. Ăn đủ nhu cầu, cần phân chia hợp lý các bữa ăn trong ngày (tùy theo lứa tuổi, tình trạng sức khỏe, mức độ lao động); Không nên ăn mặn, sử dụng muối iod trong chế biến thức ăn; Tăng cường hoạt động thể lực phù hợp với lứa tuổi; Duy trì cân nặng ở mức "nên có".
Hiện nay, chế độ dinh dưỡng hợp lý phòng chống bệnh không lây nhiễm được khuyến nghị là: Chế độ ăn cần đủ các chất dinh dưỡng so với nhu cầu cơ thể, ăn đa dạng các loại thực phẩm, các chất dinh dưỡng ở tỷ lệ cân đối giữa nguồn gốc động vật và nguồn gốc thực vật.
Lương thực: Đầu tiên phải kể đến là nhóm ngũ cốc, là nguồn cung cấp năng lượng chính cho cơ thể hoạt động. Hiện nay trên thị trường thường bán các loại gạo trông rất trắng và đẹp mắt do quá trình xay sát kỹ nên đã làm mất đi các chất dinh dưỡng có lợi cho sức khỏe như các vitamin nhóm B nhất là vitamin B1, chất xơ... Gạo lứt là gạo không bị xay sát kỹ, vẫn còn lớp cám gạo bên ngoài hạt gạo, có chứa hàm lượng dinh dưỡng cao hơn và đã được chứng minh có tác dụng hỗ trợ trong việc kiểm soát đường huyết, để hỗ trợ dự phòng và điều trị bệnh đái tháo đường. Ngoài ra, cũng nên ăn thay đổi các loại ngũ cốc khác nhau (như khoai lang, khoai tây, ngô ...) để làm đa dạng bữa ăn và các chất dinh dưỡng, tăng cường lợi ích cho sức khỏe.
Chất đạm: Cần ăn phối hợp cả thực phẩm giàu đạm động vật từ các loài gia súc, gia cầm, hải sản và đạm thực vật từ các loại đậu, đỗ... Nên ăn thức ăn giàu đạm với tỉ lệ cân đối giữa nguồn đạm động vật và thực vật, tăng cường ăn đậu phụ và cá. Các loại thịt đỏ (như thịt lợn, thịt bò ...) có nhiều sắt giúp phòng chống thiếu máu thiếu sắt, đặc biệt quan trọng đối với trẻ nhỏ, phụ nữ có thai và phụ nữ trong tuổi sinh đẻ. Tuy nhiên, chỉ nên ăn lượng vừa phải, vì ăn nhiều thịt đỏ lại làm tăng nguy cơ mắc các bệnh tim mạch, ung thư, gout...
Chất béo: Cần đảm bảo một tỉ lệ cân đối giữa nguồn chất béo động vật (mỡ lợn, mỡ gà,...) và chất béo thực vật (dầu, đậu tương, vừng, lạc...). Nên giữ trong khẩu phần hàng ngày ít nhất là 40% chất béo thực vật, chất béo động vật không nên vượt quá 60%, nên ăn phối hợp cả mỡ động vật và dầu thực vật, không nên thay thế hoàn toàn mỡ động vật bằng các chất béo thực vật. Dầu, mỡ để rán chỉ dùng một lần rồi đổ bỏ; hạn chế ăn đồ nướng vì làm tăng nguy cơ gây ung thư.
Rau và quả chín: Tổ chức Y tế thế giới khuyến cáo nên ăn ít nhất 400 gam rau, quả mỗi ngày có tác dụng phòng chống các bệnh mạn tính liên quan đến dinh dưỡng như các bệnh tim mạch, ung thư dạ dày và ung thư đại trực tràng. Những người thừa cân, béo phì, rối loạn glucose máu, đái tháo đường nên lưu ý hạn chế các loại quả chín ngọt và nhiều năng lượng như chuối, xoài, mít, vải...
Theo kinhtedothi
Người Việt lười vận động và những mối nguy sức khoẻ nhìn thấy trước mắt Việt Nam là một trong 10 nước có tỷ lệ người dân lười vận động nhất thế giới. Thiếu vận động thể lực là một trong những yếu tố nguy cơ gây các bệnh không lây nhiễm như tăng huyết áp, tiểu đường, ung thư... Tăng cường vận động thể lực sẽ làm thay đổi cuộc sống của bạn. Gần 30% dân số...