Tăng cường ứng dụng công nghệ trong giảng dạy tiếng Anh tại Việt Nam
Hội thảo quốc tế VietTESOL 2020 được cho là cơ hội lớn giúp cho giáo viên, giảng viên, các nhà nghiên cứu có nhiều bài học kinh nghiệm trong việc ứng dụng công nghệ nhiều hơn nữa vào công tác giảng dạy tiếng Anh một cách tốt nhất và hiệu quả nhất.
TS. Trần Trọng Hưng – Phó Trưởng ban Ban Quản lý Đề án Ngoại ngữ Quốc gia phát biểu tại Hội thảo. Ảnh L.H
Với mục tiêu là xây dựng diễn đàn chuyên môn năng động, kết nối giáo viên, giảng viên, các nhà nghiên cứu và các nhà quản lý nhằm phát triển cộng đồng giảng dạy tiếng Anh, thúc đẩy công tác nghiên cứu, thực hành giảng dạy tiếng Anh tại Việt Nam một cách tích cực và đa dạng.
Ngày 15-16.10.2020, Hội thảo quốc tế VietTESOL 2020 với chủ đề Đổi mới và Toàn cầu hoá “Innovation and Globalization” do Đề án Ngoại ngữ Quốc gia phối hợp với Phân hội Giảng dạy và Nghiên cứu tiếng Anh Việt Nam (Phân hội VietTESOL) và Trường Đại học Ngoại ngữ, Đại học Đà Nẵng đồng tổ chức.
TS. Trần Trọng Hưng – Phó Trưởng ban Ban Quản lý Đề án Ngoại ngữ Quốc gia chia sẻ: Hội thảo quốc tế VietTESOL với chủ đề “Đổi mới và Toàn cầu hóa” được Trường Đại học Ngoại ngữ – Đại học Đà Nẵng tổ chức năm 2020 là sự kiện vô cùng đặc biệt trong hoàn cảnh đặc biệt của dịch bệnh COVID-19, hứa hẹn mang lại thành công lớn và gây được tiếng vang,
Hội thảo đã thu hút được sự quan tâm tham gia của các đại biểu trong và ngoài nước. Sự kiện được kỳ vọng là một diễn đàn nâng cao chất lượng chuyên môn giảng dạy tiếng Anh, nâng cao năng lực ngoại ngữ, khuyến khích bồi dưỡng thường xuyên, nâng cao chất lượng dạy, học và nghiên cứu để cải thiện chất lượng nguồn nhân lực cho Việt Nam.
“Hội nghị sẽ tạo cơ hội tuyệt vời cho các giáo viên, giảng viên và chuyên gia quốc tế giới thiệu các giải pháp, các phương pháp tiếp cận mới và hiện đại nhằm đổi mới chương trình dạy tiếng Anh, phương pháp giảng dạy, kiểm tra và đánh giá, phát triển chuyên môn, công nghệ giảng dạy ngôn ngữ và học tập.”
Video đang HOT
Trao quyền đăng cai Hội thảo VietTESOL 2021 cho Trường Đại học Vinh. Ảnh LH
Hội thảo đã thu hút sự tham gia của hơn 600 đại biểu trong và ngoài nước, là các chuyên gia, nhà khoa học, giảng viên các trường đại học, cao đẳng và giáo viên tiếng Anh phổ thông.
Điều này thực sự cho thấy đây là một Hội thảo quốc tế dành cho các giáo viên, nhà nghiên cứu, nhà quản lý và những người đam mê tiếng Anh, là sân chơi học thuật để trao đổi và chia sẻ những ý tưởng, suy nghĩ, kinh nghiệm và nguồn lực.
Đồng thời, là cơ hội để các học viên, nhà nghiên cứu trong nước cũng như nước ngoài trong lĩnh vực giảng dạy tiếng Anh kết nối, chia sẻ những kiến thức mới trong việc giảng dạy và nghiên cứu, xây dựng một cộng đồng thực hành vững mạnh.
Ứng dụng công nghệ mùa nhập học: Lợi đôi đường
Thời điểm này, các trường đại học đang căng mình đón tân sinh viên làm thủ tục nhập học. Để giảm tải và tạo điều kiện thuận lợi cho sinh viên, nhiều trường đã không ngừng ứng dụng thành tựu của công nghệ vào các khâu trong quá trình nhập học.
Chuyên viên của Trường ĐH Tài chính - Marketing hỗ trợ tân sinh viên làm thủ tục trực tuyến.
Đẩy mạnh giao dịch trực tuyến
Do ảnh hưởng của dịch Covid-19, cũng như giảm các thủ tục hành chính rườm rà trong khâu hoàn thiện hồ sơ học tập, thủ tục nhập học, năm học này nhiều trường đại học không ngừng làm mới mình, đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin (CNTT) để hỗ trợ sinh viên tốt nhất.
Các đơn vị như ĐHQG TPHCM và Trường ĐH Tài chính - Marketing, ĐH Quốc tế Hồng Bàng, ĐH Kinh tế TPHCM... đều cho sinh viên khai báo hồ sơ, thủ tục nhập học bằng hình thức trực tuyến để xác nhận nhập học trước khi giấy báo điểm thi tốt nghiệp THPT gửi về (xét theo dấu bưu điện), giúp sinh viên ở xa, ảnh hưởng bão lũ xác nhận nhập học không bị muộn, lỡ. Đặc biệt, Trường ĐH Kinh tế TPHCM ngoài việc cho hoàn thiện hồ sơ nhập học thông qua hình thức online, gửi ảnh thẻ (làm thẻ sinh viên) bằng online, còn cho thí sinh nộp học phí thông qua hình thức chuyển khoản.
Tương tự, hướng đến mục tiêu không sử dụng tiền mặt cho các thanh toán phí thường xuyên trong quá trình học tập, từ năm học 2020 - 2021, KTX ĐHQG TPHCM hỗ trợ sinh viên tài khoản BIDV có tích hợp các ứng dụng thanh toán trực tuyến để tân sinh viên, cũng như sinh viên cũ chủ động thanh toán các khoản như tiền KTX, BHYT, học phí.... thông qua cổng dịch vụ chung.
Ông Ngô Văn Hải - Phó Giám đốc Trung tâm Quản lý KTX ĐHQG TPHCM cho biết: Việc KTX mở tài khoản cho sinh viên, cũng như triển khai phần mềm thanh toán online xuất phát từ những tiện ích vô cùng lớn của CNTT, giao dịch thương mại và thanh toán điện tử.
"Khi sinh viên kết nối thẻ và giao dịch trực tuyến, nhiều thủ tục trực tiếp (thu học phí, tiền KTX, BHYT, phí dịch vụ...) được tiết giảm, qua đó vừa tiết kiệm thời gian cho sinh viên vừa giúp đơn vị giảm áp lực cũng như tiết kiệm trong bố trí nhân sự" - ông Hải nói.
Tân sinh viên làm thủ tục nhập học vào Trường ĐH Tài chính - Marketing.
Trải nghiệm tiện ích trên nền tảng công nghệ
Ngoài việc hỗ trợ tân sinh viên về thủ tục nhập học trực tuyến, không ít trường còn đẩy mạnh ứng dụng các thành tựu của công nghệ trong giao dịch trực tuyến và thương mại điện tử để mang lại giá trị tiện ích tốt nhất cho sinh viên.
Nổi bật nhất trong các ứng dụng thành tựu công nghệ trong việc hỗ trợ tân sinh viên chính là tiện ích thẻ đa năng, ứng dụng tìm phòng trọ được các trường tích cực triển khai.
Trường ĐH Kinh tế TPHCM từ khóa học K44 (năm 2018) đến nay sinh viên được nhà trường triển khai miễn phí thẻ tích hợp nhiều chức năng. Ngoài là một thẻ sinh viên với đầy đủ thông tin cá nhân, mã số sinh viên, mã quét QR, thẻ đa năng còn có thể sử dụng như một thẻ ATM của ngân hàng với phương thức thanh toán rút, chuyển tiền trực tuyến giúp sinh viên có thể đóng học phí, tiền KTX... một cách dễ dàng.
Theo ông Huỳnh Thúc Định - Phó Giám đốc Trung tâm Hỗ trợ sinh viên, Trường ĐH Kinh tế TPHCM, việc tích hợp các ứng dụng và tiện ích thanh toán thông qua thẻ đa năng không chỉ mang đến sự tiện lợi, chủ động mà còn giúp sinh viên tiết giảm nhiều thời gian cho các thao tác, thủ tục cần có như ngày xưa.
Tương tự các giải pháp giao dịch và thanh toán trực tuyến mà sinh viên Trường ĐH Kinh tế TPHCM đang được trải nghiệm, sinh viên nhiều trường đại học khác như Văn Lang hay ĐH Sư phạm Kỹ thuật TPHCM đã và đang xây dựng nhiều chương trình có tích hợp công nghệ hiện đại để sinh viên thụ hưởng dịch vụ thuận lợi và tốt hơn.
Ngoài việc trực tiếp đi "săn" tìm nhà trọ để hỗ trợ tân sinh viên, các trường còn phối hợp với nhiều đơn vị, cá nhân xây dựng App tìm kiếm phòng trọ trên nền tảng IoT để giúp các em có thể tương tác, dễ dàng tìm kiếm phòng trọ phù hợp với nhu cầu và vị trí mình mong muốn.
Thạc sĩ Nguyễn Thị Xuân Dung - Phó Trưởng phòng Tuyển sinh & Truyền thông, Trường ĐH Công nghệ TPHCM, nhìn nhận việc đẩy mạnh ứng dụng công nghệ trong các hoạt động hỗ trợ tân sinh viên không chỉ giúp các em bớt bỡ ngỡ trong ngày đầu xa gia đình, quan trọng hơn còn mang đến sự hài lòng, tính tiện lợi trong các giao dịch, thanh toán, thủ tục hồ sơ.
Những cách làm bài kiểm tra học kỳ theo quy định mới Bài kiểm tra học kỳ 1 không chỉ là học sinh ngồi trong phòng học, hoàn thành các câu hỏi kiểm tra kiến thức mà có thể thực hiện dự án học tập ngoài nhà trường hay trả lời câu hỏi trên ứng dụng công nghệ. Học sinh Trường THPT Lê Quý Đôn (Q.3, TP.HCM) thực hiện một dự án về môn lịch...